2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Investment and Development of Vietnam, tên viết tắt là BIDV. Ngân hàng Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nƣớc hạng đặc biệt và là ngân hàng đƣợc thành lập sớm nhất ở Việt Nam (năm 1957 – thời điểm đất nƣớc tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc).
Những sự kiện chính trong lịch sử hình thành và phát triển của BIDV :
- 1957 – 1980 : Ngân hàng đƣợc thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài Chính. Sự ra đời của ngân hàng gắn liền với nhiệm vụ do Đảng và Nhà nƣớc giao lúc bấy giờ là cấp phát và quản lý vốn Ngân sách đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản, nhằm khôi phục kinh tế miền Bắc sau khi hoà bình lập lại.
- 1981 – 1989 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Nhiệm vụ chính thời kỳ này là cấp phát, cho vay và quản lý vốn ngân sách cho tất cả lĩnh vực kinh tế.
- 1990 – 1994 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trƣớc gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.
- 1995 – 2000 : Chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn về Tổng Cục Đầu tƣ Phát triển và thực hiện chức năng của một NHTM đa ngành nghề; khẳng định đƣợc vị trí NHTM hàng đầu của Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa với danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
- Từ năm 2001 đến nay : Là NHTM đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001:2000. Là Ngân hàng đầu tiên đƣợc xếp hạng tín nhiệm chính thức bởi tổ chức định hạng nổi tiếng quốc tế Moody’s, qua đó khẳng định vai trò tiên phong đi đầu
- 21 -
trong việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Và hiện nay BIDV đang tiếp tục triển khai Đề án cơ cấu lại và Dự án hiện đại hoá Ngân hàng do WB tài trợ với mục tiêu phát triển thành một tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng, hoạt động ngang tầm với các Ngân hàng trong khu vực vào năm 2010.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sau 53 năm hoạt động, BIDV đã phát triển đƣợc một mạng lƣới rộng khắp 64 Tỉnh, thành phố với 108 Chi nhánh và Sở giao dịch; 312 phòng giao dịch, 109 Quỹ tiết kiệm, đồng thời thành lập các Công ty tài chính, góp vốn liên doanh...
Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là phát triển mô hình tổ chức giai đoạn 2007 – 2010 theo Đề án Hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá. Năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của khối ngân hàng. Theo đó, Trụ sở chính đƣợc phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lƣới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế toán và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh đƣợc sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới đƣợc vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.
Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệ thống cũng đã liên tục đƣợc củng cố, tăng cƣờng, phù hợp với mô hình tổ chức và yêu cầu phát triển mới. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển đã xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Đề án cổ phần hóa BIDV đã trình và đƣợc Chính phủ chấp thuận. Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc phát hành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2.
Đƣợc sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hình thành Tập đoàn Tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tƣ Tài chính trình Thủ tƣớng xem xét và quyết định..
- 22 -
SƠ ĐỒ 2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BIDV
NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- Hội đồng quản trị
- Ban Kiểm soát
- Ban Tổng giám đốc - 24 Ban trực thuộc KHỐI CÔNG TY KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI LIÊN DOANH, GÓP VỐN CP CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)
SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH KHỐI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VID-PUBLIC ( MALAYSIA) CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II (BLC II)
TRUNG TÂM ĐÀO
TẠO (BTC) 107 CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH III NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC) VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA
( NGA ) CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN (BAMC) VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN MIỀN NAM
CÔNG TY LIÊN DOANH QUẢN LÝ ĐẦU TƢ BIDV-VP (USD) CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC) VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN TẠI CAMBODIA CÔNG TY LIÊN DOANH THÁP BIDV (SINGAPORE) VĂN PHÕNG ĐẠI DIỆN TẠI MYANMA
CÁC ĐƠN VỊ CÓ VỐN GÓP CỔ PHẦN
- 23 -
2.1.3 Kết quả hoạt động của BIDV những năm gần đây
* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao
Là một trong số những NHTMQD đầu tiên của Việt Nam, với lợi thế đi đầu, qua 53 năm hình thành và phát triển, đến nay BIDV đã có vị thế nhất định trong toàn ngành, tốc độ tăng trƣởng năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.
Đến 31 12 2009, tổng tài sản của BIDV đạt 300.000 tỷ đồng; Dƣ nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lƣợng đều đạt và vƣợt chuẩn quốc tế.
BẢNG 2.1: SỐ LIỆU TĂNG TRƢỞNG CỦA BIDV TỪ 2005 - 2009 Đơn vị: tỷ đồng,% Chỉ tiêu\ năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng Tài sản 117.976 158.165 201.382 242.316 292.198 Vốn CSH 3.150 4.428 8.405 9.969 13.977 Tín dụng 79.383 93.453 126.616 154.176 189.979 Huy động 85.747 106.496 138.233 166.291 188.828 ROE 3,65% 12,77% 20,74% 17,86% 21,04% ROA 0,1% 0,34% 0,80% 0,73% 0,94%
Lợi nhuận trƣớc thuế 296 650 2.103 2.142 3.196
(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009)
BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tƣ phát triển bằng việc triển khai các thoả thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của đất nƣớc.
* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nƣớc và hƣớng tới đối tƣợng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tập trung hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.
- 24 -
* Lành mạnh hóa tài chính: BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. BIDV là Ngân hàng thƣơng mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đƣợc NHNN công nhận.
* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhƣ: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; Tăng cƣờng công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM
Năm 2009, BIDV đứng đầu ICT Việt Nam Index (chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong Top 10 CIO tiêu biểu của khu vực Đông Dƣơng
* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tƣơng xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đƣa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội.
Với mục tiêu phát triển mạng lƣới, kênh phân phối để tăng trƣởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thƣơng hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
* Về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tƣơng đối đồng
- 25 -
bộ, đồng thời tạo ra môi trƣờng làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích đƣợc sức sáng tạo của các thành viên…
* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới: Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn nhƣ World Bank, ADB, JBIC, NIB….
Thực hiện chiến lƣợc đa phƣơng hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trƣờng, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tƣ BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Công ty quản lý quỹ đầu tƣ tại Hồng Kông và đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc, Hoa Kỳ.v.v
* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân viên BIDV xây dựng, bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử , quy chuẩn đạo đức là kim chỉ nam cho hoạt động.
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV 2.2.1 Phân tích các yếu tố nội bộ của BIDV
2.2.1.1 Thực trạng về năng lực Tài chính
Vốn chủ sở hữu
Với tốc độ tăng trƣởng nhanh, liên tục, đến 31.12.2009, vốn chủ sở hữu của BIDV đạt 13.977 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 779 triệu USD và tăng 40% so với 2008, đƣa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng lên 4,8% năm 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng chuẩn bị cho lộ trình cổ phần hoá năm 2011.
- Những hạn chế
Với mức vốn chủ sở hữu của BIDV tính đến 31 12 2009 ƣớc khoảng 779 triệu USD, là một trong những NHTM có quy mô vốn cao trong hệ thống các NHTM Việt Nam nhƣng nếu so với những ngân hàng lớn trên thế giới có tổng vốn sở hữu hàng chục tỷ USD nhƣ CitiGroup, HSBC Holdings… thì còn quá nhỏ bé. (Xem Phụ lục 4)
Tiềm lực tài chính yếu sẽ là một thách thức đối với NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng khi phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng 100% vốn
- 26 -
nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập tại Việt Nam kể từ ngày 01 04 2007 và khi mà các hạn chế tiếp cận thị trƣờng, hạn chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dần dần dƣợc dỡ bỏ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.
Vốn tự có
Vốn tự có của BIDV liên tục gia tăng kể từ 2005. Cuối 2009 VTC là 18.980 tỷ đồng. Đến 30 tháng 6 năm 2010 vốn tự có đã là 25,658 tỷ đồng. Đây là điều kiện tốt để BIDV thực hiện thành công cổ phần hoá trong năm 2011.
BẢNG 2.2: CƠ CẤU VỐN TỰ CÓ BIDV 2005- 2009
Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn tự có 6,499 10,838 14,880 16,440 18,980 Vốn cấp 1 6,411 7,489 11,479 13,109 18,327 Trong đó vốn điều lệ 3,971 4,077 7,699 8,756 10,597 Vốn cấp 2 124 3,524 4,165 4,709 4,932
(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009)
CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu
Những kết quả tăng vốn trên góp phần đƣa hệ số CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng tính theo báo cáo tài chính quốc tế đạt mức 7,55% theo tiêu chuẩn IFRS và theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53% (quy định tối thiểu của NHNNVN là 8%).
BẢNG 2.3 CHỈ SỐ CAR CỦA BIDV TỪ 2005 – 2009
Đơn vị : %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Chỉ số CAR (%) theo IFRS 3,36% 5,9% 6,7% 6,62% 7,55%
(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009)
Hạn chế:
Hệ số CAR theo IFRS là 7,55% tăng mạnh so với 2008. Tuy nhiên xu hƣớng chung trên thế giới là phải nâng hệ số này cao hơn nữa. Nhiều nƣớc trong khu vực đã đạt 12% từ lâu và chƣa dừng ở đây, còn ở các nƣớc phát triển còn khuyến nghị cao
- 27 -
hơn, tiêu chuẩn Basel II đặt ra mức là 15% ( Trích bài phỏng vấn Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 24-04-2010 về ảnh hưởng của Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và áp lực tăng vốn điều lệ tại Nghị định 141). Vì vậy, việc nâng chỉ số CAR đang là bài toán cấp bách đặt ra cho BIDV trong giai đọan hiện nay.
2.2.1.2 Nguồn nhân lực
Với mạng lƣới kinh doanh lớn thứ 2 sau Agribank, cùng yêu cầu của việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, BIDV đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ cán bộ ở các vị trí, các bộ phận. Tổng số cán bộ của BIDV đến ngày 31 12 2009 là 14.134 ngƣời , Phân loại:
- Trình độ đào tạo chuyên môn:
+ Tiến sỹ, thạc sỹ: 659 cán bộ, tỷ lệ 4,66%. + Đại học: 11.259 cán bộ, tỷ lệ 79,66% + Cao đẳng, Trung cấp: 1.247 cán bộ, tỷ lệ 8,82%
+ Khác: 970 cán bộ, tỷ lệ 6,86%
- Trình độ đào tạo ngoại ngữ:
+ Trình độ ngoại ngữ C trở lên: 7.285 cán bộ, tỷ lệ 51,54%. + Trình độ B và tƣơng đƣơng: 3.738 cán bộ, tỷ lệ 26,45%. + Trình độ A trở xuống: 3.109 cán bộ, tỷ lệ 22%.
(Nguồn Ban Tổ chức cán bộ BIDV Việt Nam )
Cùng việc trẻ hóa cán bộ tuổi đời bình quân năm 2009 là 32,7 (năm 2008 là 33) và có 56,1% cán bộ dƣới 30 tuổi, đội ngũ cán bộ BIDV năm qua cũng có tiến bộ đáng kể trên cả 02 bình diện: Bằng cấp và năng lực thực tế. Số cán bộ có trình độ đại