Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 39 - 41)

Với mạng lƣới kinh doanh lớn thứ 2 sau Agribank, cùng yêu cầu của việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, BIDV đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ cán bộ ở các vị trí, các bộ phận. Tổng số cán bộ của BIDV đến ngày 31 12 2009 là 14.134 ngƣời , Phân loại:

- Trình độ đào tạo chuyên môn:

+ Tiến sỹ, thạc sỹ: 659 cán bộ, tỷ lệ 4,66%. + Đại học: 11.259 cán bộ, tỷ lệ 79,66% + Cao đẳng, Trung cấp: 1.247 cán bộ, tỷ lệ 8,82%

+ Khác: 970 cán bộ, tỷ lệ 6,86%

- Trình độ đào tạo ngoại ngữ:

+ Trình độ ngoại ngữ C trở lên: 7.285 cán bộ, tỷ lệ 51,54%. + Trình độ B và tƣơng đƣơng: 3.738 cán bộ, tỷ lệ 26,45%. + Trình độ A trở xuống: 3.109 cán bộ, tỷ lệ 22%.

(Nguồn Ban Tổ chức cán bộ BIDV Việt Nam )

Cùng việc trẻ hóa cán bộ tuổi đời bình quân năm 2009 là 32,7 (năm 2008 là 33) và có 56,1% cán bộ dƣới 30 tuổi, đội ngũ cán bộ BIDV năm qua cũng có tiến bộ đáng kể trên cả 02 bình diện: Bằng cấp và năng lực thực tế. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 84,3%, tăng 2,1% so với năm 2008.

Về công tác tuyển dụng BIDV đã đƣa ra các định hƣớng, chính sách đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng. Năm 2009, BIDV đã tuyển dụng đƣợc 1.400 cán bộ trẻ có trình độ năng lực phẩm chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới.

Trong năm 2009, BIDV đã tổ chức đƣợc 218 khóa, với tổng số 14.676 lƣợt cán bộ, trong đó các nội dung đào tạo trọng tâm gồm: Quản trị điều hành ngân hàng cấp trung và cơ sở; kỹ năng nghiệp vụ trong đó tập trung đào tạo kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và đào tạo các nội dung chuyển đổi khác theo mô hình TA2); đồng

- 28 -

thời đã cử 665 lƣợt cán bộ đi đào tạo và tham gia các chƣơng trình đào tạo, hội thảo do các cơ sở đào tạo, đối tác bên ngoài tổ chức.

Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: những năm gần đây công tác quy hoạch, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại cán bộ đã đƣợc Ban lãnh đạo BIDV đặc biệt quan tâm và chỉ đạo triển khai chu đáo, chặt chẽ; đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định từ khâu quy hoạch, bồi dƣỡng đào tạo sau quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, mạnh dạn tin tƣởng giao nhiệm vụ cho cán bộ trẻ nên đến nay cán bộ lãnh đạo các cấp BIDV đã đáp ứng tƣơng đối về số lƣợng và từng bƣớc đảm bảo về chất lƣợng phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành trong hệ thống

Về đãi ngộ và khen thƣởng: BIDV thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động. Những năm qua, BIDV luôn đảm bảo mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động năm sau cao hơn năm trƣớc.

Những hạn chế

+ Chính sách tuyển dụng chƣa thực sự thu hút đƣợc ngƣời tài, vẫn còn tình trạng con ông cháu cha hay vẫn có chính sách ƣu tiên tuyển dụng con em trong ngành. Bên cạnh đó, BIDV vẫn chƣa có đƣợc chiến lƣợc tuyển dụng bài bản và lâu dài; quá trình tuyển dụng mang tính nhất thời và thụ động. Các tiêu chí tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp, dựa trên kết quả bài thi nặng về lý thuyết kết hợp với phỏng vấn kinh nghiệm của ứng cử viên, chƣa có sự kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá.

+ Công tác bố trí lao động và bố trí phòng ban : chƣa kịp thời và phù hợp, dẫn đến tình trạng một số phòng, ban có số lƣợng nhân viên ít nhƣng khối lƣợng công việc nhiều, áp lực công việc cao hoặc ngƣợc lại làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc; chƣa thiết lập đƣợc các Phòng Ban Bộ phận quan trọng trong cả hệ thống BIDV nhƣ Tiếp thị chuyên nghiệp, R&D.. để đề ra các chiến lƣợc quảng bá và phát triển các sản phẩm dịch vụ của BIDV một cách chuyên nghiệp.

+ Cho đến nay BIDV vẫn chƣa có chƣơng trình đào tạo và đào tạo lại bài bản dành cho các nhân viên làm việc hơn (> 1 năm) để trau dồi thêm nghiệp vụ.

+ BIDV thực hiện phân phối lƣơng hàng tháng theo hệ thống thang, bảng lƣơng nhà nƣớc và lƣơng kinh doanh theo hệ thống bảng lƣơng kinh doanh của BIDV:

- 29 - - Lƣơng cơ bản :

LCB = (Hcb + Hpc) x Lmin Trong đó:

Hcb: hệ số lƣơng cơ bản của cán bộ

Hpc: hệ số phụ cấp lƣơng (nếu có)

Lmin: mức lƣơng tối thiểu chung của nhà

nƣớc

- Lƣơng kinh doanh :

LKD = Hđc1 x Hkd x Hđc2 x Lmin Trong đó:

Hđc1: hệ số điều chỉnh của đơn vị

Hkd: hệ số lƣơng kinh doanh của cán bộ

Hđc2: hệ số điều chỉnh theo kết quả hoàn thành công việc

Việc áp dụng chế độ lƣơng nhƣ vậy vƣớng phải những hạn chế sau:

- Mặc dù đã xây dựng bảng lƣơng kinh doanh cho cán bộ lãnh đạo nhƣng chƣa có sự khác biệt về tiền lƣơng giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau, tính chất công việc khác nhau, chƣa phân biệt lao động giản đơn và phức tạp.

- Việc xếp lƣơng, nâng bậc lƣơng kinh doanh theo thâm niên công tác tƣơng tự lƣơng cơ bản, chƣa căn cứ vào hiệu quả công việc.

- Chƣa có cơ chế trích lập quỹ khuyến khích cũng nhƣ chƣa xây dựng cơ chế phân phối quỹ khuyến khích dẫn tới việc sử dụng quỹ khuyến khích chƣa đúng mục đích, chƣa động viên các cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có nhiều đóng góp, mang lại hiệu quả cao cho đơn vị, đặc biệt là cán bộ trẻ.

- Cơ chế đánh giá công việc của nhân viên theo các mức A, B, C vẫn dựa trên yếu tố định tính hơn là định lƣợng nên không đánh giá đƣợc chính xác mức độ công việc của từng cá nhân nên không tạo động lực phấn đấu trong công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)