Vị thế của BIDV trong hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 67)

Trong hệ thống NHTM, BIDV đang có một vị thế tƣơng đối tốt – hơn 10% toàn ngành, điều này có thể nhận thấy qua tỷ trọng thị phần đứng thứ 2 chỉ sau

- 56 -

Agribank ở quy mô tổng tài sản 13,43% và hai mảng hoạt động chính là huy động 11,7% và cho vay chiếm 12,2%, tỷ trọng lợi nhuận sau thuế xếp thứ 4 với 10,60% . (Xem Phụ lục 11, 12)

Cơ cấu thu nhập của BIDV ngày càng phù hợp với xu hƣớng chung của các Ngân hàng hiện đại, tiên tiến trên thể giới, đó là giảm đầu tƣ lĩnh vực nhiều rủi ro, tăng đầu tƣ ở những lĩnh vực có lợi nhuận cao và ít rủi ro. (thu hoạt động phi lãi 30%, trong đó từ dịch vụ 14%).

Với những nổ lực quyết liệt nâng cấp công nghệ và trình độ CNTT liên tục từ 2007 đến nay, khả năng bắt kịp các NHTMCP hàng đầu về công nghệ và sản phẩm dịch vụ là điều có thể thực hiện đƣợc.

Tuy nhiên, những điểm yếu của BIDV cần kịp thời khắc phục còn nhiều. Cơ cấu dƣ nợ trung dài hạn còn cao (46,57%), cùng tỷ lệ huy động trên cho vay thấp (0,94%) đã dẫn đến hệ số an toàn vốn kém (CAR năm 2009 là 7,55% ; tiêu chuẩn của NHNN là 8%). Vì vậy BIDV rất cần thiết có nhiều biện pháp để tăng nguồn huy động, mở rộng tăng cƣờng các sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ nợ xấu còn cao trong khối NHTM (2,83%), BIDV cần phải có lộ trình cụ thể để triệt để xử lý nợ xấu, đồng thời cơ cấu lại tín dụng theo hƣớng bền vững.

Nguồn nhân lực đông đảo chƣa phát huy hết tiềm năng hiện có, muốn có sự đồng bộ về chất lƣợng và tác phong công nghiệp cần có kế hoạch dài hạn để thay đổi từ quan điểm đến hành động. Cũng nhƣ phải tạo đƣợc văn hoá BIDV với bản sắc riêng, thể hiện sự đồng bộ ở mỗi cán bộ nhân viên.

- 57 -

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Ở chƣơng này, vận dụng cơ sở lý thuyết chƣơng 1 để phân tích, luận văn đã phát hoạ một bức tranh toàn cảnh ngành NH Việt Nam, trong đó, hình ảnh thực trạng của BIDV đƣợc làm rõ nét với những điểm chính sau:

Một là, tiềm lực tài chính: đƣợc cải thiện rõ rệt, tổng vốn tự có chỉ tƣơng đƣơng với một ngân hàng mức khá trong khu vực.

Hai là, khả năng sinh lời: tỷ lệ lãi ròng so với vốn tự có (ROE) và tỷ lệ lãi trên tài sản cố định (ROA) vẫn ở mức thấp so với những NHTMCP.

Ba là, độ an toàn tài chính: tỷ lệ nợ xấu dù đã cố gắng hạ xuống 2,8%, nhƣng vẫn là mức cao so với các NH khác; tỷ trọng vốn tự có trên tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro của toàn hệ thống chƣa đạt đƣợc 8%, là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Bốn là, uy tín, thị phần: BIDV là một trong bốn NHTMQD giữ vai trò chủ đạo trên thị trƣờng ngân hàng, nhất là những dịch vụ sản phẩm liên quan đến đầu tƣ dự án, nhƣng thị phần hiện nay đang có xu hƣớng giảm sút, là tình hình chung của khối NHTMQD khi chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ trong xu hƣớng hội nhập.

Năm là, trình độ công nghệ: Quá trình hiện đại hoá công nghệ của BIDV ngày càng khởi sắc; tuy nhiên, việc triển khai còn chậm và còn kém so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Sáu là, chất lƣợng nguồn nhân lực: Phần lớn các cán bộ hiện nay chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, tính chuyên nghiệp chƣa cao, đặc biệt là trong kỹ năng quản lý, điều hành và trình độ ngoại ngữ và quản trị công nghệ hiện đại còn thấp.

Ngoài ra, đề tài cũng đã cho thấy những yếu tố nội tại mà BIDV đang vận hành với những điểm mạnh yếu, năng lực lõi của BIDV. Và từ những số liệu và thông tin thu thập đƣợc qua phân tích chỉ tiêu và qua điều tra bảng câu hỏi, luận văn thiết lập một Ma trận cạnh tranh để thấy rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV so với các NHTMQD khác là VCB, ICB , Agribank và ACB là 4 đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Qua đó đã cho thấy rõ thêm vị thế hiện tại của BIDV. Đây là cơ sở đề ra những giải pháp ở Chƣơng 3.

- 58 -

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 3.1 XU HƢỚNG VÀ DỰ BÁO VỀ NHU CẦU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG ĐẾN 2015 2 .

- Do tỷ lệ sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn thấp, các ngân hàng có tiềm năng to lớn để cung cấp dịch vụ này. Bên cạnh đó, cải cách kinh tế và quá trình mở cửa sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trƣờng tiềm năng này thông qua việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế và thu nhập của ngƣời dân.

- Trong thời gian tới, các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh sẽ CPH, tiếp tục là nguồn huy động tiền gửi và phân bổ tín dụng chính.

- Cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt hơn trong hệ thống ngân hàng có thể dẫn tới sự thất bại và sụp đổ của một số ngân hàng, gây bất ổn hệ thống nếu nhƣ không có chiến lƣợc và khuôn khổ xử lý phá sản phù hợp.

Nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng tiếp tục tăng trƣởng mạnh mẽ trong những năm tới nhờ các yếu tố sau:

- BMI dự báo 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ phục hồi với mức tăng 5,4%, 2011 là 6,2%, trong 5 năm tới xuất khẩu sẽ tăng bình quân là 7,3% năm còn nhập khẩu là 5,9%. 3

- Nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng sẽ tăng trƣởng mạnh mẽ nhờ tiềm năng của thị trƣờng Việt Nam. Hiện nay mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng mới khá thấp, chỉ 15% dân số sử dụng tài khoản ngân hàng.

- Những thay đổi trong cơ cấu dân số, tăng trƣởng dân số (đặc biệt tại khu vực thành thị), số lƣợng các khu vực công nghiệp và khu đô thị mới ngày càng tăng sẽ làm tăng đáng kể số lƣợng các doanh nghiệp và cá nhân, do đó tăng nhu cầu với dịch vụ ngân hàng.

2 Nguồn : Báo cáo “Chiến lƣợc tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và định hƣớng tới năm 2025” của thuộc hoạt động SERV-2A1 trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Thƣơng mại Đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) và đƣợc viết bởi một nhóm các chuyên gia quốc tế và chuyên gia Việt Nam

3

- 59 -

- Số lƣợng Việt kiều, công nhân Việt Nam ở nƣớc ngoài tăng lên, do đó nhu cầu gửi kiều hối (ngoại tệ) và các dịch vụ thanh toán khác qua ngân hàng có xu hƣớng tăng nhanh chóng.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam đã dần tăng lên, dẫn tới nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng cũng tăng.

- Hợp tác kinh doanh và đầu tƣ giữa các đối tác Việt Nam và nƣớc ngoài ngày càng phát triển. Số lƣợng các doanh nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới, giúp thúc đẩy nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng.

- Cơ sở hạ tầng tốt hơn, đặc biệt là dịch vụ viễn thông, sẽ thúc đẩy đổi mới đối với các tiện ích ngân hàng và do đó góp phần thúc đẩy tăng trƣởng dịch vụ ngân hàng. Kết quả một cuộc khảo sát 4 về dịch vụ ngân hàng thực hiện đối với cả khách hàng tƣ nhân và khách hàng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh do Tạp chí Marketing Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy:

- Đối với ngƣời tiêu dùng cá nhân: 51,7% ngƣời đƣợc khảo sát (chủ yếu là ngƣời gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn và vô kỳ hạn) có nhu cầu gửi tiết kiệm, an toàn với lãi suất phù hợp; 43,7% ngƣời đƣợc hỏi (chủ yếu là chủ sở hữu thẻ) muốn đƣợc phục vụ tiện lợi hơn và muốn sử dụng dịch vụ thanh toán kịp thời.

- Đối với ngƣời tiêu dùng tổ chức: 38,6% ngƣời tiêu dùng tổ chức muốn gửi tiền, 29,7% có nhu cầu thanh toán, 16,8% có nhu cầu vốn trong nƣớc và 14,9% có nhu cầu vốn nƣớc ngoài.

- Về nhu cầu cải thiện dịch vụ ngân hàng: liên quan tới cho vay, 31,7% ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi cho rằng các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục để đảm bảo các thủ tục này dễ hiểu, minh bạch, tiết kiệm thời gian và đảm bảo lãi suất và chi phí phù hợp, ổn định. Liên quan tới thanh toán và chuyển tiền: 28,1% cho rằng các ngân hàng cần tạo điều kiện chuyển tiền, rút tiền nhanh hơn, cải thiện kết nối với các ngân hàng khác cũng nhƣ trong nội bộ ngân hàng. Liên quan tới vay vốn quốc tế, 24% mong muốn có thêm thông tin, chính sách đối xử ƣu đãi đối với một vài khách hàng lớn và thƣờng xuyên. Liên quan tới hoạt động kho bạc: 16,3% cần ngân hàng xử lý nhanh hơn, tƣ vấn khách hàng và các ATM hiện đại hơn.

4 Xem http://www.sgtt.com.vn/

- 60 -

3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV ĐẾN 2015

Phƣơng châm kinh doanh

“Phát triển bền vững – an toàn - chất lƣợng - hiệu quả”

Tôn chỉ: “ Xây dựng BIDV trở thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực,hoạt động theo thông lệ quốc tế với sản phẩm và dịch vụ chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á”

Tầm nhìn: “ Ngân hàng chất lƣợng – uy tín hàng đầu Việt Nam”  Slogan: “Chia sẻ cơ hội - hợp tác thành công”

Giá trị cốt lõi: BIDV đã nhận định giá trị cốt lõi cho hoạt động là:

Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã thống nhất.

Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có trách nhiệm các chƣơng trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển của cộng đồng.

Đối với người lao động: Với quan điểm “Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế cạnh tranh”, BIDV cam kết tạo lập môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và niềm đam mê, gắn bó trong mỗi ngƣời lao động bằng những chế độ, chính sách ƣu việt nhất.

Định hƣớng chung: Xây dựng BIDV hành tập đoàn tài chính – ngân hàng vững mạnh

BIDV đã xác định việc xây dựng BIDV thành tập đoàn tài chính – ngân hàng trong tƣơng lai là xu thế tất yếu để BIDV phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Tập đoàn tài chính – ngân hàng về cơ bản là một tập đoàn kinh tế gồm các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Xét về phƣơng diện hoạt động đa năng, BIDV hiện tại đã xâm nhập sang lĩnh vực bảo hiểm, thuê mua tài chính, quản lý quỹ, chứng khoán,…thông qua việc thành lập các công ty con trực thuộc. BIDV đang giữ vai trò là công ty mẹ thực hiện đầu tƣ, thành lập, góp vốn liên doanh, mua cổ phần vào nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Khi quy mô hoạt động, năng lực cạnh tranh tƣơng đối

- 61 -

mạnh và hoạt động có hiệu quả thì từng bƣớc có thể hình thành tập đoàn tài chính – ngân hàng hoạt động đa năng nhằm tạo thế và lực mới đáp ứng quá trình hội nhập.

Về mặt lợi ích, dƣới mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng, hoạt động kinh doanh đa năng cho phép phát huy tối đa và toàn diện năng lực của cả tập đoàn. Việc điều hoà vốn tập trung sẽ khắc phục đƣợc sự hạn chế về vốn của từng thành viên. Đồng thời, thông qua việc trao đổi, phối hợp để bán chéo dịch vụ .

Để trở thành một tập đoàn tài chính – ngân hàng, trƣớc hết phải là một quá trình tự vận động và phát triển của BIDV đa sở hữu chứ không phải bắt đầu bằng việc đổi tên gọi một cách hành chính đơn thuần. Lộ trình hội nhập và xây dựng BIDV thành tập đoàn tài chính – ngân hàng đƣợc thực hiện nhƣ sau:

10 mục tiêu ƣu tiên của BIDV từ nay đến 2015

1. Tiếp tục là nhà cung cấp tài chính hàng đầu Việt Nam và mở rộng hoạt động ra nƣớc ngoài

2. Tích cực thực hiện kế hoạch “ cổ phần hoá” 3. Tái cơ cấu ngân hàng

4. Đạt đƣợc một bảng cân đối kế toán lành mạnh 5. Tăng hệ số An toàn vốn lên đạt chuẩn quốc tế 6. Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu

7. Tăng trƣởng hệ thống ngân hàng trên cơ sở khả năng sinh lời và bền vững 8. Áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất

9. Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của NH

10.Cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao cho thị trƣờng mục tiêu đã lựa chọn

Đến năm 2010: Cơ bản hoàn thành đầu tƣ công nghệ thông tin hiện đại; phát triển hơn nữa danh mục dịch vụ cung cấp, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh của BIDV sang thị trƣờng dịch vụ tài chính phi ngân hàng; phát triển mạnh mẽ và nâng tầm quan hệ hợp tác đầu tƣ với các đối tác chiến lƣợc tại thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế; xây dựng thƣơng hiệu BIDV phát triển trong khu vực.

Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010

- 62 -

- Tốc độ tăng trƣởng : tổng tài sản 20% năm; nguồn vốn 21% năm; tín dụng 17% năm; đầu tƣ 31% năm

- Năng lực tài chính : đạt thông lệ quốc tế Basel II (CAR ≥ 10%)

- Cơ cấu dƣ nợ tài sản có ≤ 62% : Nợ trung dài hạn/tổng dƣ nợ ≤ 40%; Nợ dài hạn/ Tổng dƣ nợ ≤ 27%; Nợ ngoài quốc doanh / Tổng dƣ nợ ≥ 80%

- Cơ cấu đầu tƣ Tài sản có ≥ 24%

- Cơ cấu thu dịch vụ ròng lợi nhuận trƣớc thuế ≥ 40% - Nợ xấu < 5% tổng dƣ nợ

- Tăng trƣởng lợi nhuận trƣớc thuế bình quân : 40% năm - Khả năng sinh lời : ROA ≥1%, ROE ≥ 15%

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015: Tiếp tục phát triển thƣơng hiệu và mở rộng hiện diện của BIDV ra thị trƣờng quốc tế; Chuyển đổi từ mô hình NHTM cổ phần thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng, hiện đại, chất lƣợng dịch vụ của BIDV tƣơng đƣơng với dịch vụ của các ngân hàng lớn ở các quốc gia trong khu vực và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trên cơ sở phân tích về năng lực cạnh tranh thực tế của BIDV nhƣ đã trình bày ở chƣơng II và các mục tiêu định tính và định lƣợng nhƣ trên, có thể thấy rằng để đạt đƣợc các mục tiêu trên trong tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt hiện nay là điều không phải dễ dàng, do vậy việc đề ra các giải pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt đƣợc mục tiêu trên là vấn đề thiết yếu hiện nay của BIDV

3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV ĐẾN 2015

3.2.1. Nhóm giải pháp năng cao năng lực tài chính 3.2.1.1 Giải pháp tăng vốn

BIDV đang bƣớc vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng trƣớc khi CPH, vì vậy việc tăng vốn là điều thiết yếu. Ngoài sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ qua chƣơng trình tái cấp vốn để tăng cao vốn tự có. BIDV cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính trong lâu dài. Luận văn kiến nghị một số giải pháp chính nhƣ sau :

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)