Kết quả hoạt động của BIDV những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 35)

* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao

Là một trong số những NHTMQD đầu tiên của Việt Nam, với lợi thế đi đầu, qua 53 năm hình thành và phát triển, đến nay BIDV đã có vị thế nhất định trong toàn ngành, tốc độ tăng trƣởng năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.

Đến 31 12 2009, tổng tài sản của BIDV đạt 300.000 tỷ đồng; Dƣ nợ tín dụng 194.157 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 3.451 tỷ đồng, các chỉ tiêu an toàn chất lƣợng đều đạt và vƣợt chuẩn quốc tế.

BẢNG 2.1: SỐ LIỆU TĂNG TRƢỞNG CỦA BIDV TỪ 2005 - 2009 Đơn vị: tỷ đồng,% Chỉ tiêu\ năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng Tài sản 117.976 158.165 201.382 242.316 292.198 Vốn CSH 3.150 4.428 8.405 9.969 13.977 Tín dụng 79.383 93.453 126.616 154.176 189.979 Huy động 85.747 106.496 138.233 166.291 188.828 ROE 3,65% 12,77% 20,74% 17,86% 21,04% ROA 0,1% 0,34% 0,80% 0,73% 0,94%

Lợi nhuận trƣớc thuế 296 650 2.103 2.142 3.196

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009)

BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tƣ phát triển bằng việc triển khai các thoả thuận hợp tác toàn diện với các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn của đất nƣớc.

* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn: BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nƣớc và hƣớng tới đối tƣợng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tập trung hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

- 24 -

* Lành mạnh hóa tài chính: BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kết quả báo cáo. Bắt đầu từ năm 2006, BIDV là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức định hạng hàng đầu thế giới Moody’s định hạng tín nhiệm cho BIDV và đạt mức trần quốc gia. BIDV là Ngân hàng thƣơng mại tiên phong triển khai thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đƣợc NHNN công nhận.

* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin: BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhƣ: ATM, POS, Contact Center; Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; Tăng cƣờng công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM

Năm 2009, BIDV đứng đầu ICT Việt Nam Index (chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin) và nằm trong Top 10 CIO tiêu biểu của khu vực Đông Dƣơng

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tƣơng xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trong năm 2009, BIDV đã đƣa vào sử dụng tháp văn phòng hạng A theo tiêu chuẩn quốc tế - BIDV Tower - tại 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà nội.

Với mục tiêu phát triển mạng lƣới, kênh phân phối để tăng trƣởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thƣơng hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 108 chi nhánh và hơn 500 phòng giao dịch, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

* Về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tƣơng đối đồng

- 25 -

bộ, đồng thời tạo ra môi trƣờng làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích đƣợc sức sáng tạo của các thành viên…

* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới: Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1551 định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn nhƣ World Bank, ADB, JBIC, NIB….

Thực hiện chiến lƣợc đa phƣơng hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trƣờng, BIDV đã thiết lập các liên doanh: Vid Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga ( năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tƣ BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Công ty quản lý quỹ đầu tƣ tại Hồng Kông và đang có kế hoạch thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc, Hoa Kỳ.v.v

* Bồi đắp văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công nhân viên BIDV xây dựng, bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên tắc ứng xử , quy chuẩn đạo đức là kim chỉ nam cho hoạt động.

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV 2.2.1 Phân tích các yếu tố nội bộ của BIDV

2.2.1.1 Thực trạng về năng lực Tài chính

Vốn chủ sở hữu

Với tốc độ tăng trƣởng nhanh, liên tục, đến 31.12.2009, vốn chủ sở hữu của BIDV đạt 13.977 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 779 triệu USD và tăng 40% so với 2008, đƣa tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản tăng lên 4,8% năm 2009 góp phần nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng chuẩn bị cho lộ trình cổ phần hoá năm 2011.

- Những hạn chế

Với mức vốn chủ sở hữu của BIDV tính đến 31 12 2009 ƣớc khoảng 779 triệu USD, là một trong những NHTM có quy mô vốn cao trong hệ thống các NHTM Việt Nam nhƣng nếu so với những ngân hàng lớn trên thế giới có tổng vốn sở hữu hàng chục tỷ USD nhƣ CitiGroup, HSBC Holdings… thì còn quá nhỏ bé. (Xem Phụ lục 4)

Tiềm lực tài chính yếu sẽ là một thách thức đối với NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng khi phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng 100% vốn

- 26 -

nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập tại Việt Nam kể từ ngày 01 04 2007 và khi mà các hạn chế tiếp cận thị trƣờng, hạn chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dần dần dƣợc dỡ bỏ theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Vốn tự có

Vốn tự có của BIDV liên tục gia tăng kể từ 2005. Cuối 2009 VTC là 18.980 tỷ đồng. Đến 30 tháng 6 năm 2010 vốn tự có đã là 25,658 tỷ đồng. Đây là điều kiện tốt để BIDV thực hiện thành công cổ phần hoá trong năm 2011.

BẢNG 2.2: CƠ CẤU VỐN TỰ CÓ BIDV 2005- 2009

Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn tự có 6,499 10,838 14,880 16,440 18,980 Vốn cấp 1 6,411 7,489 11,479 13,109 18,327 Trong đó vốn điều lệ 3,971 4,077 7,699 8,756 10,597 Vốn cấp 2 124 3,524 4,165 4,709 4,932

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009)

CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu

Những kết quả tăng vốn trên góp phần đƣa hệ số CAR - hệ số an toàn vốn tối thiểu của Ngân hàng tính theo báo cáo tài chính quốc tế đạt mức 7,55% theo tiêu chuẩn IFRS và theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53% (quy định tối thiểu của NHNNVN là 8%).

BẢNG 2.3 CHỈ SỐ CAR CỦA BIDV TỪ 2005 – 2009

Đơn vị : %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Chỉ số CAR (%) theo IFRS 3,36% 5,9% 6,7% 6,62% 7,55%

(Nguồn : Báo cáo thường niên BIDV 2005 đến 2009)

Hạn chế:

Hệ số CAR theo IFRS là 7,55% tăng mạnh so với 2008. Tuy nhiên xu hƣớng chung trên thế giới là phải nâng hệ số này cao hơn nữa. Nhiều nƣớc trong khu vực đã đạt 12% từ lâu và chƣa dừng ở đây, còn ở các nƣớc phát triển còn khuyến nghị cao

- 27 -

hơn, tiêu chuẩn Basel II đặt ra mức là 15% ( Trích bài phỏng vấn Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 24-04-2010 về ảnh hưởng của Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và áp lực tăng vốn điều lệ tại Nghị định 141). Vì vậy, việc nâng chỉ số CAR đang là bài toán cấp bách đặt ra cho BIDV trong giai đọan hiện nay.

2.2.1.2 Nguồn nhân lực

Với mạng lƣới kinh doanh lớn thứ 2 sau Agribank, cùng yêu cầu của việc cơ cấu lại tổ chức hệ thống, BIDV đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ cán bộ ở các vị trí, các bộ phận. Tổng số cán bộ của BIDV đến ngày 31 12 2009 là 14.134 ngƣời , Phân loại:

- Trình độ đào tạo chuyên môn:

+ Tiến sỹ, thạc sỹ: 659 cán bộ, tỷ lệ 4,66%. + Đại học: 11.259 cán bộ, tỷ lệ 79,66% + Cao đẳng, Trung cấp: 1.247 cán bộ, tỷ lệ 8,82%

+ Khác: 970 cán bộ, tỷ lệ 6,86%

- Trình độ đào tạo ngoại ngữ:

+ Trình độ ngoại ngữ C trở lên: 7.285 cán bộ, tỷ lệ 51,54%. + Trình độ B và tƣơng đƣơng: 3.738 cán bộ, tỷ lệ 26,45%. + Trình độ A trở xuống: 3.109 cán bộ, tỷ lệ 22%.

(Nguồn Ban Tổ chức cán bộ BIDV Việt Nam )

Cùng việc trẻ hóa cán bộ tuổi đời bình quân năm 2009 là 32,7 (năm 2008 là 33) và có 56,1% cán bộ dƣới 30 tuổi, đội ngũ cán bộ BIDV năm qua cũng có tiến bộ đáng kể trên cả 02 bình diện: Bằng cấp và năng lực thực tế. Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 84,3%, tăng 2,1% so với năm 2008.

Về công tác tuyển dụng BIDV đã đƣa ra các định hƣớng, chính sách đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng. Năm 2009, BIDV đã tuyển dụng đƣợc 1.400 cán bộ trẻ có trình độ năng lực phẩm chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu giai đoạn phát triển mới.

Trong năm 2009, BIDV đã tổ chức đƣợc 218 khóa, với tổng số 14.676 lƣợt cán bộ, trong đó các nội dung đào tạo trọng tâm gồm: Quản trị điều hành ngân hàng cấp trung và cơ sở; kỹ năng nghiệp vụ trong đó tập trung đào tạo kỹ năng về nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và đào tạo các nội dung chuyển đổi khác theo mô hình TA2); đồng

- 28 -

thời đã cử 665 lƣợt cán bộ đi đào tạo và tham gia các chƣơng trình đào tạo, hội thảo do các cơ sở đào tạo, đối tác bên ngoài tổ chức.

Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: những năm gần đây công tác quy hoạch, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại cán bộ đã đƣợc Ban lãnh đạo BIDV đặc biệt quan tâm và chỉ đạo triển khai chu đáo, chặt chẽ; đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, đúng quy trình, quy định từ khâu quy hoạch, bồi dƣỡng đào tạo sau quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, mạnh dạn tin tƣởng giao nhiệm vụ cho cán bộ trẻ nên đến nay cán bộ lãnh đạo các cấp BIDV đã đáp ứng tƣơng đối về số lƣợng và từng bƣớc đảm bảo về chất lƣợng phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành trong hệ thống

Về đãi ngộ và khen thƣởng: BIDV thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động. Những năm qua, BIDV luôn đảm bảo mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động năm sau cao hơn năm trƣớc.

Những hạn chế

+ Chính sách tuyển dụng chƣa thực sự thu hút đƣợc ngƣời tài, vẫn còn tình trạng con ông cháu cha hay vẫn có chính sách ƣu tiên tuyển dụng con em trong ngành. Bên cạnh đó, BIDV vẫn chƣa có đƣợc chiến lƣợc tuyển dụng bài bản và lâu dài; quá trình tuyển dụng mang tính nhất thời và thụ động. Các tiêu chí tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp, dựa trên kết quả bài thi nặng về lý thuyết kết hợp với phỏng vấn kinh nghiệm của ứng cử viên, chƣa có sự kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá.

+ Công tác bố trí lao động và bố trí phòng ban : chƣa kịp thời và phù hợp, dẫn đến tình trạng một số phòng, ban có số lƣợng nhân viên ít nhƣng khối lƣợng công việc nhiều, áp lực công việc cao hoặc ngƣợc lại làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc; chƣa thiết lập đƣợc các Phòng Ban Bộ phận quan trọng trong cả hệ thống BIDV nhƣ Tiếp thị chuyên nghiệp, R&D.. để đề ra các chiến lƣợc quảng bá và phát triển các sản phẩm dịch vụ của BIDV một cách chuyên nghiệp.

+ Cho đến nay BIDV vẫn chƣa có chƣơng trình đào tạo và đào tạo lại bài bản dành cho các nhân viên làm việc hơn (> 1 năm) để trau dồi thêm nghiệp vụ.

+ BIDV thực hiện phân phối lƣơng hàng tháng theo hệ thống thang, bảng lƣơng nhà nƣớc và lƣơng kinh doanh theo hệ thống bảng lƣơng kinh doanh của BIDV:

- 29 - - Lƣơng cơ bản :

LCB = (Hcb + Hpc) x Lmin Trong đó:

Hcb: hệ số lƣơng cơ bản của cán bộ

Hpc: hệ số phụ cấp lƣơng (nếu có)

Lmin: mức lƣơng tối thiểu chung của nhà

nƣớc

- Lƣơng kinh doanh :

LKD = Hđc1 x Hkd x Hđc2 x Lmin Trong đó:

Hđc1: hệ số điều chỉnh của đơn vị

Hkd: hệ số lƣơng kinh doanh của cán bộ

Hđc2: hệ số điều chỉnh theo kết quả hoàn thành công việc

Việc áp dụng chế độ lƣơng nhƣ vậy vƣớng phải những hạn chế sau:

- Mặc dù đã xây dựng bảng lƣơng kinh doanh cho cán bộ lãnh đạo nhƣng chƣa có sự khác biệt về tiền lƣơng giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau, tính chất công việc khác nhau, chƣa phân biệt lao động giản đơn và phức tạp.

- Việc xếp lƣơng, nâng bậc lƣơng kinh doanh theo thâm niên công tác tƣơng tự lƣơng cơ bản, chƣa căn cứ vào hiệu quả công việc.

- Chƣa có cơ chế trích lập quỹ khuyến khích cũng nhƣ chƣa xây dựng cơ chế phân phối quỹ khuyến khích dẫn tới việc sử dụng quỹ khuyến khích chƣa đúng mục đích, chƣa động viên các cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có nhiều đóng góp, mang lại hiệu quả cao cho đơn vị, đặc biệt là cán bộ trẻ.

- Cơ chế đánh giá công việc của nhân viên theo các mức A, B, C vẫn dựa trên yếu tố định tính hơn là định lƣợng nên không đánh giá đƣợc chính xác mức độ công việc của từng cá nhân nên không tạo động lực phấn đấu trong công việc.

2.2.1.3 Trình độ công nghệ

Uy tín, vị thế về CNTT của BIDV ngày càng đƣợc công nhận, đánh giá cao trong quan hệ với khách hàng, đối tác cũng nhƣ trong lĩnh vực CNTT. Năm 2009, BIDV tiếp tục tham dự ICT Index và đạt hạng nhất Vietnam ICT Index trong khối Ngân hàng thƣơng mại. Đây là lần thứ ba, BIDV xếp thứ nhất Vietnam ICT Index.

Năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lƣợc Công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2009-2015 bao gồm kế hoạch đề xuất, triển khai, vận hành, khai thác, duy trì các hệ thống CNTT nhằm phục vụ cho việc đạt đƣợc các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV và phục vụ trực tiếp cho quá trình CPH.

+ BIDV đã thay đổi cơ cấu đầu tƣ về CNTT, trong đó tập trung đầu tƣ nhiều hơn cho các hệ thống ứng dụng để phát triển, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và kênh

- 30 -

phân phối ngân hàng, phục vụ hoạt động ngân hàng bán lẻ với mục tiêu đƣa BIDV lên hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong các năm tới. Đồng thời BIDV vẫn tiếp tục

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)