KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 49 - 50)

Chương Kết quả nghiên cứu là trung tâm của bài báo nghiên cứu. Các kết quả trình bày ởđây là kết quả của mục đích nghiên cứu đặt ra trong phần đặt vấn đề và kết quả của các phương pháp sử dụng để đạt tới kết quả. Đây là cơ sở cho việc bàn luận.

NI DUNG CHƯƠNG KT QU NGHIÊN CU

Chương Kết quả nghiên cứu phải trình bày các kết quả của công trình, là mục đích của bài báo, tất cả phần viết đều là các kết quả và chỉ có kết quả mà thôi (1).

Tt c các kết qu thu được

Cần trình bày ởđây tất cả các kết quả. Một trong những sai lầm không thể tha thứ khi viết báo khoa học là làm cho người đọc nhận thấy trong phần bàn luận hay thậm chí còn tệ hơn, ở phần tóm tắt có một kết quả mà nó không được đưa ra ở phần kết quả nghiên cứu. Sự phát hiện muộn màng này làm lúng túng người đọc. Khi thấy những kết quả mà khi đọc phần kết quả nghiên cứu không có, người đọc sẽ nghĩ có thể do lỗi của mình không chú ý nên phải đọc lại để rồi nhận ra lỗi của tác giảđã không áp dụng một nguyên tắc sơđẳng của việc viết bài báo khoa học (1).

Khái niệm trình bày tất cả các kết quảđôi khi khá tinh tế. Phải trình bày các kết quả cả khi là kết quả âm tính. Khi chúng mang lại một thông tin có ích cho vấn đề nghiên cứu: một kết quả bình thường hay âm tính là một thông tin có thể có ích trong một quá trình chẩn đoán tiên lượng hoặc để tránh một trị liệu không hiệu quả. Ngược lại, đưa ra những kết quả không có liên quan tới mục đích đề tài đã nêu trong phần đặt vấn đề lại tạo ra một sự nhầm lẫn về ý thức. Những kết quả thừa này, có thể coi là những kết quả cơ hội không làm tăng thêm tính đáng tin cậy của bài báo. Nếu tác giả cho rằng các kết quả nhận được nằm ngoài mục đích nghiên cứu của mình mà có giá trị thực sự thì tốt hơn hết nó sẽ trở thành nội dung của một bài báo khác.

Ch có kết qu mà thôi

Chương Kết quả nghiên cứu không được có bất kỳ một sự bình luận, giải thích nào, cũng không có bất kỳ sự

so sánh nào với các công trình khác, không có bất kỳ sự ám chỉ nào tới nhóm nghiên cứu hay tới phương pháp nghiên cứu mà điều đó đã được mô tả trong chương Tư liệu và phương pháp. Do vậy chương Kết quả

nghiên cứu không được trích dẫn bất kỳ tài liệu tham khảo nào.

Việc trình bày chương Kết quả nghiên cứu phải khách quan, không cá nhân, càng trung lập càng tốt: tác giả

trình bày các sự kiện thu thập được và chỉ làm việc đó. Trong cách nhìn nhận như vậy, C. Bernard dẫn nhà tự

nhiên học F. Huber, do bị mù nên sử dụng người giúp việc để quan sát các sự kiện (2). Nói một cách khác chương Kết quả nghiên cứu phải để cho người đọc khả năng tự rút ra các kết luận của riêng mình trước khi so sánh với kết luận của tác giả (3).

Các sai lm không được mc Đưa ra các kết qu ngoài l không có liên quan vi mc đích ca đề tài.

Đưa ra các nhn xét:

"Nói tóm li, các xét nghim đánh giá là khá tht vng”: các kết qu vn là cái vn có. Bn s tho lun vic tht vng hay không trong phn bàn lun.

“Các kết qu chung tt”: cùng nhn xét. “Vic nghiên cu kết qu khó khăn do...”

“Chúng tôi ly làm tiếc”. Không, bn nhn thy, bn đã quan sát thy nhưng khi mô t mt kết qu bn không thích thú, không bun phin, không ngc nhiên hay b ngc nhiên.

“S tiến trin không may là phi...”: Tiến trin vn như vy. T “không may” là tha.

Sai lm không th tha th

Không đưa tt c các kết quảở chương Kết qu mà làm người đọc li phát hin thêm trong chương Bàn lun hay phn Tóm tt.

CÁC BNG VÀ BIU ĐỒ

Một trong những khó khăn tạo ra do cấu trúc của bài báo nghiên cứu là nguy cơ và băn khoăn để tránh nguy cơ đó - lặp lại giữa việc trình bày các kết quả và nhắc lại chúng để làm cơ sở cho thảo luận trong chương Bàn luận. Nguy cơ này được hạn chế nhờ việc sử dụng các biểu đồ và bảng trong chương Kết quả. Trong thực tế, khi thảo luận việc dẫn chứng các bảng và biểu đồ cho phép nhận xét các kết quả thể hiện ở trong đó mà không phải nhắc lại.

Một lợi điểm khác của bảng và biểu đồ là thể hiện tối đa thông tin trong khi chiếm ít chỗ nhất, dưới dạng tổng hợp và sáng sủa. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên sử dụng các bảng và biểu đồ - mà việc tạo lập phức tạp hơn viết chữ - khi lợi ích mà nó mang lại cho bài báo về mặt sự sáng sủa và súc tích là rõ ràng.

Các bảng và biểu đồ phải có tính độc lập về thông tin, nghĩa là tự bản thân chúng có thể hiểu được nhờ vào các chú giải, đầu đề và các chỉ dẫn ở cuối bảng. Trong bài không được nhắc lại các thông tin đã có trong các bảng biểu (1). Tuy nhiên tác giả có thể giải thích ngắn gọn ở phần bài viết các số liệu trong bảng hay trong biểu đồ, nhất là khi điều này mang lại lợi ích và sự sáng sủa trong trình bày. Chỉ cần giữ sao cho đừng biến phần viết đi kèm một bảng hay biểu đồ thành một phần bình luận.

Chúng tôi khuyên các tác giả nên bắt đầu việc viết chương Kết quả bằng việc tạo lập các bảng và biểu đồ. Sau đó viết phần nội dung để hoàn thiện. Các biểu đồ, có thể dễ hiểu hơn thường thích hợp cho việc trình bày miệng (hoặc trong một bài giảng), và các bảng số liệu trong một bài báo viết đăng công trình nghiên cứu.

ÁP DNG CÁC NGUYÊN LÝ VIT BÁO KHOA HC TRONG CHƯƠNG KT QU NGHIÊN CU

Thì động t

Giống như trong chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu, thì động từ phải đểở thì quá khứ. Trên thực tế, các kết quảđược quan sát trong quá khứ, ngay cả khi mới xảy ra. Thì hiện tại tường thuật là một sai lầm về

logic. Việc sử dụng thì này thường dẫn tới sự lẫn lộn động từ giữa hiện tại và quá khứ: “Trung bình của hệ

thống đạt tới... Hai hai bệnh nhân đã bị... Nhóm thứ hai có 99 bệnh nhân bao gồm...”

S chính xác

Sự chính xác phải được thể hiện trong sự tương thích của các số liệu sao cho các tổng số phải bằng với tổng các phần cả trong bài viết cũng như trong các bảng số liệu và biểu đồ.

Khi các kết quả bao gồm các dưới nhóm, những số liệu này phải tương thích với các dưới nhóm đã được xác

định ở chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu.

S sáng sa

Trong chương Kết quả nghiên cứu các tác giả thường cố gắng trình bày trước hết những gì họ cho là quan trọng nhất. Cách làm này có thể dẫn tới việc trình bày một kết quả lâu dài trước một kết quả sớm. Điều đó là logic với tác giả nhưng về mặt trình tự là không logic và làm độc giả mất phương hướng. Khi trình bày các kết quả nên theo một trật tự hợp lý: trình bày các kết quả bình thường trước các kết quả bất thường, bắt đầu bằng việc trình bày các kết quả sớm trước khi trình bày các kết quả lâu dài. Chỉ trong chương Bàn luận là nơi các tác giả có thể so sánh giá trị của kết quả này so với kết quả khác.

Cùng trình tự suy nghĩ như vậy, nếu có nhiều phương pháp được trình bày trong chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu, phải tôn trọng cùng thứ tự trình bày khi trình bày kết quả nghiên cứu. Một số tạp chí cho phép sử dụng các phụđề với điều kiện phải sử dụng cùng một phụđề trong cả chương Tư liệu và phương pháp cũng như trong chương Kết quả.

TÀI LIU THAM KHO

1. Farfor JA. Cours élémentaire de rédaction médicale. Chapitre VII. Les résultats. Cah Med 1977;2:1873-4.

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)