SỰ SÚC TÍCH

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 3: VĂN PHONG

SỰ SÚC TÍCH

Tính súc tích là đặc trưng thứ ba của một bài báo khoa học (9). J.A. Farfor đã so sánh hai câu sau:

1) "Bạn đồng nghiệp tuyệt vời và người bạn của tôi, giáo sư N, người trong nhiều năm là một chủ nhiệm khoa sáng chói của Khoa Da Liễu Trường Đại Học Y Khoa thuộc Đại Học Tổng Hợp X ở Y, vừa mới công bố một thống kê rất quan trọng những trường hợp bệnh rất hiếm gặp và rất hay mà ông đã trình bày một cách tuyệt

vời ở hội nghị da liễu quốc tế diễn ra mới đây ở Stockholm"

2) "N đã công bố 11 trường hợp" câu đầu tiên gồm 68 từ, câu thứ hai có 5 từ. Thế mà câu thứ hai chứa đựng nhiều thông tin khoa học hơn so với câu đầu. Những cụm từ "bạn đồng nghiệp tuyệt vời và người bạn", "chói sáng", "rất hay", "tuyệt vời" là những diến đạt cảm tính. "Nhiều", "quan trọng", "hiếm", "mới đây" là những từ trống rỗng. Theo J.A. Farfor, sau thí dụ này, những từ và câu không cần thiết là một trong những nguyên nhân chính gây ra dài dòng vô ích cho bao nhiêu bài báo y học ở mọi thể loại (1). Ông gọi những từ, tính từ, đại từ này là "gỗ mục".

Việc loại bỏ các danh từ, đại từ , tính từ trống rỗng là việc phải làm. Hãy đừng viết câu dạng như: thật thú vị khi chỉ ra rằng...". Nếu bạn thấy việc chỉ ra điều đó là thú vị, hãy chỉ ra điều đó và đừng phải nói rằng bạn thấy thú vị làm điều đó, nếu điều đó bạn thấy không hay thì hãy đừng nói tới. Cũng với sự chú ý đến tính súc tích của bài báo, hãy đừng đưa ra các thông tin ngoài lề (1). Khi ta muốn xem trên bảng thông báo ở nhà ga giờ khởi hành của chuyến tàu đi từ Paris đến Chantilly, chúng ta đâu đó cần biết gần Chantilly có một khu rừng đẹp mà vào mùa xuân, nếu buổi sáng dậy sớm ta có thể hái được những bông hoa huệ chuông tuyệt đẹp.

Sự súc tích

Loại bỏ những diễn đạt trống rỗng:

"Có lẽ có ích khi lưu ý rằng...": nếu đó là điều có ích hãy chỉ ra, nếu không thì đừng nói đến nó. "Thật đúng lúc chỉ ra rằng..."

"Thật là diều rất thú vị khi chỉ ra rằng..."

"Có một số điểm có vẻ đáng để chúng ta thảo luận" "Chúng tôi muốn kêu gọi sự chú ý tới sự kiện..." Loại bỏ từ ngữ rườm ra, thừa:

"Tuyệt đối" bình thường; tiên lượng "đi trước", điều trị "kháng sinh liệu pháp"; ống "hoàn toàn" đầy...

Tránh lặp lại

Sự lặp lại một sự kiện hay một ý tưởng đi ngược lại nguyên tắc súc tích. Chỉ có một sự lặp lại là được phép và thậm chí là cần thiết đó là nội dung của phần tóm tắt tương quan với bài báo. Ngoài trường hợp đặc biệt này ra phải tránh lặp lại. Không nhắc lại câu đầu tiên của đầu đề trong phần tóm tắt. Đừng nhắc lại các kết quả trong phần bàn luận. Đừng nhắc lại các đoạn của phần đặt vấn đề trong phần bàn luận.

Không phải khi nào cũng dễ tránh được sự lặp lại, vì vậy cần cân nhắc xem một điều nên nói ở phần đặt vấn đề hay phần bàn luận thì có lợi hơn. Tất nhiên có thể cụ thể hoá trong phần bàn luận những điều đã gợi ra ở phần đặt vấn đề. Để tránh lặp lại các kết quả trong phần bàn luận, thì nên trình bày kết quả dưới dạng bảng hay biểu đồ. Khi đó có thể viết trong phần bàn luận: "Tỷ lệ sống mà chúng tôi quan sát được (bảng II) khác với kết quả thu được...". Việc trích dẫn bảng II cho phép tránh việc nhắc lại tỷ lệ sống là bao nhiêu.

Sự tĩnh lược

Sự súc tích thái quá dẫn tới việc lược bớt những từ hay ý tưởng bắt buộc phải có để có thể hiểu được câu văn hay nội dung bài. Ta có thể thấy: sự quá ngắn gọn làm hỏng tính sáng sủa của một bản trình bày khoa học. Sự rút gọn thái quá trong một báo cáo khoa học có thể so sánh với một cái thang thỉnh thoảng lại bị thiếu một bậc (1). Nhà khoa học phải trình bày từng giai đoạn lý luận của mình để độc giả tránh phải suy diễn ngay cả khi một số giai đoạn có vẻ là tất yếu. Ngược lại với một bài thơ, ở đây tránh khêu gợi sự tưởng tượng của độc giả. Khi chứng minh rằng a=b và b=c thì phải chỉ rõ là như vậy a cũng =c Trong thực tế sự rút gọn có thể dẫn tới việc suy diễn quá mức các qui tắc logic. Một nhóm nghiên cứu y học gửi đến một tạp chí một bài báo công bố kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm trên động vật về tử vong do một loại thuốc gây ra (1): Các tác giả đã viết: "không chứng minh được bất kỳ mối liên quan nào giữa tỷ lệ tử vong với số lượng thuốc hấp thụ khi số lượng này dưới 15mg". Trong lời phê bình bài báo, biên tập viên đã trả lời các tác giả: "Các bạn đã thông báo không có bất kỳ mối liên quan nào giữa tỷ lệ tử vong và liều thuốc sử dụng chỉ khi liều lượng này dưới 15mg. Điều này dẫn tới giả thiết là có mối tương quan đó khi liều cao hơn 15mg. Bạn phải chỉ rõ là mối tương quan đó có hay không?". Một ví dụ khác của sự lược bớt là "trong số 16 máu tụ, 4 trường hợp phàn nàn...". Ai đã từng thấy một khối máu tụ phàn nàn? Vì vậy phải viết "Trong số 16 bệnh nhân bị máu tụ, 4 người phàn nàn...".

KẾT LUẬN

Để kiểm tra sự tôn trọng các nguyên tắc này, chúng tôi khuyên các tác giả là trước khi gửi một bài báo tới một tạp chí, hãy đọc lại bốn lần, mỗi lần có một mục đích rõ ràng:

1) Đảm bảo sử dụng đúng thì của động từ trong các chương tư liệu và phương pháp, kết quả ở thì quá khứ và không dùng thì hiện tại trong các chương này.

2) Loại bỏ các danh từ, tính từ, đại từ trống rỗng, không có vai trò.

3) Kiểm tra sự liên quan giữa các số liệu trong bài, các bảng, các biểu đồ.

4) Tự hỏi xem liệu các danh từ, các tính từ, các đại từ và động từ được sử dụng liệu có thể hiểu được bởi một người nước ngoài chỉ biết chút ít về ngôn ngữ của bài viết được không.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Farfor JA. Enseigner la rédaction médicale. Chapitre III. Le style. Cah Med 1976;1-2:1053-9.

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 32 - 34)