SỰ CHÍNH XÁC THỂ HIỆN TÍNH NGHIÊM TÚC KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 3: VĂN PHONG

SỰ CHÍNH XÁC THỂ HIỆN TÍNH NGHIÊM TÚC KHOA HỌC

Tính nghiêm túc khoa học phải đặt dấu ấn trên một công trình khoa học từ khi chuẩn bị cho tới khi thực hiện giai đoạn cuối cùng là viết bài báo. Hậu quả là nếu không cẩn thận khi soạn thảo bài báo sẽ dẫn đến việc độc giả sẽ hỏi là công trình được thực hiện với mức độ nghiêm túc như thế nào. Sự chính xác là biểu hiện chủ yếu của tính nghiêm túc khoa học.

Sự chính xác thể hiện bằng định nghĩa trong chương Tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Trong một nghiên cứu lâm sàng, quần thể nghiên cứu phải được xác định, các tiêu chuẩn đánh giá phải được mô tả chính xác và không được thiếu hay bỏ sót. Trong một nghiên cứu về thời gian sống của bệnh nhân xơ gan đã có búi giãn tĩnh mạch thực quản, các nhà gan học của trường đại học Havart ở Boston đã không bị coi là thừa khi định nghĩa thế nào là xơ gan, là búi giãn tĩnh mạch thực quản, là cổ chướng (3). Trong một công trình nghiên cứu thực nghiệm, việc trình bày phương pháp phải đủ rõ ràng để thực nghiệm đó có thể được lặp lại trong công trình nghiên cứu của người khác.

Tính chính xác phải thể hiện khi trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả: một khối u không phải ước lượng là kích thước nhỏ, bằng quả cam hay bằng quả dưa mà phải đo bằng centimet (4). Không viết là nặng, nhẹ mà cân nặng bao nhiêu gram. Một bệnh nhân gầy đi 5 kg không có cùng ý nghĩa khi trọng lượng ban đầu là 30 kg hay 90 kg. Việc gầy đi từ 90 kg xuống 85 kg không có cùng ý nghĩa khi xảy ra trong 2 tháng hay trong 1 năm.

Sự chính xác khi trình bày các kết quả đòi hỏi phải kiểm tra sự tương ứng của tất cả các số liệu trong bài và trong các bảng số liệu. Một nhà khoa học đã bỏ hàng tháng để mô tả các khó khăn của một nghiên cứu hay tính chính xác các kết quả cho tới 4 số thập phân, phải dành sự chú ý để người thư ký không nhầm miligram thành mililitre và nhà xuất bản không chuyển thành millimetre (5).

Sự chính xác.

B nhng danh t trng rng:

"U to" là bao nhiêu: 3 cm, 15 cm, 27 cm...

" Quan sát mới đây" là khi nào: 1970, 1980, 1985... "Một số nhất định" chính xác là số nào: 10, 23, 67...

"Khổng lồ", "hẹp", "rộng", "mênh mông", "nhỏ nhắn", "nặng", "nhẹ", "thường gặp", "hiếm", "rất hiếm", "hiện tại", "cổ xưa", "quan trọng".

Tỷ lệ creatinin máu cao: là bao nhiêu

B nhng đại t trng rng:

"Rất nhiều, ít, nhiều, một cách sâu sắc, một cách trung bình, khá đủ, quá, thường, hiếm khi"...

Trong một bài báo, nhất là bài giảng dạy, việc ghi số tỷ lệ phần trăm có thể gây khó khăn cho việc đọc và nhớ. Vì những lý do này, có những tính từ hay đại từ được sử dụng. Một nghiên cứu tiến cứu nhiều trung tâm ở Pháp (6) đã cho phép đề nghị các thuật ngữ tương ứng tốt nhất với các tỷ lệ phần trăm (bảng 1). Sự thiếu vắng trong từ vựng các thuật ngữ để chỉ các tỷ lệ từ 40 đến 60 % dẫn tới việc sử dụng cách diễn đạt "1 trên 2".

Bng 1: Các tính t và đi t đ ngh đ biu th t l (6)

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 29 - 30)