CÁCH VIẾT TRONG KHOA HỌC KHÁC VỚI CÁCH VIẾT TRONG VĂN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 3: VĂN PHONG

CÁCH VIẾT TRONG KHOA HỌC KHÁC VỚI CÁCH VIẾT TRONG VĂN CHƯƠNG

Nền văn hoá và việc học ở nhà trường đã ảnh hưởng tới việc viết văn trong khoa học và có lẽ đã có ảnh hưởng xấu tới việc đó. Trên thực tế việc viết văn trong khoa học y học có những điểm đặc biệt biểu hiện ở nhiều nguyên tắc: sử dụng tốt thì của động từ, loại bỏ những kiểu diễn đạt hoa mỹ, những biểu hiện có tính cảm tính, những thể bị động không cần thiết.

Việc sử dụng đúng thì của động từ

Tính logic khoa học đòi hỏi sử dụng thì quá khứ cho tất cả những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ và chỉ sử dụng thì hiện tại trong những trường hợp được xác định. Như vậy, trong một bài báo nghiên cứu, thì quá khứ phải được dùng cho tất cả những gì liên quan tới kinh nghiệm cá nhân của các tác giả bởi vì những cái đó đã xảy ra trong quá khứ dù chỉ mới vừa xảy ra: cách thức tiến hành nghiên cứu (tư liệu và phương pháp), những cái nhận được (kết quả). Thì quá khứ cũng phải được dùng cho tất cả những điều xuất phát từ kinh nghiệm của các tác giả khác, cả ở phần đặt vấn đề cũng như ở phần bàn luận.

Khi viết trong khoa học, việc sử dụng thì hiện tại tường thuật cho những sự kiện xảy ra trong quá khứ thường dẫn tới sự không logic trong dạng thức: “bệnh nhân đang đến bệnh viện ngày 15 tháng 9 năm 1983” (sử dụng thì động từ thời hiện tại cho một hiện tượng đã xảy ra nhiều năm trước. Một cuộc phẫu thuật đã được thực hiện. Khi mổ "đang" tìm thấy một khối u (nhận xét như trên) và khối u này đã được cắt bỏ. Bệnh nhân "sẽ" được xuất viện (động từ ở thì tương lai cho một sự kiện trong quá khứ) ngày thứ tám sau mổ”.

Hơn nữa, việc sử dụng thì hiện tại để mô tả những hiện tượng trong quá khứ là nguồn gốc của sự phóng đại: một khẳng định kiểu như "những cystadenomes của tuỵ được quan sát thấy ở phụ nữ từ 40 đến 60 tuổi" là muốn nói đến kinh nghiệm cá nhân của tác giả hay là số liệu trong y văn? Nếu là để nói tới kinh nghiệm cá nhân của tác giả thì phải chia động từ ở thì quá khứ. Nếu là để nói đến những điều đã biết trong y văn thì phải chia ở hiện tại. Khi đọc một câu viết "Tất cả những bệnh nhân bị ung thư tuyến tuỵ khi có di căn hạch đã chết trong vòng 5 năm" người đọc sẽ hiểu rằng đó là kinh nghiệm của bản thân tác giả. Ngược lại khi viết "Tất cả bệnh nhân ung thư tuỵ chết trong năm năm" là muốn nói tới một điều đã được tất cả mọi người biết. Vì vậy cần khẳng định điều này bằng một hay các tài liệu tham khảo.

Các diễn đạt văn hoa

Chúng ta đã được học để không dùng một từ nhiều lần sát nhau, ngoại trừ khi muốn tạo ra những tác dụng lặp lại. Vì vậy ta được khuyên tìm các diễn đạt hoa mỹ bằng cách dùng các từ đồng dạng.

Ngược lại, tính logic của việc viết báo khoa học đòi hỏi sử dụng cùng một từ để chỉ một hiện tượng (1,2). Việc sử dụng trong một bài báo các từ "sốt", "sốt nhẹ", "thay đổi nhiệt độ", "tăng nhiệt độ" làm người đọc phải tự hỏi tại sao tác giả không sử dụng một từ duy nhất và cố đi tìm nguyên nhân của việc dùng các từ khác nhau do trong thực tế y học các từ này có ý nghĩa khác nhau. Việc cấm sử dụng các dạng diễn đạt hoa mỹ bắt buộc tác giả phải chọn lựa trong số những từ có nghĩa gần nhau từ nào phù hợp nhất với hiện tượng quan sát thấy và sau đó chỉ sử dụng duy nhất từ đó cả trong bài báo lẫn trong tất cả các bảng hay chú thích của các minh hoạ. Trong một bài báo thuộc ngành giải phẫu tạo hình, một độc giả khi đọc bài báo có các cụm từ "vạt có cuống của phần dưới cơ thang hay "phần chính dưới cơ thang", nếu không phải là nhà giải phẫu học sẽ không biết đó chỉ là một cơ và một nhà giải phẫu sẽ tự hỏi tại sao tác giả không sử dụng theo danh pháp quốc tế.

Những diễn đạt cảm tính

Ngôn ngữ trong văn chương chấp nhận và đôi khi tìm kiếm những biểu đạt có tính cảm tính. Điều đó không có bất cứ vị trí nào trong văn phong khoa học. Tại sao lại viết "sau nhiều giờ cố gắng vất vả... chúng tôi đã tham gia một cách vô vọng vào sự tiến triển của..."mà không viết là "bệnh nhân đã chết". Liệu chúng ta có thấy lợi

ích gì cho người đọc khi viết một câu như: "chúng tôi biết rõ là những bệnh nhân sau mổ bệnh cường tuyến cận giáp mà có biến chứng về tiết niệu thì tiên lượng bệnh rất nặng, tuy nhiên những biến chứng đó đòi hỏi chúng tôi phải cố gắng rất nhiều". Độc giả không quan tâm tới những cố gắng của bạn. Cũng với lý do như vậy, tốt nhất đừng sử dụng những cách diễn đạt có tính xã giao như kiểu "nhờ sự giúp đỡ của người bạn đồng nghiệp tuyệt vời và bạn của chúng ta, bác sỹ X". Nếu bạn muốn cảm ơn bác sỹ X đã gửi bệnh nhân cho bạn, đã đọc xét nghiệm này hay xét nghiệm khác, đã đọc lại và cho ý kiến về bản thảo của bạn, hãy cảm ơn ông ấy ở cuối bài báo bằng một phụ chương có tên là cảm ơn. Hãy viết ở đó: "Chúng tôi cảm ơn bác sỹ X đã đọc các phim chụp cắt lớp vi tính".

Trong một bài báo khoa học

Hãy nhắc lại cùng một từ để chỉ cùng một sự vật, không nên sử dụng các danh từ tương tự như : Sốt, nhiệt độ cao, hơi sốt, tăng nhiệt độ, tình trạng sốt...

47%, gần một nửa, một nửa, vào khoảng 1 lần trên hai Ung thư, u, adenocarcinome, tổ chức tân tạo.

Loại bỏ các diễn đạt cảm tính.

"Chúng tôi đã phát hiện..." "Không may, may mắn..."

"Chúng tôi rất ngạc nhiên nhận thấy rằng..." "Chúng tôi đã ngạc nhiên..." "Rất hay, rất ấn tượng, thất vọng..."

Việc sử dụng chủ từ "tôi" hay "chúng tôi" không được gây ra sự mơ hồ. Trong viết báo khoa học không còn vị trí cho sự khiêm tốn hay cho các cách diễn đạt cảm tính khác (1). Tốt nhất hãy viết: "chúng tôi đã khám 10 bệnh nhân" hay "tôi đã khám" tuỳ theo có một hay nhiều tác giả.

Một phần của tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)