Dùng ổ đũa côn và kiểm nghiệm khả năngtải tĩnh của ổ, theo (12.32):

Một phần của tài liệu Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy-Phần 3 ppt (Trang 58 - 59)

- Với đường kính trong của ổ bằng đường kính ngõng trục, Cạ > C Khi đó có thể xử lý

d) Dùng ổ đũa côn và kiểm nghiệm khả năngtải tĩnh của ổ, theo (12.32):

Q.= XcF; + YoF;

=0,5.. 3170 + 0,89. 671 =2182N<F;=3170N Do đó Q, = 3,17 kN, trong đó Xu = 0,5, Y„ = 0,89 (bảng 12.5).

Như vậy khả năng tải tĩnh của ổ được đảm bảo (Q, = 3,17 kN < Cọ = 26,3 kN).

Câu hỏi tự kiểm tra

1. So sánh ổ lăn và ổ trượt về kết cấu, lắp ghép, ưu nhược điểm và phạm vỉ sử dụng.

2. Các loại ổ lăn chính và phạm vỉ sử dụng của từng loại. Ưu nhược điểm của ổ bi so với ổ đũa.

3. Thế nào là khả năng tải động của ổ lăn? Phân biệt khả năng tải động và khả năng tải tính của ổ. 4. Dựa vào đâu để chọn ổ lăn? Cách chọn kích thước ổ. Vì sao khi xác định tái trọng quy ước của ổ đỡ - chặn cần tính toán hệ số e.

5, Cách xác định tải trọng dọc trục tác dụng vào các ổ đỡ - chặn?

6. Kết cấu gối đỡ và lắp ghép ổ lăn ảnh hưởng như thế nào đến khả năng làm việc của ổ và việc lựa chọn ổ lăn.

. 7. Các hướng xử lý khi đường kính vòng trong của ổ bằng đường kính ngõng trục mà khả năng tải động tính toán khác biệt nhiều so với khả năng tải động của ổ.

Chương 13

KHỚP NỔI

13.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ CHỌN KÍCH THƯỚC KHỚP NỐI

Máy móc, thiết bị thường bao gồm nhiều bộ phận máy hoàn chỉnh có các trục vào và

trục ra được rối với nhau bằng khớp nối, chẳng hạn ở thiết bị có sơ đồ vẽ trên hình IIL2, trục của hộp giảm tốc 3 được nối với trục của động cơ điện / bằng khớp nối 2.

Như vậy khớp nối được dùng để nối các trục với nhau hoặc các chỉ tiết quay với nhau. Cũng dùng khớp nối để đóng mở cơ cấu, giảm tải trọng động, ngăn ngừa quá tải, điều chỉnh

tốc độ v.v.

Theo công dụng có thể chia khớp nối thành ba loại: a) Nối trục dùng để nối hoặc tách các trục khi dừng máy.

b) Ly hợp đùng để nối hoặc tách các trục bất kỳ lúc nào, lúc máy chạy hoặc khi máy dừng. c) Ly hợp tự động có thể tự động nối hoặc tách các trục hoặc các chỉ tiết quay khác. Các loại khớp nối thông dụng đã được tiêu chuẩn hóa. Kích thước của các loại khớp nối có thể tra trong sổ tay hoặc tài liệu thiết kế [ 1] phụ thuộc vào trị số mômen xoắn tính

toán Tị:

Tị=K.T (13.1)

trong đó T - mômen xoắn danh nghĩa, N.m; K - hệ số chế độ làm việc, phụ thuộc vào loại

máy, cho trong bảng 13.1.

Bảng 13.1

Loại máy K

Băng tải, quạt gió, máy cắt kim loại có chuyển động liên tục 1,2 - 1,5

Xích tải, vít tải, máng cào, bơm ly tâm, máy dệt 1,ỗ - 2

Bơm pittông, máy nén khí kiểu pittông, máy nghiền, máy búa, máy cắt tấm, máy cán thép, máy bào 2-3

Guồng tải, cần trục, thang máy 3-4

Chú ý rằng với mỗi trị số của mômen xoắn, khớp nối có một số đường kính trong khác

nhau để thích ứng với đường kính trục khác nhau tùy thuộc vào vật liệu chế tạo trục và đặc

điểm chịu tải. Sau khi tra được các kích thước cơ bản của khớp nối, trong trường hợp cần thiết còn cần phải kiểm nghiệm độ bền của khâu yếu nhất của khớp nối.

13.2. NỐI TRỤC

'13.2.1. Nối trục chặt

Một phần của tài liệu Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy-Phần 3 ppt (Trang 58 - 59)