Biện pháp tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng về hoạt động của các cấp công đoàn trong tổng Cty dệt may VN với công tác Bảo Hiểm LĐ (Trang 39 - 41)

I. Công đoàn Việt Nam trong công tác BHLĐ

4.Biện pháp tổ chức thực hiện

a. Công tác BHLĐ là một nội dung quan trọng cần đợc chỉ đạo thờng xuyên.

Do đó cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ đáp ứng yêu cầu chỉ đạo công tác BHLĐ của Công đoàn. ở mỗi cấp Công đoàn đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch phải phụ trách chỉ đạo công tác BHLĐ và có bộ phận theo dõi công tác này. Tuỳ tình hình mà bộ phần đó đợc tổ chức độc lập hoặc phối hợp cùng các bộ phận khác và do những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ và đúng thẩm quyền phụ trách. Bảo đảm mỗi cấp Công đoàn có ít nhất một cán bộ chuyên trách công tác này.

b. Hệ thống kiểm tra BHLĐ của Công đoàn

Bộ máy kiểm tra BHLĐ của Công đoàn có phiên hiệu là “Kiểm tra BHLĐ của CĐ”, đợc tổ chức ở Tổng LĐLĐ, công đoàn ngành toàn quốc và LĐLĐ tỉnh, thành phố. Bộ máy này có sự chỉ đạo nghiệp vụ theo hệ thống dọc từ TLĐ xuống đến ngành và địa phơng. Tuỳ theo lực lợng lao động và tính chất phức tạp của ngành nghề thuộc đối tợng cần kiểm tra mà biên chế lực lợng kiểm tra, trong đó phải đảm bảo tối thiểu ở mỗi công đoàn ngành nghề toàn quốc và LĐLĐ địa ph- ơng có một cán bộ chuyên trách BHLĐ kiêm thờng trực cho ban kiểm tra BHLĐ của CĐ.

Hoạt động kiểm tra BHLĐ của CĐ đợc thực hiện theo “Quy chế về hệ thống kiểm tra BHLĐ của CĐ” do Đoàn chủ tịch TLĐ quy định.

Cán bộ kiểm tra BHLĐ đợc tạo điều kiện về cơ sở pháp lý để hoạt động, đợc cấp thẻ “Kiểm tra BHLĐ của CĐ”, tạo điều kiện học tập nghiên cứu để nâng cao nghiệp vụ và các phơng tiện để hoạt động, kinh phí hoạt động cấp theo chơng trình đã đợc lãnh đạo CĐ các cấp duyệt.

c. Sự phối hợp hoạt động trong công tác BHLĐ

Bảo đảm tốt mối quan hệ công tác giữa tổ chức công đoàn với cơ quan chính quyền các cấp, nhất là với các cơ quan chức năng. Bảo đảm sự phân công trách nhiệm rõ ràng, tôn trọng chức trách, nhiệm vụ của từng tổ chức.

Tăng cờng sự phối hợp chỉ đạo theo hệ thống dọc trong hệ thống từ TLĐ đến cơ sở, sự phối hợp giữa LĐLĐ các tỉnh, thành phố, với CĐ ngành nghề toàn quốc theo chức trách, nhiệm vụ đã đợc phân công. Với nội dung phối hợp bao gồm:

+ Xây dựng văn bản pháp luật, nội quy lao động, TƯLĐTT… + Kiểm tra ATVSLĐ.

+ Điều tra TNLĐ.

+ Tuyên truyền, huấn luyện về BHLĐ. + Xét khen thởng, kỷ luật về BHLĐ. + Nghiên cứu khoa học về BHLĐ.

Đồng thời cần hết sức coi trọng, xây dựng, củng cố hoạt động BHLĐ ở cơ sở, chỉ đạo mạng lới ATVSV hoạt động tốt, bảo đảm thực sự là một hệ thống chân rết hoạt động BHLĐ ở cơ sở của công đoàn và của chính quyền.

II. Công đoàn Tổng công ty DMVN trong công tác BHLĐ 1.Sơ lợc quá trình hình thành và phát triển của công đoàn Tổng công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng về hoạt động của các cấp công đoàn trong tổng Cty dệt may VN với công tác Bảo Hiểm LĐ (Trang 39 - 41)