Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đh tây nguyên (Trang 25 - 31)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.Phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học

Việc phát triển ĐNGV vừa nhằm mục tiêu phục vụ yêu cầu tăng quy mơ đào tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy ở giai đoạn hiện nay, chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai của giáo dục đại học và nền kinh tế xã hội.

Phát triển ĐNGV là việc làm hết sức cần thiết trên cả ba phương diện: Số lượng - chất lượng - cơ cấu. Phát triển ĐNGV rất đa dạng: Từ nhiều nguồn khác nhau, sinh viên giỏi giữ lại trường để bồi dưỡng, cán bộ, giảng viên từ

các trường cao đẳng và đại học khác ở trong nước, cán bộ và giảng viên từ các cơ sở giáo dục hoặc từ nước ngồi.

Phát triển ĐNGV một mặt tạo nguồn, nhưng mặt khác phải gắn với bồi dưỡng thường xuyên. Trên thực tế, cĩ nhiều GV mới nhận về trường rất năng nổ, tích cực nhưng khi toại nguyện thì tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với sự phát triển chung [48]

* Phát triển:

“Là sự biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”. [18,tr.97]

Theo quan niệm này sự vật, hiện tượng con người, xã hội hoặc biến đổi tăng về số lượng, chất lượng hoặc dưới tác động bên ngồi làm cho biến đổi tăng tiến đều đươc coi là phát triển.

* Phát triển nguồn nhân lực:

Là nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thơng qua đào tạo, bồi dưỡng cá nhân các thành viên, vì vậy để nâng cao hiệu quả các hoạt động thì phải cĩ các chương trình, kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực thơng qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng” [18; 9]

Khi phát triển nguồn nhân lực cần chú ý phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng cho tổ chức cả về cơ cấu và trình độ chuyên mơn, tức là cần phát triển cả về số lượng, về chất lượng của mọi người trong tổ chức.

Nguồn nhân lực ngày nay được xem là yếu tố cơ bản, yếu tố năng động nhất cĩ vai trị quyết định nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững, cho nên quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người được đặt vào vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực là một quá trình bao gồm tổng thể các phương thức nuơi dưỡng, giáo dục & đào tạo, chế độ chính sách và biện pháp nhằm hồn thiện nâng cao chất lượng người lao động về phẩm chất đạo đức, trí tuệ, kiến thức, thể chất, năng lực chuyên mơn, cũng như về phẩm chất tâm

lý xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Phát triển nguồn nhân lực địi hỏi phải tạo ra sự biến đổi về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, cần thiết để tham gia một cách cĩ hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo các định hướng sau: Phát triển nguồn nhân lực với qui mơ cơ cấu ngành nghề trình độ đào tạo phải hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - văn hố - xã hội của cả nước, với từng ngành, từng vùng, từng đơn vị trong từng giai đoạn.

Nâng cao tồn diện chất lượng nguồn nhân lực bao gồm cả các khía cạnh thể lực, trí lực, trình độ chuyên mơn kỹ thuật nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển KH&CN, phát triển kinh tế trí thức, chủ động hội nhập quốc tế.

Thực hiện đồng bộ quá trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại, sử dụng, đãi ngộ nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển nguồn nhân lực, phát huy tối đa sự năng động và sáng tạo yếu tố con người.

Xây dựng nguồn nhân lực cĩ lập trường kiên định về tư tưởng chính trị vững vàng, cĩ lịng tự hào, tâm huyết, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, cĩ trí tuệ và khả năng tiếp thu các các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới để vận dụng trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - văn hố - xã hội của đất nước.

* Phát triển đội ngũ giảng viên:

Giảng viên là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, giảng viên là người trực tiếp thực hiện việc giáo dục & đào tạo, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm xã hội cho người học, cung cấp cho người học những kiến thức về khoa học cơng nghệ, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, trình độ chuyên mơn kỹ thuật, định hướng về khả năng sáng tạo cho nguồn nhân lực. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là gĩp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

đĩ yếu tố đội ngũ giảng viên là quyết định. Vì vậy cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt của các cấp quản lý, của những người làm cơng tác quản lý giáo dục.

Phát triển đội ngũ giảng viên khơng chỉ là nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ mà cịn là sự đáp ứng quyền lợi của cá nhân, sự trung thành, tận tụy của người giảng viên đối với nhà trường và xã hội.

Qua nghiên cứu một số tài liệu tham khảo cĩ nhiều quan điểm về phát triển đội ngũ giảng viên, cĩ thể chia làm 3 nhĩm dưới đây:

+ Phát triển đội ngũ giảng viên, lấy cá nhân giảng viên làm trung tâm. + Phát triển ĐNGV là nhằm nâng cao hiệu quả và tiềm lực của nhà trường. + Phát triển ĐNGV trên cơ sở hợp tác, coi trọng người GV và nhà trường. Từ các quan niệm trên, ta cĩ thể hiểu được vai trị quan trọng của đội ngũ giảng viên nĩi chung, giảng viên các trường đại học nĩi riêng trong đĩ cĩ giảng viên trường Đại học Tây Nguyên là nguồn nhân lực chủ yếu để thực hiện mục tiêu giáo dục đại học cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực cĩ trình độ chuyên mơn cao.

“Hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên là: qui hoạch về cơ cấu, số lượng, chất lượng, ngành nghề hợp lý, tuyển chọn, phân cơng bố trí sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực, tạo mơi trường thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giảng viên” [27; 161].

Muốn phát triển ĐGGV trước hết cần phải phát triển đủ về số lượng, mạnh về trình độ chuyên mơn nghiệp vụ, cĩ thái độ nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề để thực hiện cĩ hiệu quả nhiệm vụ của người GV gĩp phần cùng nhà trường thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Để làm được điều đĩ cần làm cho GV biết đồn kết, và cĩ đủ điều kiện để sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường và họ cĩ thể tìm thấy lợi ích cá nhân trong lợi ích chung của nhà trường, thấy được tiền đồ của cá nhân mình gắn bĩ mật thiết trong sự phát triển của nhà trường. Việc phát triển ĐNGV chỉ cĩ được hiệu quả cao khi biết

gắn cơng tác đào tạo bồi dưỡng với cơng tác sử dụng hợp lý và phải cĩ chính sách đãi ngộ phù hợp.

Như vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên là một quá trình thực hiện và triển khai hàng loạt các khâu: từ dự báo, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, kiểm tra, đánh giá và xây dựng các cơ chế chính sách đối với đội ngũ giảng viên, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên làm việc cĩ chất lượng, đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học, cao đẳng trong quá trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.

* Các quan điểm phát triển đội ngũ giảng viên:

- Quan điểm phát triển ĐNGV lấy cá nhân giảng viên làm trung tâm

Quan điểm này cho rằng cá nhân người GV là trọng tâm, nhân tố quan trọng nhất của cơng tác phát triển ĐNGV. Điều đĩ tạo ra sự biến chuyển tích cực của cá nhân GV trên cơ sở nhu cầu mà họ đặt ra, cần chú trọng đặc biệt đến nhu cầu, nguyện vọng và động cơ của GV để khuyến khích sự phát triển nghề nghiệp của người GV. Mục đích phát triển ĐNGV nhằm khuyến khích tài năng, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ và thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của GV đặc biệt là trọng hoạt động giảng dạy.

- Quan điểm PT ĐNGV là một trong những nhiệm vụ của nhà trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm này cho rằng phát triển ĐNGV là cơng cụ mạnh nhất để phát triển nhà trường. Tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với việc lập kế hoạch chiến lược. Quan điểm này nhấn mạnh mục tiêu tổ chức là trên hết và nhiệm vụ, nội dung phát triển ĐNGV xoay quanh việc thực hiện mục tiêu đĩ.

- Quan điểm phát triển ĐNGV trên cơ sở kết hợp cá nhân với nhà trường

Cần phải quan niệm rằng việc phát triển ĐNGV được xem như là một quá trình mà trong đĩ nhà trường và cá nhân được đồng thời coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, vì cho rằng các nhu cầu của nhà trường cũng quan trọng như nhu cầu của GV và cả hai loại nhu cầu này đều cần phải

được cân nhắc và được hồ hợp cân bằng với nhau để cho cơng tác phát triển ĐNGV đạt kết quả.

Cần phải hiểu rằng ĐNGV là một nỗ lực mang tính chất thường xuyên nhằm hồ hợp các lợi ích, mong muốn, địi hỏi mà ĐNGV đã cân nhắc kỹ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở cĩ tính đến các yêu cầu của nhà trường nơi mà họ cơng tác. Quan điểm này cho thấy việc hồ hợp giữa nhu cầu của cá nhân GV với nhu cầu của nhà trường đơi khi cũng xuất hiện những mâu thuẫn. Chính vì vậy, cơng tác phát triển ĐNGV cần phân tích kỹ nhu cầu cá nhân GV thơng qua nhu cầu của nhà trường, từ đĩ xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự phát triển ĐNGV.

Cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường phải nhằm vào những mục tiêu cơ bản là:

+ Chăm lo xây dựng đội ngũ để cĩ đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình, vững vàng về trình độ cĩ thái độ nghề nghiệp tốt, tận tuỵ với nghề, đảm bảo chất lượng về mọi mặt để đội ngũ giảng viên thực hiện tốt nhất, cĩ hiệu quả nhất chương trình, kế hoạch đào tạo và những mục tiêu chung của nhà trường.

+ Phải làm cho ĐNGV luơn cĩ đủ điều kiện, cĩ khả năng sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất, phát triển ĐNGV phải cĩ sự gắn bĩ kết hợp mật thiết giữa cơng tác quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và tạo mơi trường thuận lợi cho đội ngũ phát triển.

+ Phát triển ĐNGV là bao gồm sự phát triển tồn diện của người giảng viên, nhà giáo giảng dạy với tư cách là con người, là thành viên trong cộng đồng nhà trường, là nhà chuyên mơn, nhà khoa học trong hoạt động sư phạm về giáo dục.

+ Kết quả của cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên khơng những chỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên mơn nghề nghiệp cho các nhà giáo mà cịn cần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực để thực sự làm cho người giảng viên gắn bĩ trung

thành và tận tụy với “Sự nghiệp trồng người”.

Thuật ngữ “Phát triển đội ngũ giảng viên” được hiểu là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và phát triển nghề nghiệp của họ. Phát triển đội ngũ giảng viên là bao quát tất cả những gì mà người giảng viên cĩ thể trau dồi phát triển để đạt các mục tiêu cơ bản cho bản thân, cho nhà trường. Đĩ là con đường để người giảng viên phát triển tồn diện nội lực của bản thân để hài hồ phù hợp với thoả đáng trong sự phát triển chung của nhà trường.

Tựu chung lại, cơng tác phát triển ĐNGV là một quá trình liên tục phát triển nhằm hồn thiện hoặc thay đổi tình hình hiện tại để làm cho đội ngũ khơng ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Phát triển ĐNGV là một quá trình tích cực cĩ tính hợp tác cao, trong đĩ người giảng viên cĩ vai trị quan trọng trong sự trưởng thành về năng lực, trình độ về mặt nghề nghiệp cũng như nhân cách của bản thân họ cùng hồ hợp và phát triển với đại gia đình nhà giáo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường đh tây nguyên (Trang 25 - 31)