2 Về phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 66 - 71)

- Để KTTN Việt Nam phát triển mạnh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện mình phù hợp với sự phát triển, phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, biết gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng. Để cụ thể hoá của những giải pháp này các doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

* Không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã bao bì, gắn chặt chiến lược tiếp thị với tâm lý nhu cầu của người tiêu dùng, tiến tới hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường tạo vị thế trong nền kinh tế. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải quan tâm, có chiến lược trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ quan trọng này.

* Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển lâu dài, thường xuyên điều chỉnh hợp lý, đồng thời phải có chính sách, chiến lược đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. Phải ưu tiên tối đa mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn đưa mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn lên hàng đầu. Các ưu tiên đầu tư của doanh nghiệp phải là chủ đầu tư phát triển như: Đầu tư công nghệ mới, đào tạo mới…. .

* Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phải biết tổ chức kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất, thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo cơ chế nhịp nhàng, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức phải gọn nhẹ, đảm bảo tính năng động, ổn định lâu dài.

Phải nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, cần tạo điều kiện học tập, nâng cao nghiệp vụ thông qua hỗ trợ kinh phí và sắp xếp thời gian làm việc. Cần phải phát huy tinh thần học tập sáng tạo của nhân viên…. Ngoài ra, cần áp dụng những kiến thức mới cho họ.

* Xây dựng văn hoá kinh doanh trong kinh doanh của các doanh nghiệp, các doanh nhân qua việc nâng cao năng lực văn hoá kinh doanh là một nhiệm vụ cũng rất quan trọng. Bởi văn hoá nói chung và văn hoá kinh doanh nói riêng đã chứng minh là một bản sắc của sự phát triển của các quốc gia công nghiệp hoá nói riêng và thành công. Văn hoá kinh doanh mới gồm các đặc điểm:

- Biết dùng tri thức để tạo ra những tri thức mới vào việc tìm ra giải pháp và đưa ra quyết định kịp thời.

- Năng lực tài trí để giữ vốn và phát triển vốn.

- Biết ứng dụng công nghệ mới, phương pháp và công cụ hiện đại cuả công nghệ thông tin vào kinh doanh, quản lý doanh nghiệp.

- Biết khai thác, phát triển các mối quan hệ không chỉ bên ngoài doanh nghiệp mà ngay cả nội bộ doanh nghiệp như: Nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực, chăm lo đời sống người lao động.

- Biết tôn trọng bảo vệ môi trường, quan tâm đến các lợi ích xã hội công cộng.

- Tôn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh đối với nhà nước như: Thuế, bảo hiểm … đồng thời biết đấu tranh xây dựng nền hành chính dân chủ, văn minh thuận lợi cho kinh doanh và thị trường.

- Khả năng tìm kiếm và có quan hệ bạn hàng tốt đẹp

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang gấp rút chuẩn bị cho công cuộc đổi mới nền kinh tế, đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cùng với bối cảnh chung của nền kinh tế Thế giới là đang tăng cường hội nhập khu vực và Thế giới, để hoàn thành tốt kế hoạch mà Đảng và nhà nước đưa ra thì yêu cầu mọi thành phần kinh tế phải nỗ lực, phải không ngừng cải thiện, hoàn thiện mình để đạt được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế. Sau gần 20 năm đổi mới KTTN đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế như giải quyết việc làm, huy động nguồn vốn lớn trong dân, thêm thu nhập cho người dân, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển….vv.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của KTTN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và qui mô của nó. Khu vực này còn ở trình độ thấp, khả năng huy động vốn

còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ thấp, khả năng quản lý yếu kém. Ngoài ra tính liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn thấp nên khó tạo được sức mạnh trên cơ sở phát huy lợi thế.

Bên cạnh đó, việc phát triển KTTN còn gặp nhiều cản trở:

Thứ nhất: môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa hoàn thiện nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa nhất quán, phức tạp và chồng chéo.

Thứ hai: Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn luôn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

Thứ ba: Thiếu vốn là vấn đề nổi cộm thường xuyên khi các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhỏ bé, tài sản sử dụng làm tài sản thế chấp đề vay vốn quá hạn hẹp. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng thương mại mà khách hàng của họ chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, rất ngại cho các doanh nghiệp tư nhân vay.

Thứ tư: chính sách thuế còn quá nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua, các giải pháp đưa ra là: Cần thay đổi quan niệm, tư duy chính trị về kinh tế tư nhân, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách định hướng phát triển của kinh tế tư nhân, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế tư nhân; bổ sung sửa đổi một số cơ chế chính sách về phát triển kinh tế tư nhân như chính sách đầu tư, tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thuế, tài chính, kế toán, kiểm toá, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tiền lương thu nhập và bảo hiểm xã hội…

Vì vậy tiếp tục phát triển KTTN là một nhiệm vụ của quá trình CNH - HĐH đất nước đồng thời cũng là yêu cầu khách quan của nền kinh tế. Do đó những biện pháp nhằm hoàn thiện môi trường ,thể chế chính sách ,nhằm cụ thể hoá luật doanh

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w