Quan điểm định hướng Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 58 - 60)

Quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đất nước được Đảng ta xác định khá cụ thể, rõ ràng trong Đại hội Đảng IX. Cụ thể Đại hội đã vạch ra: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ năng lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực nước ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường”.

Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã xác định phương hướng phát triển KTTN trong thời gian tới là “ khuyến khích KTTN phát triển mạnh mẽ không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, có sức tăng trưởng cao hơn bình quân hiện nay, đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất, tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế”. Các chính sách đường lối KTTN trong thời gian tới của Đảng có thể cụ thể hoá bằng các quan điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, KTTN là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo quan điểm này thì thành phần KTTN cũng giống như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện nhất quán quan điểm này cần làm tốt các công việc sau:

- Cần tự do hoá khu vực tư nhân một cách thực sự và hoàn toàn.

- Về mặt pháp lý, cần xác lập quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân một cách hợp lý. Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

- Phải thực sự tôn trọng quyền sở hữu tư nhân.

- Phải hình thành một môi trường kinh doanh ổn định.

Có như vậy, KTTN mới thực sự là một khu vực độc lập, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, phát triển KTTN trong khuôn khổ luật pháp. Do đây là thành phần kinh tế có những hạn chế tồn tại là làm ăn manh mún, tự phát…. , thường gây khó khăn trong việc quản lý Nhà nước như trốn thuế, buôn lậu…thành phần KTTN phát triển tốt hơn trong thời gian tới đòi hỏi chính thành phần kinh tế này phải nâng cao

Thứ ba, quá trình phát triển KTTN cần gắn hiệu qủa KTTN với hiệu quả xã hội. Mục đích cuối cùng của mọi sự phát triển là vì con người cho nên cách thức lựa chọn sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu phải gắn với mục tiêu của nền kinh tế, của xã hội, đảm bảo tăng trưởng ổn định, giảm thất nghiệp và nâng cao dần mức sống dân cư.

Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có lợi cho xã hội. Với những quan điểm nêu trên thì KTTN thực sự đã có được môi trường tốt để phát triển. Từng bước khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 58 - 60)