1 Bối cảnh kinh tế mới:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

* Trong nước:

Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, đặc biệt Việt Nam đã thoát ra khỏi các nước nghèo đói trên thế giới, đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, từng bước xây dựng cơ sở vật chất ngày càng hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đang trong chủ trương tích cực hội nhập kinh tế khu vực để tranh thủ được nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, tính đến nay nước ta đã có quan hệ với 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vai trò, vị thế của nước ta ngày càng tăng lên trên chính trường thế giới. Đây là thành tựu to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đạt được trong thời gian vừa qua.

Mặc dù đã đạt được những thành công to lớn, song nền kinh tế Việt Nam còn nhiều những yếu tố hạn chế gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam hàng năm là khá cao nhưng sự tăng này vẫn chưa ổn định, chưa thật vững chắc. Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, đặc biệt là khả năng thâm nhập vào thị trường ngoại của Việt Nam chưa cao, khả năng huy động vốn chưa cao, các vấn đề chính trị xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để, cơ chế chính sách còn rất phức tạp gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Đây là những rào

cản cần được khắc phục, hạn chế càng sớm càng tốt để có thể đưa nền kinh tế nước ta vững chắc đi lên , bắt kịp với kinh tế thế giới.

*Bối cảnh quốc tế:

Hiện nay nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá. Nền kinh tế thế giới có những biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến từng quốc gia. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay đem đến cho Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức rất lớn. Hiện tại Việt Nam chuẩn bị trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Điều này có nghĩa hàng hoá Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt với hàng hoá các nước khác. Ngoài ra khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế như (WTO), AFTA… Việt Nam sẽ phải xoá bỏ rất nhiều thuế nhập khẩu, đây là một trở ngại lớn do thuế hàng nhập khẩu của Việt Nam hiện nay chiếm một vị trí quan trọng trong tỷ trọng ngân sách quốc gia. Ngoài ra, hàng nội địa sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập ngoại. Có thể rất nhiều mặt hàng, nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa do giá thành sản xuất cao. Việc tham gia vào các thị trường này đem đến cho kinh tế Việt Nam những cơ hội cũng như những thách thức to lớn. Khi tham gia vào các thị trường này doanh nghiệp nước ngoài có rất nhiều điểm mạnh như: có thị trường phát triển, có kinh nghiệm trong cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, có sản phẩm đa dạng, chi phí sản xuất thấp, có cơ chế thanh toán thuận lợi…tất cả các mặt này doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nhiều. Đây là những điểm mạnh của doanh nghiệp nước ngoài đồng nhất với các điểm hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, hạn chế đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có rất nhiều lợi thế nếu biết khai thác, tận dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế trong các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, các mặt hàng có giá nhân công rẻ…Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú

quốc tế đã và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Thực tế cho thấy, các ngành nghề như dệt, giày da, gốm, hoá chất…. cơ cấu hàng xuất khẩu hay bố cục thị trường của Trung Quốc là khá giống với Việt Nam. Sau khi nước này ra nhập tổ chức thương mại quốc tế, quốc gia này được hưởng các chính sách ưu đãi mậu dịch đa phương của tổ chức này, nhất là ưu đãi mậu dịch đa phương của tổ chức này như thuế quan và cắt bỏ hạn ngạch. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc so với hàng hoá Việt Nam trên cùng một thị trường. Gần đây,Trung Quốc đã tiến hành một số chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đãi ngộ thị trường ngày càng lớn, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, trong khi đó ở Việt Nam còn rất chậm chạp trong các chính sách ưu đãi, các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả các yếu tố này sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vào những thách thức lớn lao.

Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng sức mạnh trên thị trường quốc tế, chúng ta phải thấy được vai trò quan trọng của KTTN trong nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển cần phải thúc đẩy KTTN phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 56 - 58)