Đóng góp quan trọng vào GDP, xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 43 - 47)

và phát triển kinh tế – xã hội:

Tăng trưởng của khu vực tư nhân đã đóng góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và việc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, KTTN đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 28,8% trong các ngành công nghiệp (xấp xỉ bằng tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, không kể dầu khí), tăng 4,4% so với năm 2000. Trong lĩnh vực thương nghiệp, vị thế của KTTN còn lớn hơn nhiều, KTTN chiếm đến 84% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ.

Bảng 2.7: Đóng góp vào GDP của các khu vực kinh tế (%) Năm KTNN KTNQD KTVĐTNN 1995 42 27,6 6,3 1996 49,1 24,9 7,4 1997 49,4 22,6 9,1 1998 55,5 23,7 10 1999 58,7 24 12,2 2000 57,5 23,8 13,3 2001 58,1 23,5 13 2004 56 26,9 17,2

Nguồn: Niên gián thống kê năm 2004

Những năm gần đây, khu vực KTTN có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong 4 năm (2000-2004), tốc độ tăng trưởng của KTTN trong công nghiệp đạt mức 20% / năm. Trong nông nghiệp KTTN đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt chăn nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển của KTTN, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá khu vực nông nghiệp nông thôn.

Trong những năm qua KTTN thực sự chiếm một tỷ trọng khá lớn vào sự ổn định GDP trong nước .

Bảng 2. 8: cơ cấu sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 KTNN 41. 27 40. 39 40. 75 41. 13 40. 5 40. 35 41 KTTT 8. 54 8. 64 8. 53 8. 3 8. 2 8. 0 8. 40 KTTN 3. 31 3. 26 3. 3 3. 54 3. 71 3. 80 4. 0 KT cá thể 33. 45 33. 08 32. 18 31. 40 31. 5 31. 5 32. 0 KT hỗn hợp 4. 19 4. 25 4. 41 4. 78 4. 80 5. 0 5. 0 KT có vốn đầu tư NN 9. 24 10. 38 10. 77 10. 88 11. 29 11. 35 9. 6

Qua bảng trên cũng cho ta thấy tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế : Năm 1996 tốc độ tăng trưởng GDP toàn quốc là 9,3% trong đó khu vực tư nhân cũng có tỷ lệ tăng xấp xỉ. Góp phần thúc đẩy kinh tế tăng kim ngạch xuất khẩu chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thực hiện công nghiệp hoá của nước ta hiện nay để xây dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định vững chắc với tốc độ phát triển mạnh đòi hỏi phải xác định một cơ cấu hợp lý giữa các vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự đóng góp của KTTN bằng sự tham gia của nó đã xác lập lại cơ cấu đầu tư theo thời kỳ được phát triển góp phần nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Bảng 2. 9: Tỷ trọng các ngành thuộc khu vực tư nhân trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh (%).

Ngành Thương mại và dịch vụ Sản xuất công nghiệp Các ngành khác Giai đoạn 91 – 96 39 35 26 97—98 49 22 29 99—2000 54 15 31 2001—2003 65 10 25

Nguồn: Niên gián thống kê 2003.

Trình độ sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân ngày càng tiến bộ. Số lượng hàng hoá thay thế hàng hoá nhập khẩu tăng lên. Khu vực tư nhân còn tham gia nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của khu vực phi nông nghiệp trong KTTN đến nay đã tăng khá nhanh, năm 2001 nhập khẩu 3.336 tỷ USD xuất khẩu đạt 2.851 tỷ USD. Năm 2003

là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh trên thị trường xuất khẩu về một số mặt hàng quan trọng. Ở một số địa phương, KTTN là khu vực đóng góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang: 60%,Bình Thuận: 45%, Quảng Ngãi: 43%).

Bảng 2. 10: Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lĩnh vực sản xuất Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ xuất khẩu so với số lượng(%) Dệt may 159 80. 5 Sản phẩm da 34 85 Cao su nhựa 22 75 Thực phẩm đồ uống 71 63. 2 Chế biến gõ 65 75. 1

Các sản phẩm phi kim loại

khác 39 73. 1

Các sản phẩm kim loại 9

Các sản phẩm hoá chất 9 20

Các sản phẩm khác 49 74. 4

Tổng 457 75. 3

Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2004

Trong số 457 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động thì có tới 3/4 số lượng sản xuất ra được xuất khẩu. Trong đó hàng dệt may và da giầy chiếm tỷ lệ xuất khẩu cao nhất 80,5% và 85%, thúc đẩy cạnh tranh.

Trước đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung thị trường rất đơn điệu và chỉ mang tính hình thức cạnh tranh không phải là yếu tố quan trọng do các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau để mua các yếu tố sản xuất và bán sản phẩm quan hệ cung cầu, giá cả cũng mang tính mệnh lệnh chỉ huy các thị trường không được thừa nhận.

Kể từ khi đổi mới, quan hệ hàng hoá, tiền tệ mới thực sự phát triển các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên thị trường cho nên các loại thị trường dần dần được thừa nhận và mở rộng. Nhìn chung thị trường hàng hoá và dịch vụ phát triển khá mạnh ngày càng phong phú đa dạng hàng hoá trên thị trường

được tự do lưu thông, đã có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển.

Khu vực KTTN là một khu vực kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế, làm cho các doanh nghiệp phải đổi mới để có thế đứng vững trên thị trường. Chính sự ra đời của khu vực tư nhân đã làm cho thị trường hoạt động sôi nổi hơn. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên cả đầu vào và đầu ra.Tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế.

Như vậy, với sự ra đời của khu vực tư nhân đã kích thích việc ra đời và phát triển nó sẽ thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Với xu thế hiện nay là hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đang mở rộng hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia trên thế giới theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá .

Trong quá trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp tư nhân không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn cạnh trạnh với các thành phần kinh tế khác đặc biệt cả với doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực và kinh nghiệm hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước. Tạo nên một môi trường cạnh tranh năng động không chỉ cạnh tranh trên thị trường hàng hoá mà trên mọi mặt. Để thu hút được vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm … của nước ngoài để mở rộng sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 43 - 47)