Khó khăn trong việc tiếp cận khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 52 - 56)

Trên phương diện tổng thể thì công nghệ của khu vực KTTN phần lớn lạc hậu, chắp vá và kém đổi mới. Nguyên nhân là do thời gian phát triển của khu vực

KTTN chưa lâu, vốn ít, nên KTTN có ít khả năng thay đổi công nghệ. Việc tiếp cận công nghệ là một yếu tố rất quan trọng đối với khu vực kinh tế tư nhân, khi nền kinh tế thị trường đã phát triển mạnh mẽ thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, trong cuộc cạnh tranh này người thắng sẽ là người tiếp thu kịp thời được khoa học công nghệ hiện đại để áp dụng trong sản xuất sản phẩm của mình cho ra đời sản phẩm của mình với giá rẻ và chất lượng. Tuy nhiên với chúng ta nguồn vốn chưa đủ lớn do vậy việc tiếp cận khoa học công nghệ là rất hạn chế, mặt khác trình độ lao động của các doanh nghiệp còn hạn chế nên rất khó trong việc chuyển giao công nghệ.

2.3.6.Một số khó khăn khác:

* Thiếu cơ chế cung cấp thông tin thị trường cho kinh tế tư nhân..

Không ít các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân muốn mở rộng thị trường trong nước mà còn muốn vươn ra thị trường quốc tế. Để sản phẩm của các doanh nghiệp có mặt trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải nắm bắt được những thông tin về cung cầu, giá cả, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin về pháp luật…

Khả năng nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp còn yếu do không đủ kinh phí để đầu tư cho công tác thông tin như đào tạo cán bộ, trang thiết bị hiện đại… Các thông tin doanh nghiệp thu thập được thường không đầy đủ và chính xác do thu được từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và xác định thông tin đúng.

* Chính sách thuế chưa hợp lý:

Ở bất kỳ quốc gia nào, chính sách thuế đều có vai trò đòn bẩy khuyến khích và điều chỉnh sản xuất. Song, chính sách thuế của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp, nhất là đối

Thứ nhất: sự không nhất quán trong việc xác định chi phí hợp lý và chi phí thực để tiến hành khấu trừ từ hàng hoá chịu thuế và thuế lợi nhuận bổ sung gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai: mức lương tại các doanh nghiệp Nhà nước được xem là chi phí thực phù hợp với mức giá thống nhất ban hành.

Thứ ba: Trong trường hợp có thu nhập phụ phải nộp thuế bổ sung, điều này doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế hơn.

Thứ tư: Bên cạnh các pháp lệnh và luật về thuế còn nhiều quy định văn bản khác, chính sách thuế thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ năm: Thực tế áp dụng thuế VAT ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam chỉ ra rằng quá nhiều mức thuế sẽ tạo ra khó khăn bất tiện khi xác định mức thuế đối với mỗi mặt hàng và đối tượng chịu thuế cũng như khi tính thuế.

Thứ sáu: Thực tế của việc thu lệ phí được quy định ở nhiều văn bản thuộc nhiều cấp khác nhau và việc thu bất hợp pháp đang gây rối cho hoạt động của các doanh nghiệp.

* Thiếu cơ chế tạo sự ủng hộ của xã hội đối với KTTN.

Các quan điểm, văn kiện Đại hội Đảng đều thể hiện sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Song, trên thực tế vẫn tồn tại sự e ngại với sự phát triển của KTTN, do các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này chưa thực sự tạo được lòng tin cho xã hội. Những hiện tượng doanh nghiệp làm ăn phi pháp, kinh doanh không hiệu quả vẫn còn khá phổ biến. Trong khi đó nhận thức cũ về KTTN vẫn tồn tại trong dân, chưa thể sớm khắc phục.

* Thủ tục hành chính chưa thực sự cởi mở, môi trường thể chế chưa tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.

Môi trường thể chế có tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng nhất định tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó thể chế chính trị giữ vai trò quan trọng nhất, nó định hướng, chi phối toàn bộ hoạt động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng định hướng chính trị nhằm chi phối những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ

Hiện nay, môi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh, cạnh tranh thiếu bình đẳng, tồn tại nhiều hoạt động gian lận thương mại cũng như tiêu cực do bộ máy quản lý kém gây ra đã đẩy khu vực KTTN vào tình thế bất lợi.

Hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Tình trạng văn bản pháp luật còn thiếu đồng bộ, không nhất quán đã làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không tốt, luôn luôn lo sợ sự thay đổi cơ chế, chính sách nên không dám đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, những quy định còn phức tạp, chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tóm lại, sau một thời gian hình thành và phát triển, KTTN đã đạt được những thành tựu nhất định đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, công bằng xã hội…Từ đó khảng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế tư nhân cũng thấy rõ những xu hướng vận động chủ yếu và những yếu kém của thành phần kinh tế này. Do đó, để phát triển thành phần kinh tế này cần phải tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng cho sự phát triển của khu vực KTTN.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển Kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 52 - 56)