Mục tiêu là nhằm phát hiện ra những điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) trong nội bộ doanh nghiệp để từ đó có hành vi cần thiết trên cơ sở đánh giá những lĩnh vực cơ bản cần quan tâm như:
c.1. Đánh giá lĩnh vực marketing: (1) Đánh giá về sản phẩm/dịch vụ: Thị trường,
thị phần, mức độ tăng trưởng của thị trường, sự thâm nhập thị trường, chất lượng; (2) Giá cả: Vị thế tương đối (người tiên phong hay đi sau); (3) Phân phối: mạng lưới phân phối, các phương pháp phân phối, các đơn đặt hàng không hoàn thành, chi phí; (4) Xúc tiến hồn hợp; (5) Phát triển sản phẩm mới.
c.2. Đánh giá lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực: Các nhân tố phân tích công việc
như: Tất cả công việc cần thiết có được thực hiện? Đủ người với kỹ năng cần thiết?, lựa chọn, bố trí con người thích hợp, tính thời vụ; kết quả đào tạo và phát triển...
c.3. Đánh giá lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D):
Tập trung chủ yếu vào các vấn đề như: năng lực và chất lượng sản xuất, chi phí và thời hạn sản xuất, địa chỉ sản xuất, tác động của kinh nghiệm và của quy mô. Các vấn đề nghiên cứu và phát triển tập trung vào: phát triển sản phẩm, khả năng phát triển sản phẩm mới, tiềm năng nghiên cứu, sáng chế...
c.4. Đánh giá cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực:
Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý thường chú trọng hai vấn đề chính: (1) Thực trạmg của cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của doanh nghiệp trên hai mặt: Hệ thống tổ chức và quy chế hoạt động. (2) Khả năng thích ứng của tổ chức trước các biến động của môi trường và điều kiện kinh doanh.
c.5. Đánh giá lĩnh vực tài chính:
Nội dung đánh giá tập trung vào: (1) Thực trạng nhu cầu vốn và thực trạng cơ cấu các nguồn vốn trong doanh nghiệp (2) Thực trạng phân bổ vốn (cơ cấu vốn thực tế trong doanh nghiệp) (3) Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất-kinh doanh (4) Thực trạng các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán các báo cáo tài chính trong tương lai.