Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010 (Trang 59 - 60)

mạng: Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và được phép nâng mức vốn góp lên mức 65%.

Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, được thiết lập trên hạ tầng mạng do Việt Nam kiểm soát, phía nước ngoài được phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định.

Chọn lựa đối tác liên doanh:

- Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam hiện chỉ cho phép nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép. Quy định như vậy nhằm tập trung cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp viễn thông hiện có, đảm bảo sự hợp tác bình đẳng giữa các bên trong liên doanh. Hạn chế này cũng cho phép hạn chế số lượng các JV có thể thành lập trong thời gian đầu để giảm bớt áp lực cạnh tranh, kiểm soát được thị trường.

- Cam kết gia nhập WTO: Cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng bên nước ngoài vẫn phải liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã được cấp phép.

Cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 03 năm sau khi gia nhập WTO bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh nhưng đối với dịch vụ mạng riêng ảo và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng ta cho phép nước ngoài tự do lựa chọn đối tác liên doanh ngay khi gia nhập.

Cung cấp dịch vụ qua biên giới:

- Hiện trạng cam kết quốc tế trước đây: Việt Nam quy định nước ngoài phải có thoả thuận thương mại với nhà khai thác Việt Nam được cấp phép làm dịch vụ viễn thông quốc tế. Ngoài việc cho phép kiểm soát an ninh thông tin một cách khả thi, hạn chế này còn cho phép tạo ra thị trường thông tin vệ tinh cho các doanh nghiệp 59

Việt Nam và nâng cao tính thương mại của dự án phóng vệ tinh Việt Nam VINASAT. Việc kiểm soát các cổng thông tin quốc tế và dịch vụ thuê kênh quốc tế cũng là những điều kiện cần thiết cho việc đảm bảo an ninh thông tin.

- Cam kết gia nhập WTO: Việt Nam cam kết 03 năm sau khi gia nhập mở rộng loại đối tượng, chủ yếu là các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam, có thể được cấp phép sử dụng trực tiếp dịch vụ vệ tinh của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Ta cũng cam kết lộ trình cho phép bên nước ngoài, được kết nối dung lượng cáp quang biển (dung lượng 2 chiều) trên các tuyến cáp cong -xooc xiom mà Việt Nam là thành viên với các trạm cập bờ của Việt Nam và bán sỉ dung lượng truyền dẫn này cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế được cấp phép tại Việt Nam. Bốn năm sau khi gia nhập bên nước ngoài được phép bán dung lượng nêu trên cho các nhà cung cấp dịch vụ ảo VPN và dịch vụ kết nối Internet (IXP) quốc tế được cấp phép.

Phạm vi dịch vụ:

Ngoài các dịch vụ viễn thông có tính truyền thống, do sự hội tụ của các dịch vụ nghe nhìn Việt Nam cam kết thêm dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video các chương trình truyền hình và phát thanh trong phần dịch vụ viễn thông cơ bản. Về bản chất Việt Nam cam kết coi dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video từ các nhà sản xuất chương trình, nội dung đến các nhà phát hình, phát thanh quảng bá, giữa các nhà phát hình, phát thanh quảng bá với nhau là dịch vụ viễn thông.

Cơ hội:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện giai đoạn 2006-2010 (Trang 59 - 60)