Việc lựa chọn bài tập cần từ các nguồn sau đây:
- Chọn các bài tập từ sách giáo khoa, sách bài tập hóa học phổ thông.
- Từ các đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào đại học cao đẳng, các đề thi học sinh giỏi.
- Các sách tham khảo, bài tập trong giáo trình đại học dùng cho học sinh giỏi, hệ thống bài tập của các luận văn, luận án, tạp chí hóa học.
- Hoặc khai thác cẩn thận những bài tập trên mạng internet. Việc lựa chọn bài tập nên tiến hành theo các bước sau:
- Phân tích kỹ lưỡng tác dụng của từng bài tập, cần chú ý đến tác dụng của từng mặt.
Ví dụ :
Học sinh rất hay nhầm lẫn và khó phân biệt được các khái niệm quan trọng như nguyên tử, nguyên tố hóa học, ion, phân tử. Có thể chọn bài tập sau để học sinh phân biệt được các khái niệm này:
+ Một ion Y+ được cấu tạo từ 5 nguyên tử của 2 nguyên tố. Tổng số proton của Y+ là 11. Cho biết Y+ là ion nào?
Ngoài ra qua giải bài tập này học sinh còn được rèn thêm kĩ năng sử dụng phương pháp trung bình (số proton trung bình của 2 nguyên tử) để giải bài tập hóa học.
- Lựa chọn bài tập có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, phân tích ưu nhược điểm từng cách.
Ví dụ 1: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất của R, R chiếm 40% khối lượng. Tìm nguyên tử khối của R
R thuộc nhóm VIA → oxit cao nhất của R là RO3
Cách 1: Phần trăm khối lượng của R
100. . 48 + R R M M = 40→ MR = 32 g/mol Nguyên tử khối của R là 32
Cách 2: O R m m O R = % % → 48 60 40 MR = → MR= 32g/mol
Với %R và %O lần lượt là phần trăm khối lượng của R và O trong oxit Ví dụ 2: Tổng số proton của ion AB4+ là 11. Xác định các nguyên tố A, B Cách 1 :
Tổng số ZA + 4ZB =11 (*)
(ZA và ZB lần lượt là điện tích hạt nhân của A và B) → ZB chỉ có thể nhận 2 giá trị 1 hoặc 2
Nếu ZB = 1 ( B là H ) → ZA= 7 ( A là N)
Nếu ZB= 2 → B là He, mà He là khí hiếm không tạo hợp chất (không thỏa mãn)
Cách 2: Số proton trung bình Z=
511 11
→ Z=2,2 Vậy phải có nguyên tố có Z=1 hoặc Z=2
Z=2 là khí hiếm He, không tạo hợp chất nên loại Z=1 là H (phải là B) → ZA=7 là N
- Bài tập này có điểm gì đặc biệt, dự đoán trước khả năng phân hóa học sinh của bài tập này. Học sinh kém sẽ vấp phải khó khăn ở điểm nào? Thông minh sẽ thể hiện như thế nào khi giải bài tập nào? kiên nhẫn sẽ đạt kết quả ra sao? hấp tấp, vội vàng sẽ mắc sai lầm gì?
Ví dụ: Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s1
Học sinh trung bình và ngay cả học sinh khá mà hấp tấp vội vàng thì chỉ viết được một cấu hình thỏa mãn: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Còn học sinh khá giỏi cẩn thận hơn sẽ viết đủ 3 cấu hình electron thỏa mãn điều kiện trên: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 ( 19K)
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 (24Cr) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ( 29Cu)
Do hiện tượng bán bão hòa hoặc bão hòa gấp phân lớp 3d để đạt cấu hình electron bền hơn của Cr và Cu.
- Xây dựng hệ thống bài tập theo từng bài, từng chương, từng phần, từng lớp, theo dạng bài, xếp bài tập theo thứ tự, theo loại. Tránh tùy tiện ngẫu hứng trong việc ra bài tập. Cần dứt điểm theo từng giai đoạn phải hình thành những kỹ năng nào?
- Cần lấy những bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, và một số bài tập tham khảo.
- Chọn bài tập cần có bài dễ, trung bình, khó, rất khó xen kẽ nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh.