Hệ thống bài tập liên kết hoá học

Một phần của tài liệu skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 44 - 49)

h. Xây dựng bài tập gắn liền với thực tiễn là xu hướng hiện nay

2.3.3. Hệ thống bài tập liên kết hoá học

2.3.3.1. Bài tập trắc nghiệm <61 bài>: Ở phụ lục 22.3.3.2. Bài tập tự luận <32 bài> 2.3.3.2. Bài tập tự luận <32 bài>

Bài 1. Mô tả sự dịch chuyển electron từ nguyên tử liti sang nguyên tử flo để tạo thành hợp chất liti florua theo ba cách:

a.Theo cấu hình electron

b.Theo sơ đồ obitan (các ô lượng tử) c.Theo kí hiệu Liuyt

Bài 2. Tại sao nitơ có độ âm điện rất lớn là 3,0 nhưng là khí tương đối trơ ở nhiệt độ thường? Viết công thức cấu tạo, công thức electron của NH3, NH4Cl, HNO2, N2O5, HNO3. Xác định hóa trị và số oxi hóa của nitơ trong các chất đó.

Bài 3. Hãy giải thích tại sao :

1. Oxi là nguyên tố hoạt động mạnh hơn clo nhưng ở điều kiện thường lại tỏ ra kém hoạt động hơn

2. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh có tính trơ về phương diện hóa học, nhưng khi đun nóng lại tỏ ra khá hoạt động?

3. Phân tử NO2 có khả năng trùng hợp còn phân tử SO2 lại không có khả năng đó?

4. Ở điều kiện thường: Nitơ là chất khí nhưng photpho (cùng nhóm với nitơ) lại là chất rắn? Phốtpho là nguyên tố có độ âm điện bé hơn nitơ nhưng lại hoạt động hơn nitơ?

5. HF là axit yếu và tạo được muối axit còn các axit HX của các halogen còn lại là những axit mạnh và không có khả năng tạo ra muối axit?

Bài 4

b. Tóm tắt cộng hóa trị đặc trưng của các nguyên tố nhóm IVA, VA, VIA và VIIA.

c. Có thể tồn tại các phân tử sau không: PCl5, SF6, BrF7, IF5, ClF3, OF6 và I7F ? Giải thích.

Bài 5. Viết công thức công thức cấu tạo cho các phân tử dưới đây. Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các phân tử đó.

a) CO2, H2CO3

b) PH3, P2O5, H3PO4 , PCl5

c) H2S, SO2, SO3, H2SO4 , SF6

d) HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4.

Bài 6. Viết công thức công thức cấu tạo cho các phân tử sau đây: Na2CO3, Ca(NO3)2, Al2(SO4)3 và KClO3.

Bài 7. Hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết giữa hai nguyên tử trong phân tử các chất sau : CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3, AlCl3. Phân tử chất nào có chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực ?

Bài 8. Dựa trên cấu hình electron hãy cho biết loại liên kết và công thức phân tử hình thành giữa các nguyên tử của từng cặp nguyên tố sau đây : a) 19X + 8Z

b) 15Y + 8Z

Bài 9. Cho các nguyên tố 8O, 16S, 11Na

a. Viết công thức phân tử tất cả các hợp chất tạo bởi hai hoặc ba nguyên tố trên.

b. Viết công thức cấu tạo và xác định các loại liên kết trong mỗi phân tử trên.

Bài 10. Hãy giải thích :

a. Tại sao tinh thể kim loại có tính dẻo, còn tinh thể ion lại giòn?

c. Khác với các loại tinh thể khác, tại sao tinh thể phân tử mềm và nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi?

Bài 11. Cho các chất sau đây: CO2, SO2, C2H5OH, CH3COOH, HI

Hãy cho biết chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? giải thích?

Bài 12. Cho biết dạng hình học của các phân tử sau đây: CO2, HNO3,SO2, H2SO4, NH3, H2O.

Bài 13. Dựa trên thuyết lai hóa, mô tả cấu trúc của các phân tử sau dưới dạng xen phủ các obitan nguyên tử và cho biết dạng hình học của mỗi phân tử: BeH2, BF3, CH4.

Dựa vào các quy tắc nêu trên, xác định số oxi hóa của các nguyên tố.

Bài 14. Xét liên kết cacbon-oxi trong fomaldehit(HCHO) và trong cacbon monoxit(CO)

-Trong phân tử nào liên kết cacbon-oxi ngắn hơn?

-Trong phân tử nào liên kết cacbon – oxi bền hơn? Vì sao?

Bài 15. Trong phân tử etilen có bao nhiêu liên kết σ? bao nhiêu liên kết Л? Liên kết nào kém bền nhất? Viết phương trình chứng minh?Mô tả sự hình thành liên kết kém bền trên?

Bài 16. Hãy giải thích vì sao phân tử C2H5OH và CH3COOH đều chứa nhóm hidroxyl (-OH) nhưng chỉ có CH3COOH là có tính axit?

Bài 17

a. Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố hóa học? Nêu ví dụ minh họa.

b. Hãy kể tên các dạng thù hình của cacbon, oxi, photpho mà anh chị đã học.

c. Trong các loại mạng tinh thể (nguyên tử, phân tử, kim loại, ion) thì kim cương, P trắng, nước đá, KCl, Mg thuộc loại mạng tinh thể nào?

Dựa vào độ âm điện, hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion: HClO, KHS, HCO3- (Cho độ âm điện các nguyên tố K=0,8, H=2,1, C=2,5, S=2,5, Cl =3,0, O=3,5)

Bài 19

a. Bằng hình vẽ mô tả sự xen phủ obitan nguyên tử tạo ra liên kết trong phân tử H2, Cl2, N2, HCl.

b. Giải thích vì sao độ âm điện của nitơ và clo đều bằng 3,0 nhưng ở điều kiện thường nitơ có tính oxi hóa kém clo.

Bài 20

So sánh độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau: NH3, H2S, H2O, H2Te, CsCl, CaS, BaF2

(Cho độ âm điện : Cs=0,7; Ba=0,9 Ca=1; Cl=3; Te=2,1; H=2,1; S=2,5; N=3; O=3,5 ;F=4)

Bài 21

a. Liên kết hiđro được hình thành trên cơ sở nào?

b. Hợp chất nào tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử? Giải thích. C2H6, C2H5Cl, C2H5NH2, CH3COOC2H5, CH3COOH, CH3CHO Bài 22

Dựa vào bản chất liên kết hidro giữa các phân tử, hãy cho biết trong các chất sau đây:

a. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ? Giải thích CH3CHO, CH3-CO-CH3, CH3COOH.

b. Khí nào dễ hóa lỏng nhất ? Giải thích. CH4, CO2, F2, C2H2, NH3

c. Chất nào dễ tan trong nước nhất?Giải thích C2H6, C2H2, C2H5Cl, NH3, H2S

Bài 23

Giải thích tại sao naphtalen và iot lại dễ thăng hoa nhưng không dẫn điện, trái lại NaCl rất khó thăng hoa nhưng lại dẫn điện khi nóng chảy?

Bài 24

So sánh có giải thích: Góc hóa trị HNH, HOH, HSH trong các phân tử NH3, H2O, H2S

Bài 25

Nhiệt độ sôi trong dãy hidrohalogenua HF, HCl, HBr, HI có các giá trị lần lượt là 293, 188, 206, 222K. Giải thích thực tế đó.

Bài 26

Hãy giải thích tại sao ở điều kiện thường, trong từng cặp chất sau có sự khác nhau về trạng thái:

a. Cùng công thức phân tử C2H6O nhưng CH3CH2OH là chất lỏng còn CH3OCH3 là chất khí

b. H2O là chất lỏng còn H2S là chất khí Bài 27

a. So sánh độ bền liên kết xích ma và liên kết pi

b. Tại sao năng lượng liên kết đôi C=C (614 kJ/mol) không lớn gấp đôi năng lượng liên kết đơn C-C (374kJ/mol) và tại sao năng lượng liên kết ba C≡C lại không lớn gấp ba?

Bài 28

Mô tả sự tạo thành các phân tử sau theo thuyết lai hóa: SiCl4; NH3; H2O Bài 29

Cho các phân tử sau: CO2; H2O; NH3; NF3

a. Phân tử nào có liên kết phân cực nhất?

b. Phân tử nào phân cực? không phân cực? vì sao? Bài 30

Cho các phân tử

CH4; CH3Cl; CH2Cl2; CHCl3; CCl4

a. Phân tử nào phân cực? không phân cực? vì sao?

b. Ở điều kiên thường chất nào ở thể khí? chất nào ở thể lỏng? Bài 31

Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi: H2S; H2O; H2; NaI Bài 32

Cho các chất sau ở trạng thái rắn (khi ở nhiệt độ đủ thấp và áp suất thích hợp, mọi chất đều có thể hóa rắn): Fe, Si, NH3, NaCl, Xe

a. Chất nào dẫn điện tốt?

b. Chất nào không dẫn điện ở thể rắn nhưng khi nóng chảy lại dẫn điện? c. Chất nào rắn, giòn, không tan trong nước?

d. Chất nào dễ bị dát mỏng, kéo thành sợi? e. Chất nào có liên kết hiđro giữa các phân tử? g. Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

Một phần của tài liệu skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w