Hệ thống bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

Một phần của tài liệu skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 38 - 44)

h. Xây dựng bài tập gắn liền với thực tiễn là xu hướng hiện nay

2.3.2. Hệ thống bài tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

luật tuần hoàn

2.3.2.1. Bài tập trắc nghiệm <62 bài>: Ở phụ lục 22.3.2.2. Bài tập tự luận <28 bài> 2.3.2.2. Bài tập tự luận <28 bài>

Bài 1. Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có điện tích hạt nhân lần lượt là 11, 13, 16, 18, 24, 26, 29.

Bài 2. Cho các nguyên tố có các cấu hình electron như sau : X1: 1s22s22p1 X4: 1s22s22p63s23p64s1

X2: 1s22s22p63s2 X5: 1s22s22p63s23p63d64s2

X3: 1s22s22p63s23p1 X6: 1s22s22p6

a. Các nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì? Giải thích. b. Các nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm? Giải thích. Bài 3. Cho nguyên tố X có Z = 30.

a. Viết cấu hình electron nguyên tử của X.

b. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố cùng chu kì, thuộc hai nhóm liên tiếp (trước và sau) với nguyên tố X và hãy giải thích tại sao lại viết được như vậy.

Bài 4. Cho 3 nguyên tố A, B, C có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n=3 ) tương ứng là ns1; ns2np1; ns2np5.

a. Hãy xác định vị trí của A, B, C trong bảng tuần hoàn.

b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tăng dần tính phi kim.

c. Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất với hiđro (nếu có), và hiđroxit của mỗi nguyên tố và cho biết chúng có tính axit hay bazơ.

Không dùng bảng tuần hoàn, hãy :

a. Viết cấu hình electron, công thức hợp chất khí với hiđro tương ứng của các nguyên tố trên.

b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tính phi kim tăng dần và hãy giải thích tại sao lại sắp xếp được như vậy.

Bài 6. X, Y, R, A, B theo thứ tự là 5 nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn có tổng số điện tích hạt nhân là 90 (điện tích hạt nhân của X nhỏ nhất) a. Xác định điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, gọi tên các nguyên tố đó b. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần tính phi kim và sắp xếp các hiđroxit của chúng theo chiều tăng dần tính bazơ

c. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+. So sánh bán kính của chúng và giải thích

d. Trong phản ứng oxi hóa khử X2−, Y− thể hiện tính chất cơ bản gì? vì sao? Cho dung dịch chứa đồng thời hai ion trên tác dụng với dung dịch K2Cr2O7/H2SO4. Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra nếu có. Bài 7. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 30. Viết cấu hình electron của X và Y.

Bài 8. A và B là hai nguyên tố ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 31. Hãy xác định tên nguyên tố A và B (biết hiđroxit của B có tính axit yếu hơn của A).

Bài 9. Hai nguyên tố A, B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. B ở nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử A và B là 23. Xác định tên hai nguyên tố A và B.

a. Dưới đây là bán kính nguyên tử của một số nguyên tố. Hãy so sánh và giải thích sự biến thiên các giá trị bán kính nguyên tử này trong nhóm và chu kì.

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA

1 Li1,23Å 1,23Å 2 Na 1,57 Å Mg 1,36 Å Al 1,25 Å Si 1,17 Å P 1,10 Å S 1,04 Å Cl 0,99 Å 3 K 0,203 Å

b. Cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến bán kính nguyên tử của một nguyên tố.

c. Sắp xếp các nguyên tử sau đây: F, Mg, P và Ca theo trật tự tăng dần bán kính nguyên tử và giải thích.

Bài 11

Giải thích sự khác biệt giữa bán kính nguyên tử và bán kính ion của từng cặp sau: (1) Ca (1,74 Å) và Ca2+ (1,14 Å) ; (2) S (1,04 Å) và S2– (1,70 Å).

Bài 12

a. Năng lượng ion hóa là gì ?

b. Cho biết quan hệ giữa năng lượng ion hóa và bán kính nguyên tử.

c. Dưới đây là giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất (I1, kJ/mol) của nguyên tử của một số nguyên tố. Hãy so sánh và giải thích sự biến thiên các giá trị này.

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA

2 Li 520 3 Na 497 Mg 738 Al 578 Si 786 P 1012 S 1000 Cl 1251 4 K 419

Bài 13

Hãy giải thích tại sao năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của K (Z = 19) nhỏ hơn Ca (Z = 20), ngược lại năng lượng ion hoá thứ hai (I2) của K lại lớn hơn Ca. Bài 14

Cho biết trị số năng lượng ion hoá thứ nhất I1(eV) của các nguyên tố t huộc chu kì 2 như sau:

Chu kì 2 Li Be B C N O F Ne

I1(eV) 5,39 9,3 8,29 11,26 14,54 13,61 17,41 21,55

Nhận xét sự biến thiên năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố trên. Giải thích.

Bài 15

a. Độ âm điện là gì ?

b. Cho biết quan hệ giữa độ âm điện và bán kính nguyên tử.

c. Dưới đây là giá trị độ âm điện của nguyên tử của một số nguyên tố. Hãy so sánh và giải thích sự biến thiên các giá trị này.

Nhóm Chu kì

IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA

2 Li 0,98 3 Na 0,93 Mg 1,31 Al 1,61 Si 1,90 P 2,19 S 2,58 Cl 3,16 4 K 0,82 Bài 16

a. Tính kim loại là gì ? Tính phi kim là gì ?

b. Cho biết quan hệ giữa tính kim loại và năng lượng ion hóa, tính phi kim và độ âm điện.

c. Cho biết biến thiên tính kim loại, phi kim trong một chu kì và trong một nhóm.

Bài 17

Sắp xếp các hợp chất sau theo chiều (a) tăng dần tính axit: SrO, SO3, Cl2O7, CaO và SeO3 và (b) tăng dần tính bazơ: NaOH, Mg(OH)2, H2SO4, H3PO4 và KOH.

Bài 18

1. Nguyên tố R thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? nguyên tố R là kim loại hay phi kim? Biết số oxihoá của nguyên tố R trong hợp chất oxit cao nhất là mO, trong hợp chất với hiđro là mH và:

│mO│-│mH│= 6

2. Xác định nguyên tố R, biết trong hợp chất với hiđro có %H = 2,74% về khối lượng. Viết công thức phân tử oxit cao nhất của R và hợp chất với hiđro.

Bài 19

Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố A, B và có phân tử khối là 76. A và B có số oxi hóa cao nhất trong các oxit là +no và +mo và có số oxi hóa âm trong các hợp chất với hidro là -nH và –mH thỏa mãn các điều kiện nO = nH

HO m O m

m =3 . Hãy thiết lập công thức phân tử của X. Biết rằng A có số oxi

hóa cao nhất trong X.

Bài 20. Một nguyên tố A tạo ra hai loại oxit. Phần trăm khối lượng của oxi trong hai oxit lần lượt bằng 50% và 60 %. Xác định nguyên tử khối và gọi tên A.

Bài 21. Ba nguyên tố A, B, C: A thuộc nhóm II, B thuộc nhóm IV và C thuộc nhóm VI. B và C ở cùng chu kì và hình thành với nhau hai hợp chất: một cháy được và một không cháy. Hợp chất hình thành từ 3 nguyên tố này có rất nhiều trong tự nhiên và được dùng nhiều trong xây dựng. Gọi tên 3 nguyên tố này.

Bài 22. Một hợp chất ion có công thức AB. Hai nguyên tố A, B thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. A thuộc nhóm IA hoặc IIA; còn B

thuộc nhóm VIA hoặc VIIA. Xác định A, B biết rằng tổng số electron trong AB bằng 20.

Bài 23. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3.

a) Xác định tên nguyên tố Y.

b) Y tạo với kim loại M một hợp chất có công thức MY2, trong đó M chiếm 46,67% khối lượng. Xác định tên nguyên tố M.

Bài 24. Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 2. Hợp chất khí của R với hiđro có công thức là RH2.

a) Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn.

b) R phản ứng vừa đủ với 12,8 g phi kim X thu được 25,6 g XR2. Xác định tên nguyên tố X.

Bài 25

a) Trong oxit bậc cao nhất của R (thuộc nhóm A), oxi chiếm 56,338% khối lượng. Xác định công thức phân tử của oxit.

b) Trong hợp chất với hiđro của R (thuộc nhóm A), hiđro chiếm 5,88% khối lượng. Xác định công thức phân tử của hợp chất với hiđro.

Bài 26. Hòa tan hoàn toàn 20 g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít khí (đktc). Xác định tên hai kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 27. Hợp chất A có công thức là MXx trong đó M chiếm 46,67% khối

lượng; M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có số notron hơn số proton là 4; của X có số notron bằng số proton. Tổng số proton của MXx là 58. Xác định tên, số khối và vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn

Bài 28. Cho hai hợp chất : X và Y có công thức là (AB)n và (CD)n với A , C là kim loại và B, D là phi kim. X và Y có cùng tổng số electron là 28

b) Chọn các công thức ứng với trường hợp X, Y là hợp chất có tính cộng hóa trị cao hơn tính ion. Giải thích lựa chọn này .

Một phần của tài liệu skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w