Hệ thống bài tập cấu tạo nguyên tử

Một phần của tài liệu skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 33 - 38)

h. Xây dựng bài tập gắn liền với thực tiễn là xu hướng hiện nay

2.3.1. Hệ thống bài tập cấu tạo nguyên tử

2.3.1.1. Bài tập trắc nghiệm <76 bài >: Ở phụ lục 22.3.1.2. Bài tập tự luận (31 bài) 2.3.1.2. Bài tập tự luận (31 bài)

Bài 1. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tử là 13. Xác định điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử đó.

Bài 2. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của một nguyên tử là 115 hạt. Trong đó, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy cho biết đó là nguyên tử của nguyên tố nào, nguyên tử khối của nó.

Bài 3. Nguyên tử 56Fe

26 tạo ra các ion Fe2+, Fe3+.

a. Xác định số lượng từng hạt proton, nơtron, electron, cấu tạo nên mỗi nguyên tử và ion trên.

b. So sánh tính chất hoá học của Fe và Fe3+.

c. Cho biết ion nào bền hơn Fe2+ hay Fe3+? tại sao? Bài 4. Nguyên tử X tạo được ion X- có 116 hạt các loại a. Xác định điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử X. b. So sánh tính chất hoá học của X và X-.

Bài 5. Hai nguyên tử A, B tạo được các ion A3+, B+ tương ứng có số electron bằng nhau. Tổng số các hạt proton, notron, electron trong hai ion bằng 70. Xác định các nguyên tố A, B

Bài 6. Ion Y+ do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong Y+ là 11 hạt. Xác định các nguyên tố tạo nên Y+.

Bài 7. Anion X2- tạo nên từ 5 nguyên tử của 2 nguyên tố. Tổng số electron trong X2- là 50. Biết rằng 2 nguyên tố trong X2- thuộc cùng một nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Xác định ion X2-.

Bài 8. Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, notron, electron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn trong nguyên tử X là 8. Xác định M và X và MX3

Bài 9. Hợp chất A tạo thành từ ion M+ và X2-. Trong phân tử A có 140 hạt các loại (proton, notron, electron), trong đó số hạt mang điện bằng 65,714% tổng số hạt. Số khối của M lớn hơn của X là 23. Xác định M và X

Bài 10. Nguyên tử các bon có 6 proton, 6 notron, 6 electron a. Tính khối lượng nguyên tử các bon theo kilogam và theo u

b. Trong nguyên tử C khối lượng electron chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng nguyên tử

c. 12 gam các bon chứa bao nhiêu hạt proton, notron, electron d. Bao nhiêu kg các bon chứa 1kg electron

Bài 11. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. Nếu chấp nhận bán kính của hạt nhân xấp xỉ bằng

100001 1

bán kính của nguyên tử.

a. Tính bán kính của nguyên tử nếu phóng đại hạt nhân thành một quả cầu bán kính 1mm.

b. Tính thể tích bị chiếm bởi một người nặng 60 kg nếu nén các nguyên tử sao cho các electron chạm vào nhân. Giả sử khối lượng riêng của cơ thể người là 1g/ml.

Bài 12. Gọi A là số khối của hạt nhân nguyên tử. Bán kính R của hạt nhân được tính gần đúng bằng hệ thức R= 1/3

0A

r với r0=1,2.10-13 cm. Hãy tính khối lượng riêng của nguyên tử.

Bài 13. Nguyên tử kẽm được hình dung như một khối cầu bán kính r=1,35.10-10m và có khối lượng nguyên tử là 65 u.

a. Tính khối lượng riêng(g/ml) của nguyên tử kẽm

b. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm. Biết rằng bán kính của nguyên tử lớn hơn bán kính của hạt nhân 10000 lần và có thể coi toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân.

c. Tính khối lượng riêng của kẽm kim loại biết rằng trong tinh thể, các nguyên tử kẽm chỉ chiếm 70% thể tích.

a. 43 19K → 43 20Ca + ? b. 4 2 210 84Po →?+ He c. 13 ? 6 13 7N → C + d. 0 ? 1 41 20Ca +−e →

Bài 15.Cho sơ đồ sau

20782 82 207 81 211 83 211 84 215 84Po → Pb → Bi → Tl → Pb

Hãy xác định kiểu phóng xạ mỗi giai đoạn và viết phương trình phân huỷ phóng xạ tương ứng

Bài 16. Có các đồng vị 8O16, 8O17, 8O18, 1H1, 1H2.

a. Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu phân tử nước có thành phần đồng vị khác nhau?

b. Tính phân tử khối mỗi loại đồng vị nói trên.

Bài 17. Trong nước, hiđro chủ yếu tồn tại hai đồng vị 1H1 và 1H2. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 1H2 trong 1ml nước? Biết nguyên tử khối trung bình của hiđro trong nước nguyên chất là 1,008 và khối lượng riêng của nước nguyên chất là 1g/ml.

Bài 18. Cho một dung dịch chứa 8,19 g muối NaX tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09 g kết tủa.

a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X

b. X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lần số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 notron. Tìm số khối của mỗi đồng vị.

Bài 19. Cho hợp chất XY2 tạo bởi hai nguyên tố X, Y. Y có 2 đồng vị :Y79

(chiếm 55% tổng số nguyên tử Y) và Y81. Trong XY2, phần trăm khối lượng của X bằng 28,41%.

a. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của X, Y

b. X có 2 đồng vị X65 chiếm 27% số nguyên tử X. Tìm đồng vị thứ 2 của X Bài 20. Dựa vào đâu để biết rằng trong các nguyên tử các electron được phân bố theo từng lớp (hay từng mức năng lượng)

1s2; 1s22p1; 1s3; 1s22s22p4; 1s22s22p1 x

Bài 22. Cấu hình electron nào sau đây vi phạm quy tắc Hun? 1s2; 1s22s22px22py2pz ; 1s22s22px12py1; 1s22s22px12pz1; 1s22s22px22py12pz1.

Bài 23. Viết cấu hình electron đầy đủ: - Cấu hình electron rút gọn.

- Giản đồ obitan đối với các electron hoá trị.

- Số electron bên trong các electron hoá trị đối với các nguyên tố sau a. nhôm( Al; Z=13)

b. lưu huỳnh (S; Z=16) c. sắt (Fe; Z=26)

Bài 24. Viết cấu hình electron hoá trị tổng quát của các nguyên tố nhóm: IA; VIA; VIIIA; VIB; IB; VIIIB. Từ đó cho biết khuynh hướng cho hoặc nhận electron của các nhóm này.

Bài 25. Xác định số electron hoá trị, số electron độc thân của các nguyên tố có phân lớp ngoài cùng là 4s1.

Bài 26. Viết cấu hình electron ở trạng thái kích thích của nguyên tố Clo ứng với số electron độc thân là 3, 5, 7. Và cho biết tại sao flo thuộc cùng nhóm với clo nhưng không thể có 3, 5, 7 electron độc thân

Bài 27. Nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? “tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại ”.

Bài 28. Viết cấu hình electron của Fe, Fe2+, Fe3+. Cho biết ion nào bền hơn? tại sao?

Bài 29. Theo thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử thì electron phải điền đầy vào 4s rồi mới điền vào 3d. Tại sao cấu hình electron hoá trị của Crom là 3d54s1 mà không phải là 3d44s2; còn của Cu là 3d104s1 mà không phải là 3d94s2.

Bài 30. Viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z=10; Z=17; Z=18; Z=20; Cho biết nguyên tố nào có cấu hình electron bão hoà; Tại sao các phân tử khí hiếm tồn tại ở trạng thái đơn nguyên tử.

Bài 31. Cho biết những nguyên tử hoặc ion nào đều có 10 electron. Viết cấu hình electron của chúng cho biết chúng là kim loại hay phi kim.

Một phần của tài liệu skkn tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi phần kiến thức cơ sở hoá học chung lớp 10 trường trung học phổ thông (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w