6. Đóng góp của khoá luận
2.2.1. Giúp học sinh đọc và nắm cốt truyện
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 45 K31B - Ngữ Văn Nếu tìm hiểu một bài thơ trữ tình, yêu cầu bắt buộc phải thấy được mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình; tìm hiểu một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả... thì với tác phẩm tự sự, nắm vững cốt truyện là yêu cầu đầu tiên. Bởi đó là điều kiện cần để hiểu toàn tác phẩm. Có rất nhiều trường hợp do không nắm được diễn biến của các biến cố, sự kiện, các tình tiết của tác phẩm nên học sinh không lĩnh hội được giá trị của tác phẩm đó. Cốt truyện trong các tác phẩm tự sự sau 1975 thường ít những biến cố, sự kiện lớn lao, chủ yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong tư tưởng, tâm lí nhân vật... nên để học sinh có thể nắm vững hình tượng nghệ thuật của tác phẩm thông qua cốt truyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
Đọc, lựa chọn và sắp xếp các biến cố, sự kiện theo lôgic nội tại của
tác phẩm:
Làm nên cốt truyện của tác phẩm tự sự sau 1975 thường là những biến cố của đời sống thường nhật và đặc biệt là biến cố trong tư tưởng, tình cảm con người. Vì vậy cốt truyện rất phức tạp với nhiều kiểu dạng khác nhau đòi hỏi sự tinh tế và nhạy bén nơi người đọc. Để có thể nắm được những cốt truyện phức tạp ấy, việc đầu tiên là phải đọc. Đọc chính là quá trình "giải mã
văn bản tác phẩm", biến những kí hiệu chết trên trang giấy thành thế giới hình
tượng phong phú trong sự liên tưởng và tưởng tượng của chúng ta. Tiếp theo phải lựa chọn các biến cố, sự kiện trong tác phẩm để sắp xếp chúng theo trật tự lôgic mà tác giả sắp xếp.
Bước đầu tiên khi giúp học sinh nắm cốt truyện trong tác phẩm tự sự Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PT cũng vậy. Với "Bến quê" đó là hoàn cảnh thực tại của Nhĩ, là cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một sáng đầu thu, về quỹ thời gian của đời mình, về vợ, là niềm khao khát trong những ngày cuối đời và hành động "khoát tay" ở cuối truyện.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 46 K31B - Ngữ Văn Đến "Chiếc thuyền ngoài xa", cốt truyện được tạo dựng từ hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng cùng câu chuyện của người đàn bà vùng biển nơi toà án...
Xác định mối liên hệ giữa các biến cố, sự kiện:
Các biến cố, sự kiện trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được xâu chuỗi bởi những mối dây liên hệ chứ không phải là sự đơn biệt, tách bạch. Chúng ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.
Các biến cố, tình tiết trong "Bến quê" có quan hệ nhân - quả với nhau. Chính hoàn cảnh phải nằm trên giường bệnh trong những ngày cuối đời là điều kiện nảy sinh bao tâm trạng phức tạp của Nhĩ.
Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", phát hiện về gia đình làng chài là sự bổ sung cho phát hiện về cảnh thuyền - biển sớm mai giúp ta nhận thức đầy đủ hơn - nghệ thuật không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài cũng như cuộc sống không chỉ có hạnh phúc yêu thương mà còn cả khổ đau, nước mắt.
Chiều hướng sắp xếp của các biến cố, sự kiện trong tác phẩm tự sự sau 1975 vô cùng đa dạng. Vì thế việc xác định mối liên hệ giữa các biến cố ấy là việc làm quan trọng.
2.2.2. Giúp học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá nhân vật trong tác phẩm
Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện và nhân vật có quan hệ khăng khít. Nắm vững cốt truyện là bước đệm để tìm hiểu nhân vật. Nhân vật là kết tinh của tài năng và tư tưởng tác giả, vì thế, để chiếm lĩnh tác phẩm tự sự buộc phải khảo sát nhân vật. Để học sinh tiếp nhận tác phẩm tự sự sau 1975 nói chung và tác phẩm tự sự Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PT nói riêng một cách hiệu quả thông qua hệ thống nhân vật, giáo viên hướng dẫn các em thực hiện các bước sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 47 K31B - Ngữ Văn Mỗi nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật đều xây dựng cho mình một thế giới nhân vật riêng vô cùng sinh động. Trong thế giới nhân vật đông đúc ấy, việc thống kê, nhận diện nhân vật là việc làm cần thiết.
Tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu, thế giới nhân vật cũng là sự đan kết của những nhân vật có tên, không tên, được xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp... ở "Bến quê", hệ thống nhân vật gồm có: Nhĩ, Liên - vợ Nhĩ, cậu con trai của Nhĩ, lũ trẻ hàng xóm, ông giáo Khuyến... Trong đó Nhĩ là nhân vật trở đi trở lại xuyên suốt tác phẩm. Hay trong "Chiếc thuyền ngoài xa" là sự góp mặt của Phùng, người đàn bà làng chài, Đẩu, Phác, người trưởng phòng, cô y tá...
Phát hiện, thống kê, nhận diện nhân vật là bước khởi đầu chuẩn bị cho việc phân tích nhân vật một cách chi tiết ở những chặng đường tiếp khi khảo sát nhân vật.
Phân loại và lựa chọn nhân vật:
Thế giới nhân vật trong tác phẩm tự sự sau 1975, sự đa dạng như đã khẳng định ở trên - càng sâu sắc với nhiều dạng thức nhân vật khác nhau. Vì vậy việc phân loại nhân vật là không thể thiếu. Dù bất kì một nhân vật nào cũng mang ý đồ của tác giả và có ý nghĩa nhất định, nhưng, vai trò, sự đóng góp của những nhân vật khác nhau trong tác phẩm là khác nhau. Có nhân vật giữ vị trí trung tâm, là linh hồn của tác phẩm, lại có nhân vật xuất hiện chỉ là sự bổ sung cho tính cách của nhân vật trung tâm. Đó là sự phân loại dựa trên vai trò của nhân vật. Hay trong nhiều tác phẩm có thể phân thành nhân vật chính diện, phản diện.
Chẳng hạn ở đoạn trích trong "Mùa lá rụng trong vườn" (Ma Văn Kháng), chúng ta chủ yếu khai thác nhân vật chính ông Bằng và chị Hoài... Hay với "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải), cô Hiền là nhân vật chính. Bên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 48 K31B - Ngữ Văn cạnh đó là sự góp mặt của nhân vật tôi, người đi đường, gia đình, con cái cô Hiền...
Sau khi phân loại, giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn nhân vật để phân tích làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm. Khi giảng dạy "Bến quê", giáo viên cần giúp học sinh thấy được nhân vật mang tải tư tưởng của tác phẩm là Nhĩ. Hay trong "Chiếc thuyền ngoài xa" đó là nhân vật Phùng và người đàn bà vùng biển.
Giúp học sinh tìm hiểu tính cách nhân vật:
Lựa chọn đúng đắn nhân vật trung tâm của tác phẩm, bước cuối cùng và
quan trọng nhất là giúp học sinh làm sáng tỏ đặc điểm tính cách của nhân vật qua hệ thống các chi tiết trong tác phẩm. Thế nhưng không phải nhân vật nào cũng có tính cách. Hay lại có những nhân vật lưỡng hoá, đa tính cách. Vì thế để có thể phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự, hẹp hơn là trong các tác phẩm tự sự sau 1975 cũng như tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PT có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Dựa vào những chi tiết miêu tả ngoại hình, diễn biến tâm lí nhân vật. - Dựa vào hành động, cử chỉ, lời nói... của nhân vật.
- Dựa vào các mối quan hệ của nhân vật (nhân vật - hoàn cảnh, nhân vật - nhân vật...).
Song không phải tác phẩm nào cũng có đầy đủ các yếu tố kể trên. Khi đó, việc lựa chọn các yếu tố phân tích phải căn cứ vào kiểu loại nhân vật. Trở lại với "Bến quê", nhân vật Nhĩ được khắc hoạ chủ yếu qua diễn biến tâm trạng, qua những cảm nhận, sự chiêm nghiệm, qua lời nói với vợ, với con, hành động đáng kể là cái "khoát tay" cuối truyện. Nhĩ được đặt trong mối quan hệ khá đa dạng. Tất cả được tạo dựng xuất phát từ dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 49 K31B - Ngữ Văn Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật Phùng trong "Chiếc thuyền ngoài xa", giáo viên giúp học sinh khai thác các chi tiết: Phùng có mặt ở biển cách Hà Nội 600 km, diễn biến tâm trạng của anh trước hai phát hiện, hành động khi chứng kiến hành động tội ác của gã đàn ông, thái độ trước câu chuyện của người đàn bà làng chài... Những chi tiết ấy làm nên một nhân vật tôi tâm huyết với nghề, thiết tha với cái đẹp, một con người có trái tim yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.
Với nhân vật người đàn bà vùng biển, chân dung được khắc hoạ đầy đủ từ diện mạo đến tâm hồn qua hàng loạt cử chỉ, lời nói, hành động, các quan hệ... (chi tiết người đàn bà "ôm chầm lấy thằng con rồi khóc"; buông đứa con đuổi theo người đàn ông vừa đánh mình; những câu đối đáp đầy tự tin, cứng cỏi, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời của chị với Đẩu và nhân vật tôi...). Tất cả khắc hoạ hình ảnh một người phụ nữ ít nhan sắc nhưng ánh ngời bao phẩm chất tốt đẹp.