Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT (Trang 28 - 30)

6. Đóng góp của khoá luận

2.1.1.3. Cốt truyện dựa vào những số phận đời tư

Bakhtin khẳng định: "Văn học có hai khuynh hướng tiếp cận đời sống. Hướng về chủ đề lịch sử dân tộc, cộng đồng với thái độ cung kính, ngợi ca là

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 29 K31B - Ngữ Văn

khuynh hướng của sử thi, còn tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư trong một khoảng cách quan sát bình đẳng, gần gũi, đó là khuynh hướng của tiểu thuyết".

Văn học 1945 - 1975 được giới nghiên cứu gọi "văn học khắc khổ" vì ít viết về số phận, hạnh phúc cá nhân. Sau 1975, văn học chuyển hướng quan tâm sâu sắc hơn đến những số phận đời tư. Cái nhìn tiểu thuyết được thể hiện rõ. Tính "chuyện" trong những sáng tác này cũng hết sức mờ nhạt, hầu như không có mâu thuẫn, xung đột nào đáng kể. Số lượng sáng tác sử dụng cốt truyện đời tư khá đa dạng. Có thể kể đến "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải), "Chuyện ông Móng" (Nguyễn Huy Thiệp)... "Một người Hà Nội"

không chú trọng tạo dựng mâu thuẫn, xung đột. Tác phẩm khắc hoạ nhân vật cô Hiền - "hạt bụi vàng lấp lánh" nơi "đất kinh kì chói sáng những ánh vàng". Cô Hiền hiện lên chủ yếu trong những nét đẹp về tính cách, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử trong từng thời đoạn của đất nước.

Cùng chung nhịp vận động với những cây bút đương đại, những tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975 thể hiện sự tiếp cận đời sống từ tầng sâu bí ẩn của hiện thực phồn tạp. Ông đặc biệt đi sâu khai thác đời tư, số phận cá nhân trong sự tác động ghê gớm của chiến tranh và những bi kịch đời thường. Đó là Lực trong "Cỏ lau", lão Khúng trong "Phiên chợ Giát"... "Cỏ lau" dẫn người đọc đến tâm sự của Lực - một cựu chiến binh. Lực bị "chặt lìa ra khỏi ngay cuộc đời của mình" bởi được xem là đã hi sinh trong chiến tranh. Đi suốt cuộc chiến, Lực mang theo tình yêu duy nhất dành cho vợ. Nhưng chiến tranh như một nhát dao phạt ngang hai nửa cuộc đời. Thai đã có gia đình riêng. Lực lặng lẽ chấp nhận số phận - nơi thung lũng "có một người lính già suốt đời ở đấy cùng ông bố, trồng sắn, gieo lúa, trên một vạt đất có một ngôi mộ, thỉnh thoảng một mình chèo một chiếc thuyền gỗ xuôi dòng Đồng Vôi về làng chơi".

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 30 K31B - Ngữ Văn Nhân vật lão Khúng trong "Phiên chợ Giát" lại là một số phận khác. Quãng đời lão Khúng với những khổ đau, nước mắt, nhọc nhằn, những phi lí... được hồi tưởng trong cuộc hành trình trên quãng đường năm tiếng đồng hồ khi lão nông chi điền ấy đến chợ Cầu Giát. Điểm nhìn của tác giả có sự thay đổi linh hoạt từ hiện tại về quá khứ rồi hướng đến tương lai, khắc hoạ cuộc đời nhân vật với những xung đột tâm lí chồng chéo.

Với kiểu cốt truyện này, Nguyễn Minh Châu đã góp thêm những tác phẩm có giá trị vào nền văn học nước nhà, góp phần đưa văn học về gần với cuộc đời, "vừa mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của văn xuôi tự sự, vừa làm giảm bớt tính loại biệt, ước lệ và sự gián cách của nội dung nghệ thuật với hiện thực cuộc sống". Bởi lẽ "văn là đời".

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)