Cốt truyện hồi tưởng và kí ức

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT (Trang 30 - 31)

6. Đóng góp của khoá luận

2.1.1.4. Cốt truyện hồi tưởng và kí ức

Văn học sau 1975 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của các yếu tố kì ảo, hoang đường. Vì đây là thủ pháp đắc địa để người nghệ sĩ gián tiếp bộc lộ thái độ, tư tưởng trước hiện thực đời sống có quá nhiều vấn đề bất cập. Cốt truyện hồi tưởng và kí ức sử dụng đậm đặc các yếu tố kì ảo ấy. ở loại cốt truyện này, giấc mơ, kí ức, hồi ức của nhân vật giữ vai trò quan trọng trong tổ chức kết cấu của tác phẩm.

Trong công trình nghiên cứu "Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ", S. Freud đã chia giấc mơ thành hai phần: nội dung biểu hiện và nội dung tiềm ẩn. Trong đó nội dung tiềm ẩn chính là nguyên nhân của giấc mơ bao gồm một loạt ước muốn bị nhấn chìm trong vô thức của người nằm mơ với những xung đột, khao khát, ưu tư bị dồn nén.

Ma Văn Kháng với "Côi cút giữa cảnh đời" đã sử dụng hiệu quả kiểu cốt truyện này. Ngoài ra có thể kể đến một số tác phẩm trong sáng tác của Chu Lai, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh...

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 31 K31B - Ngữ Văn Loại cốt truyện hồi tưởng và kí ức tuy không được Nguyễn Minh Châu sử dụng nhiều nhưng có thể kể đến cốt truyện trong "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành". Cả truyện vừa này khắc hoạ hình ảnh người nữ quân y sĩ chủ yếu qua những hồi tưởng, kí ức của chị. Đó là một thời trong khói lửa đạn bom, Quỳ khao khát kiếm tìm vô vọng những giá trị tuyệt đối hoàn mĩ. Càng đi tìm chị chỉ càng thấy chua chát thêm cho nỗi thất vọng của mình.

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)