6. Đóng góp của khoá luận
2.2.3. Giúp học sinh thẩm bình giá trị của nghệ thuật
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Mỗi câu chữ khi được đưa vào tác phẩm đều trải qua quá trình chọn lựa, tinh tuyển. Do đó khi giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng, một yêu cầu mang tính bắt buộc là giáo viên phải giúp học sinh thẩm bình giá trị trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Ngôn ngữ tự sự sau 1975 được khảo sát theo ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của người kể chuyện.
Ngôn ngữ tự sự trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PTTH có những điểm riêng biệt. Nguyễn Minh Châu là cây bút tài hoa lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ nên một đặc điểm hàng đầu là ngôn ngữ trong sáng tác của ông đậm màu sắc triết lí. Điều này bộc lộ rõ nét ở cả "Bến quê" và "Chiếc thuyền ngoài xa". Bên cạnh đó, trong "Chiếc thuyền ngoài xa", giáo viên
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 50 K31B - Ngữ Văn cần giúp học sinh thấy được ngôn ngữ nhân vật có sự biến đổi hết sức linh hoạt phù hợp với trạng thái, tính cách của nhân vật.
Ngôn ngữ là sợi dây tơ diệu kì dệt nên cốt truyện và nhân vật, dệt nên toàn bộ hình tượng tác phẩm. Như vậy, ba yếu tố cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ có mối quan hệ hoà kết, và, sự phân tích ba yếu tố trên, khi giúp học sinh tiếp nhận một tác phẩm tự sự theo đặc trưng loại thể, có sự đan cài chặt chẽ với nhau.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 51 K31B - Ngữ Văn Chương 3
Thực nghiệm dạy học tác phẩm Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PTTH
3.1. Lý thuyết hoạt động và việc xây dựng thiết kế
Theo các học giả thuộc chuyên ngành triết học và tâm lý học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Đó là phương thức con người chiếm lĩnh đời sống. Và vì vậy, trong nhà trường, học sinh muốn chiếm lĩnh tác phẩm, muốn biến tri thức trong tác phẩm thành tri thức của mình thì các em phải làm việc với chính tác phẩm ấy.
Thiết kế bài học là việc làm quan trọng của người giáo viên trong bước chuẩn bị bài để lên lớp. Thực chất của xây dựng thiết kế là tổ chức các hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học. Thông thường mỗi câu hỏi trong sách giáo khoa có vai trò định hướng cho một hoạt động. Mỗi hoạt động được thực hiện qua hệ thống việc làm, mỗi việc làm lại được thực hiện thông qua một loạt các thao tác được sắp xếp theo trật tự tuyến tính. Quá trình thực hiện các thao tác đó cũng là quá trình học sinh tiếp thu tri thức bài học dưới sự định hướng của giáo viên.
3.2. Các giáo án thực nghiệm
Trong chương trình Cải cách giáo dục cũng như chương trình Ngữ văn, tác phẩm tự sự Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đều giữ vị trí xứng đáng cả ở cấp THCS và THPT. Song, nếu trong chương trình Cải cách giáo dục học sinh được tiếp cận với hai tác phẩm "Bức tranh" và "Mảnh trăng cuối rừng" thì nay là sự ra mắt của "Bến quê" và "Chiếc thuyền ngooài xa". Sự thay đổi ấy một phần do sự thay đổi của chuẩn mực thẩm mĩ thời đại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 52 K31B - Ngữ Văn
3.2.1. Giáo án thực nghiệm
Bến quê
Nguyễn Minh Châu A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1.Về kiến thức:
- Cảm nhận được ý nghĩa của triết lí về cuộc đời mà tác giả gửi gắm trong truyện.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh biểu tượng.
2. Về kĩ năng: Rèn cho học sinh: - Kĩ năng tiếp nhận một truyện ngắn. - Kĩ năng phân tích nhân vật.
3. Về thái độ, tư tưởng:
Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, gia đình, yêu những gì bình dị xung quanh.
B. Phương pháp, phương tiện:
1. Phương pháp:
- Phương pháp phát vấn (giữ vai trò chủ đạo). - Phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm.
2. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 9 - tập 2, NXB Giáo dục. - Tranh ảnh minh hoạ về bến sông quê.
- Tài liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 53 K31B - Ngữ Văn
3. Bài mới.
lời vào bài: Trong cuộc sống, thường thì chúng ta luôn hướng tới
những gì đẹp đẽ, cao siêu và có phần hơi xa vời. Điều đó không có gì sai, thậm chí rất tốt. Nhưng cùng với đó ta lại vô tình bỏ qua, không biết trân trọng cái đẹp, hạnh phúc bình dị ngay quanh ta mà chỉ đến khi về già hay sắp không còn hiện hữu trên cõi đời ta mới cảm nhận thấm thía. Tác phẩm "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu sẽ đưa chúng ta đến với một điển hình cụ thể. Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
I. Tìm hiểu chung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả 1. Tác giả:
- GV (?): Theo dõi phần Chú thích - SGK tr. 106, 107, hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu?
DKTL: + Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989). + Quê: Quỳnh Lưu - Nghệ An.
+ Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ; có nhiều tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước nhà từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay.
+ Năm 2000, được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm
2. Tác phẩm:
- GV (?): Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
DKTL: "Bến quê" in trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1985.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 54 K31B - Ngữ Văn Hoạt động hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản.
II. Đọc - hiểu văn bản:
Đọc: GV yêu cầu học sinh đọc văn bản. Học sinh đọc văn bản.
GV: gợi ý học sinh khái quát những nội dung cơ bản sẽ tìm hiểu trong bài: tình huống truyện, hệ thống nhân vật.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện. 1. Tình huống truyện:
- GV: treo tranh ảnh bến sông quê.
- GV giới thuyết: Trong truyện ngắn, đặc biệt truyện ngắn hiện đại, tình huống truyện giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó là chìa khoá giúp ta khai thác nội dung tác phẩm và là yếu tố khẳng định giá trị thẩm mĩ của tác phẩm đó. - GV (?): Hãy chỉ ra tình huống trong "Bến quê"?
DKTL: + Nhĩ làm một công việc cho anh đến "không sót một xó xỉnh
nào trên Trái đất". Vậy mà cuối đời căn bệnh hiểm nghèo đã hành hạ và buộc
chặt anh vào giường bệnh.
+ Một sáng thu nhìn qua cửa sổ nơi giường bệnh anh phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông.
+ Chính trong những ngày cuối đời Nhĩ mới cảm nhận thấm thía sự tần tảo, chịu đựng, vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình là Liên.
+ Phát hiện vẻ đẹp lạ lùng, hấp dẫn của bãi bồi bên kia sông, Nhĩ khao khát được đặt chân nơi đó. Vì hoàn cảnh, anh phải nhờ cậu con trai tên Tuấn thực hiện giúp mình. Nhưng Tuấn lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 55 K31B - Ngữ Văn DKTL: + Tác giả muốn lưu ý bạn đọc đến những nhận thức về cuộc đời: cuộc sống luôn chứa đựng nghịch lí ngẫu nhiên nằm ngoài nhận thức và khát vọng của con người.
+ Tình huống truyện còn mở ra nội dung triết lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người qua suy nghĩ của Nhĩ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật.
2. Nhân vật:
2.1. Nhân vật Nhĩ:
2.1.1. Hoàn cảnh của nhân vật:
- GV (?): Trong truyện, Nguyễn Minh Châu đặt Nhĩ cào hoàn cảnh như thế nào?
DKTL: Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt: đang nằm trên giường bệnh vì mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Nhĩ đã bị liệt toàn thân không thể nhích nửa người. Mọi sinh hoạt, nhất cử nhất động của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ anh.
- GV giới thuyết: Trong văn học, ta bắt gặp không ít tác phẩm đặt nhân vật vào tình thế hiểm nghèo, giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Nhưng thường các tác giả xây dựng tình huống ấy để khẳng định sức sống, khát vọng sống mãnh liệt của con người. Có thể kể đến "Tình yêu cuộc sống" (Jack London), "Chiếc lá cuối cùng" (O. Henri). Nhưng ở "Bến quê", tình huống ấy được khai thác để chiêm nghiệm một triết lí của đời sống.
- GV (?): Theo em, cảnh ngộ ấy bộc lộ điều gì và có ý nghĩa như thế nào? DKTL: Nhĩ đang sống những ngày cuối cùng, có thời gian hồi tưởng, chiêm nghiệm những giá trị nhân bản của cuộc sống.
2.1.2. Diễn biến tâm trạng của Nhĩ:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 56 K31B - Ngữ Văn - GV (?): Nhĩ cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một sáng đầu thu từ điểm nhìn nào? Và từ điểm nhìn ấy vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên ra sao? Tìm chi tiết cụ thể?
DKTL: + Điểm nhìn từ khung cửa sổ nơi căn phòng của anh. + Thiên nhiên hiện lên với:
Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn. Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
Vòm trời như cao hơn.
Bãi bồi phù sa màu mỡ bên kia sông.
- GV (?): Có ý kiến khẳng định toàn bộ cảnh tượng ấy có ý nghĩa tượng trưng. Theo em sự biểu tượng ấy như thế nào?
DKTL: Đặt vào hoàn cảnh của Nhĩ cũng như tình huống truyện ta có thể khẳng định:
+ Hình ảnh bãi bồi, toàn bộ khung cảnh biểu trưng cho vẻ đẹp của đời sống bình dị, quen thuộc, rộng ra là quê hương, xứ sở.
+ Những bông hoa bằng lăng gợi sự sống của Nhĩ đã vào những ngày cuối.
- GV (?): Trở lại với cảm nhận về cảnh vật của Nhĩ. Qua sự cảm nhận ấy, em thấy Nhĩ là người thế nào?
DKTL: Nhĩ giàu cảm xúc và có tâm hồn khá tinh tế. Cảm nhận về quỹ thời gian của đời mình.
- GV (?): Nhĩ đã cảm nhận thế nào về quỹ thời gian của đời mình? Biểu hiện cụ thể?
DKTL: Cảm nhận thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa. Biểu hiện:
+ Hỏi Liên về "những tảng đất đổ oà vào giấc ngủ".
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 57 K31B - Ngữ Văn Đó là tâm trạng của kẻ nuối tiếc từng ngày trôi qua và trân trọng từng khoảnh khắc ngắn ngủi.
Cảm nhận về vợ.
- GV (?): Nằm trên giường bệnh, mọi hoạt động đều nhờ vào vợ, Nhĩ đã có cảm nhận những gì và cảm nhận thế nào về Liên?
DKTL: Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh. Và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ.
Giờ đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc dành cho vợ: "Cũng như cánh bãi bồi [...] nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". (tr. 105, 106 - SGK).
Niềm khao khát trong những ngày cuối đời.
- GV (?): Chính vào buổi sáng đầu thu ấy, khi nhận ra tất cả vẻ đẹp của
cảnh vật rất đỗi bình dị, gần gũi qua ô cửa sổ căn phòng, đồng thời nhận thức về thực tại của mình, Nhĩ bừng dậy một khao khát vô vọng. Khát khao ấy là gì và qua đó thể hiện điều gì trong nhận thức của nhân vật?
DKTL: + Niềm khao khát vô vọng được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên sông.
+ Khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu sắc trong cuộc sống nhưng lại rất dung dị thường bị người ta lãng quên, nhất là lúc còn trẻ khi họ đang còn chịu sức hút của những ham muốn xa vời. Sự nhận thức này chỉ có được khi con người đã từng trải. Với Nhĩ đó là lúc cuối đời khi nằm liệt trên giường bệnh. Vì thế nhận thức của Nhĩ xen với niềm ân hận, xót xa: "Hoạ chăng chỉ có anh đã từng trải [...] ngay bờ bên kia" (tr. 105 - SGK).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 58 K31B - Ngữ Văn DKTL: Nhĩ đã nhờ cậu con trai thay mình sang bên kia sông, đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ vì lúc này bản thân Nhĩ không thể thực hiện được khát vọng đó.
- GV (?): Tuấn có thực hiện khao khát của bố không? Và, từ sự việc ấy, Nhĩ đã nghiệm ra quy luật gì của đời người?
DKTL: + Vì không hiểu được tâm nguyện của bố, Tuấn làm một cách miễn cưỡng rồi lại bị cuốn vào trò phá cờ thế cậu gặp trên đường đi, có thể lỡ chuyến đò sang ngang duy nhất trong ngày.
+ Từ sự việc ấy, Nhĩ đã nghiệm ra quy luật phổ biến của đời người "Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng
vèo hoặc chùng chình".
- GV khẳng định: Từ chỗ nghiệm ra quy luật ấy mà hình ảnh cậu con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên đường mang ý nghĩa biểu trưng: điều mà Nhĩ gọi là sự vòng vèo, chùng chình trên đường đời con người khó tránh khỏi.
Tâm trạng của Nhĩ qua hành động "khoát tay" cuối truyện.
- GV (?): Hành động "khoát tay" của Nhĩ ở cuối truyện được thực hiện khi
nào? ý nghĩa của hành động đó?
DKTL: + Khi thấy chuyến đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông, Nhĩ đã thu hết tàn lực dồn vào cử chỉ có vẻ kì quặc "Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực [...] một người nào đó" (tr. 106 - SGK).
+ Hành động đó có ý nghĩa sâu sắc và gợi ra nhiều cách hiểu: Dường như Nhĩ đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy nhanh kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
Dường như đó là phản ứng từ trong tâm thức thể hiện khát vọng sâu sắc, cháy bỏng của nhân vật mà đành bất lực.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 59 K31B - Ngữ Văn Gợi ý nghĩa khái quát: muốn thức tỉnh mọi người đừng sa vào cái vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị.
- GV (?): Qua trên em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật? DKTL: Diễn biến tâm trạng của nhân vật Nhĩ được khắc hoạ tinh tế và sinh động.
2.2. Các nhân vật khác: (Liên, Tuấn, lũ trẻ hàng xóm...) Học sinh tự tìm hiểu.
Hoạt động hướng dẫn học sinh củng cố
III. Tổng kết:
- GV (?): Hãy khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm?
DKTL: Bằng nghệ thuật tạo tình huống nghịch lí hấp dẫn, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh