6. Đóng góp của khoá luận
2.1.2.1. Đặc trưng nhân vật trong tác phẩm tự sự sau 1975
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 32 K31B - Ngữ Văn
Trước 1975, cảm hứng lịch sử và tư duy sử thi đã hướng nhà văn tới cái
nhìn con người làm chủ dân tộc, đất nước. Đó là con người lí tưởng, có đầy đủ tài năng, ý chí và nghị lực để vượt qua mọi gian khổ vì sự nghiệp của cộng đồng, luôn lạc quan tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng. Trong thời đổi mới, vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc trong cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Đó là con người tự nhiên với biết bao nhu cầu của hạnh phúc đời thường. Có thể kể đến hàng loạt nhân vật của Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải...
Hơn thế các cây bút tự sự đã có ý thức và dần hình thành khuynh hướng tiếp cận con người trong đời sống hiện thực phồn tạp, đời sống bản năng tự nhiên, đặc biệt trong đời sống tâm linh... đã khẳng định sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học. Các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn nguyên phiến, tĩnh tại, thay bằng cách nhìn đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn về con người. Con người xuất hiện trong tác phẩm với hàng loạt chất tự nhiên vốn có của nó: ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức... Nhân vật tự sự giờ đây là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau "đầy những vết dập xoá trên thân thể và trong tâm hồn". Tiêu biểu là những nhân vật trong các sáng tác gần đây của Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Đỗ Hoàng Diệu... Nhà văn đã nhận diện con người đích thực với nhiều kiểu dáng nhân vật, trong đó có một số dạng thức nhân vật cơ bản sau:
Thứ nhất: Nhân vật dị biệt. Thay vì xây dựng những nhân vật điển
hình, có khi "thật hơn cả con người thật" trong văn chương hiện thực chủ nghĩa, thì các tác giả thời đổi mới đã tìm tòi và sáng tạo kiểu nhân vật "phản nhân vật" để thể hiện quan niệm về tính phân mảnh, tính không hoàn kết của thế giới. Nhân vật từ chối đại diện cho một lực lượng xã hội nào đó và mang
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 33 K31B - Ngữ Văn đặc điểm của cái cá biệt, cái "phi sử thi". Đó là những Tính trong "Thoạt kì thuỷ" (Nguyễn Bình Phương), Cún trong "Cún" (Nguyễn Huy Thiệp)... Thứ hai: Nhân vật cô đơn. Nếu nhân vật trong các tác phẩm thời kì
1945 - 1975 không có cảm giác cô đơn trên con đường đi tìm chân lí, họ luôn tìm được sự ủng hộ từ phía đồng loại, được tạo đầy đủ điều kiện để phát huy năng lực của mình, ngược thời gian, trong văn chương lãng mạn, nhân vật có cô đơn nhưng là nỗi cô đơn mang tính cá nhân, thì trong văn học sau 1975, trạng thái cô đơn của con người được các nhà văn chú ý tái hiện dưới nhiều góc độ. Cô đơn trở thành nỗi ám ảnh của con người. Những nhân vật cô đơn xuất hiện ngày càng phổ biến, giữ vai trò ngày càng quan trọng trong việc phản ánh tâm thức con người thời đại. Đó là Kiên trong "Nỗi buồn chiến tranh" (Bảo Ninh), Hiền trong "Thoạt kì thuỷ", Hoàn, Thắng, Kỷ trong
"Người đi vắng" (Nguyễn Bình Phương)... Qua dạng thức nhân vật này, các nhà văn góp phần thể hiện tình trạng rã đám, rời rạc của các quan hệ xã hội trong đời sống hôm nay.
Thứ ba: Nhân vật lo âu sợ hãi. Trong tác phẩm văn chương hiện đại
và hậu hiện đại, nhân vật luôn phải chịu một trạng thái tinh thần như trong tiểu thuyết và kịch phi lí - luôn có cảm giác bất an, luôn xuất hiện "niềm kinh hãi cho rằng có ai đó đang vẽ kiểu cho cuộc sống của mình". Nhân vật xưng "tôi" trong "Bóng đè" (Đỗ Hoàng Diệu), Minh, Thuý trong "Ngồi" (Nguyễn Bình Phương)... là những đại diện tiêu biểu cho dạng thức nhân vật này.
Thứ tư: Nhân vật lưỡng hoá: kiểu nhân vật sống giữa lằn ranh thiện - ác, ánh sáng - bóng tối. Họ thường bị đặt vào tình huống có sự mâu thuẫn giữa thực tại với khát vọng và buộc phải chọn lựa. Trong tự sự Việt Nam thời đổi mới, nhân vật lưỡng hoá ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc bộc lộ cái nhìn biện chứng và quan niệm của nhà văn về con người đa trị, lưỡng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 34 K31B - Ngữ Văn cực. Đó là Năm Thành trong "Ba lần và một lần" của Chu Lai, Khẩn trong
"Ngồi"... và rất nhiều nhân vật khác trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Thứ năm: Nhân vật bản năng, tha hoá: Là những nhân vật sống thiên về bản năng hoặc bị những ham muốn bản năng chi phối đến mức dần đánh mất mình, đánh mất bản chất người. Qua dạng thức nhân vật này, nhà văn muốn phơi bày mặt trái của đời sống con người thời hiện đại dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự chi phối của đồng tiền.
Tóm lại, thế giới nhân vật tự sự sau 1975 phong phú, đa dạng với nhiều số phận, nhiều tính cách. Thế giới nhân vật ấy đủ khả năng đảm đương vai trò là phương tiện để khái quát hiện thực phồn tạp đương đại.
2.1.2.2. Đặc trưng nhân vật trong tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Trên đây là một số dạng thức nhân vật xuất hiện nhiều trong những sáng tác từ thời đổi mới trở lại đây. Song, các tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu hầu hết được viết trước năm 1986, riêng tập truyện "Cỏ lau" được hoàn thành và in sau đó. Vì thế, những dạng thức nhân vật mà chúng tôi trình bày trên đây chỉ có ý nghĩa tham chiếu cho đặc trưng của nhân vật trong tác phẩm tự sự Nguyễn Minh Châu sau 1975. Đọc tác phẩm của ông, ta cũng bắt gặp những nhân vật cô đơn như Quỳ trong "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành", nhân vật lưỡng hoá như Toàn trong "Mùa trái cóc ở miền Nam", nhân vật tôi trong "Bức tranh"... Tuy nhiên sự thể hiện ấy không thật sắc nét. ở đây, chúng tôi xem xét dựa trên vai trò của nhân vật với nội dung và hình thức của các sáng tác, theo lối truyền thống, chia ra: nhân vật chính và nhân vật phụ.
Nhân vật chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 35 K31B - Ngữ Văn Điều đầu tiên cần khẳng định là không chỉ đến những sáng tác sau 1975 Nguyễn Minh Châu mới bắt đầu viết về người lính. Trước đó, cũng như nhiều cây bút khác trong dòng chảy chung của văn học phục vụ chính trị, nhà văn đã cống hiến nhiều trang viết đẹp về người lính: tiểu thuyết "Dấu chân người lính", tập truyện ngắn "Những vùng trời khác nhau". Tác giả viết "Dấu chân người lính" bằng tất cả sức cảm nhận mãnh liệt về lịch sử hào hùng, về vẻ đẹp tâm hồn đậm chất tráng ca. Cùng với đó, "thiên hướng khai thác của Nguyễn Minh Châu là thuận chiều và một chiều" (Hà Minh Đức). Những người lính đều có gương mặt đẹp, thậm chí cả cái chết đẹp (giây phút hi sinh của Lữ). ở họ là vẻ đẹp tâm hồn cao quý (Nguyệt, Lãm trong "Mảnh trăng cuối rừng")... Đó là hạn chế mang tính thời đại do khuynh hướng sử thi, cái nhìn chiêm bái nhân vật chi phối.
Trong những tác phẩm tự sự sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, hình tượng người lính vẫn tiếp tục giữ vị trí trung tâm. Dường như tác giả không ngừng say sưa nói với bạn đọc về người chiến sĩ, người lính trong và sau chiến tranh. Nhưng giờ đây hình tượng người lính mang diện mạo mới, được tiếp cận với cái nhìn biện chứng sâu sắc.
Những sáng tác đề cập đến người lính trong chiến tranh mà Nguyễn Minh Châu viết sau 1975 tức là có độ lùi về mặt thời gian. Đó là khi người ta muốn nhìn nhận lại những giá trị cũ. Sự "nhìn nhận lại" ấy tuy không gay gắt như trong "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh nhưng "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" đã rung một hồi chuông cảnh tỉnh với chúng ta. Đừng đòi hỏi ở người lính (đại diện là Hoà), cao hơn ở con người nói chung, "như một thánh nhân khi mà họ đang sống giữa cuộc đời".
Chiến tranh qua đi, những người lính nơi chiến trường năm xưa nay ra sao? Hàng loạt tác phẩm "Những người đi từ trong rừng ra", "Bức tranh",
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 36 K31B - Ngữ Văn Một mặt, Nguyễn Minh Châu đi sâu khai thác những đau thương, mất mát mà người lính phải gánh chịu sau chiến tranh. Đó là nỗi đau của Lực trong "Cỏ lau". Trở về sau chiến tranh, Lực rơi vào bi kịch tinh thần sống mà như chết. Người vợ yêu dấu đã có gia đình riêng. Thêm vào đó, những hồi ức về cuộc chiến luôn day dứt trong suy tư của anh, "mỗi đêm là một chuyện tự thú". Chiến tranh đã qua nhưng còn mãi nỗi đau âm ỉ trong tâm hồn của những người đang sống.
Mặt khác, ngòi bút Nguyễn Minh Châu tập trung khắc hoạ hình tượng người lính hôm nay đang bắt nhịp với cuộc sống mới. Tiểu thuyết "Những người đi từ trong rừng ra" lấy đối tượng là một bộ phận quân đội chuyển sang làm kinh tế - một tiểu đoàn được giao trách nhiệm trấn ở cửa biển Thuận An với công việc sản xuất mới mẻ là đánh cá. Hay trong "Bức tranh", anh lính giúp người hoạ sĩ thồ tranh nơi chiến trường năm xưa, nay trở về với đời thường làm một người thợ cắt tóc... Qua những trang sách của Nguyễn Minh Châu, người đọc thấy những người lính xưa giờ đây họ vừa bắt tay vào sản xuất vừa phải cảnh giác để sẵn sàng chống lại lực lượng đe doạ nền độc lập của Tổ quốc.
Hình tượng người nông dân:
Bên cạnh viết về người lính, Nguyễn Minh Châu còn dành khá nhiều tâm huyết viết về người nông dân. Trước đó, trong dòng văn học hiện thực phê phán, Nam Cao, Ngô Tất Tố là những cây bút gặt hái được nhiều thành công vang dội về đề tài này với các điển hình: Chí Phèo, lão Hạc, chị Dậu... Tiếp nối dòng chảy ấy, những trang viết của Nguyễn Minh Châu về người nông dân khá độc đáo. Tiêu biểu là các tác phẩm "Khách ở quê ra", "Phiên chợ Giát". "Phiên chợ Giát" là sự tiếp nối ý đồ nghệ thuật mà nhà văn đã khởi thảo từ "Khách ở quê ra". Tác phẩm viết tiếp về lão Khúng - "một anh nông dân suốt đời đi sau con bò vạch những luống cày trong đêm tối", "dinh luỹ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 37 K31B - Ngữ Văn cuối cùng của sự làm ăn cá thể ", điển hình của người nông dân Việt Nam "cá thể lạc hậu". Song, một mặt nào đó, Nguyễn Minh Châu vẫn thể hiện bản tính tích cực của người nông dân: thẳng thắn, chân thực, không ưa sự bóng bẩy của mĩ từ... Viết về người nông dân, tác giả có sự cảm thông, trân trọng, yêu mến lực lượng xã hội vừa có khả năng cách mạng to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng đồng thời cũng là những người bảo thủ, chậm thích ứng với xu thế của thời đại.
Nhân vật phụ
Bên cạnh những hình tượng nhân vật là linh hồn, là trung tâm của tác phẩm mà chúng ta vừa khai thác ở trên, ta không thể không đề cập đến hệ thống nhân vật phụ.
"Bến quê" với khát vọng nhắn gửi tới bạn đọc: trong những năm tháng trải bước khắp mọi phương trời, ta hãy một lần ngoái lại để nhận ra vẻ đẹp của những gì gần gũi nhất quanh ta..., ngoài nhân vật chính Nhĩ còn là sự đóng góp của hệ thống nhân vật phụ: Liên, Tuấn, ông giáo Khuyến, lũ trẻ hàng xóm... Hay trong "Cỏ lau" đó là Thơm, Quảng, Huệ, Phi...
Có thể khẳng định trong tất cả các sáng tác, nhân vật phụ luôn giữ vai trò không thể thiếu trong diễn biến cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài và thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Với sáng tác của Nguyễn Minh Châu, vai trò của nhân vật phụ không phải là một biệt lệ.
Song, dù là hình tượng trung tâm hay chỉ là những nhân vật phụ, dù vai trò của nhân vật ấy là quan trọng hay chỉ là không thể thiếu cũng luôn được Nguyễn Minh Châu dụng công xây dựng bằng quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo. Hệ thống nhân vật đó chính là những hình tượng độc đáo, tiềm tàng sức sống nội tại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 38 K31B - Ngữ Văn Nghiên cứu về ngôn ngữ tự sự sau 1975, trong cuốn "Tự sự học - Một
số vấn đề lí luận và lịch sử", Trần Đình Sử đã đưa ra ba đặc trưng cơ bản
sau:
Thứ nhất: đó là ngôn ngữ của cảm quan hiện thực đời thường. ở bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hoá của đời sống văn học, dấu vết của thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng. Quan niệm về lời nói được bổ sung nhiều sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tự sự gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ. Đặc trưng này phần lớn do loại cốt truyện sinh hoạt thế sự chi phối.
Thứ hai: Ngôn ngữ đầy ắp lượng thông tin, tốc độ nhanh. Đây là hệ quả tất yếu của cuộc sống đương đại với lượng thông tin khổng lồ từ nhiều kênh buộc văn học phải có sự đổi thay, được biểu hiện trước hết ở bề mặt ngôn từ. Bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ. Trong cuộc sống bộn bề của thời hiện đại, bạn đọc không thể kiên trì và cũng không đủ thời gian để đọc hàng chục trang sách mà không rõ tác giả định trình bày gì ở đó.
Thứ ba: Ngôn ngữ tự sự sau 1975 mang tính đa giọng điệu. Giai đoạn 1945 - 1975, trong văn học tồn tại khoảng cách sử thi giữa nhà văn và nhân vật anh hùng. Giọng điệu chủ âm của thời kì này là giọng văn sử thi thường trang nghiêm, thiên về ngợi ca, ngôn ngữ, hình ảnh sử thi thiên về vẻ đẹp tráng lệ. Sau 1975, tính chủ âm trong giọng điệu không còn, thay vào đó là sự đa giọng điệu để có thể đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đa sắc màu của đời sống đương đại.
Bên cạnh đó còn có luồng ý kiến đánh giá về ngôn ngữ tự sự qua ngôn ngữ tiểu thuyết: Ngôn ngữ tự sự có xu hướng làm nhoà ranh giới giữa tính tinh tuyển và tính thông tục. Tiểu thuyết hiện nay bên cạnh những thanh âm trong trẻo còn có cả những "tạp âm". Trong các sáng tác thuộc thể loại truyện ta cũng không mấy khó khăn bắt gặp hiện tượng này.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 39 K31B - Ngữ Văn Tất nhiên đó là đặc trưng chung và khi tìm hiểu vào những trường hợp cụ thể - sáng tác của một tác giả cụ thể - sẽ tồn tại sự vênh lệch. Với sự nghiệp tự sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975, đặc trưng ngôn ngữ được đánh giá ở các bình diện: ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ của cảm quan hiện thực đời thường, ngôn ngữ triết lí và giọng điệu.
2.1.3.1. Ngôn ngữ miêu tả
"Miêu tả" trong Từ điển tiếng Việt được cắt nghĩa: "dùng ngôn ngữ
hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng con người trong khung cảnh nào đó".
Với tâm niệm "Trong thế kỉ tới làm sao mỗi con người của xã hội công nghiệp có một nhà thơ trong bản thân", Nguyễn Minh Châu trong sáng tác
của mình đã dồn bút lực vào miêu tả, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên nhuốm