6. Đóng góp của khoá luận
2.1.3.1. Ngôn ngữ miêu tả
"Miêu tả" trong Từ điển tiếng Việt được cắt nghĩa: "dùng ngôn ngữ
hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng con người trong khung cảnh nào đó".
Với tâm niệm "Trong thế kỉ tới làm sao mỗi con người của xã hội công nghiệp có một nhà thơ trong bản thân", Nguyễn Minh Châu trong sáng tác
của mình đã dồn bút lực vào miêu tả, tái hiện cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng. ở phương diện này, tác giả đã khẳng định tài năng độc đáo trong việc pha trộn màu sắc tạo nên không gian nghệ thuật đầy ấn tượng. Trong "Bến quê", đó là không gian của "một chân trời gần gũi" ngay đây mà cả đời Nhĩ không đoái tưởng đến với "Những tia nắng sớm đang từ từ
di chuyển từ mặt trước lên những khoảng bờ bãi", "một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi" trên bến sông quê. Gắn với không gian ấy là một niềm nuối tiếc
pha chút ân hận của Nhĩ.
Đến với "Phiên chợ Giát", ta bắt gặp những câu văn miêu tả cảnh bầu trời với các vì sao. Đó là hình ảnh của ngôi sao sa ở "cuối chân trời đàng Tây chợt loé lên như đốm lửa bùi nhùi rơm rồi tắt ngấm", có khi là ngôi sao vừa tắt "như đốm lửa trên đầu que đóm hút thuốc lào" rơi tõm vào bóng tối bao la. Trước cảnh tượng ấy tâm trạng lão Khúng là sự "tò mò và kính cẩn".
Không chỉ có biệt tài trong miêu tả cảnh sắc thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng, Nguyễn Minh Châu còn khẳng định được tài năng trong miêu tả nhân
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 40 K31B - Ngữ Văn vật. ở phương diện này, ngôn từ dưới ngòi bút của nhà văn tỏ ra rất linh hoạt. Có thể kể đến những câu văn Nguyễn Minh Châu dành miêu tả đôi bàn tay lão Khúng trong "Khách ở quê ra": "Hai bàn tay lão đầy những chỗ nổi u cục, các ngón vặn vẹo và bọc một lớp da giống một thứ vỏ cây, và cả bàn tay lão giống một toà rễ cây vừa mới đào dưới đất lên". Hay đó là những câu văn
tác giả miêu tả ông Bời - bí thư huyện uỷ trong "Phiên chợ Giát": "thân hình
phương phi, mặt tròn vành vạnh và đỏ rực như vầng mặt trời mới mọc", "bàn tay giơ lên ngang tai lắc lắc, chém chém vào không khí, giống bàn tay của các lãnh tụ trên lễ đài" - hình ảnh của người cán bộ lãnh đạo trong thời gian
tiến hành "đại cơ khí hoá nông nghiệp". Mỗi chân dung đều có sự tương thích với bản chất, tính cách, nghề nghiệp...
Về ngôn ngữ miêu tả nội tâm nhân vật, Nguyễn Minh Châu cũng có những đóng góp nhất định. Ngôn từ đặc biệt sống động khi nhà văn miêu tả cuộc đấu tranh giằng xé trong nội tâm của nhân vật tôi ở "Bức tranh", của Quỳ theo "con tàu tâm tưởng" trong "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành", của lão Khúng trên hành trình tới chợ Cầu Giát trong "Phiên chợ Giát"... Mỗi nhân vật là một thế giới tâm trạng với những nỗi niềm riêng không thể trộn lẫn.
2.1.3.2. Ngôn ngữ cảm quan hiện thực đời thường
Sau 1975, khoảng cách giữa văn học và đời sống ngày càng được rút ngắn. Ngôn ngữ của đời sống sinh hoạt hằng ngày, một cách tự nhiên, ùa vào hàng ngàn trang viết. Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự của Nguyễn Minh Châu cũng thể hiện sự vận động ấy. Với tác giả, "trang sách và cuộc đời không có
khoảng cách". Ngôn ngữ qua "Đứa ăn cắp", "Phiên chợ Giát"... là những ví dụ điển hình. ở "Đứa ăn cắp", bạn đọc dễ dàng bắt gặp những mẩu đối thoại suồng sã, trống không:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 41 K31B - Ngữ Văn - "[...] Vậy thì tôi không thương con tôi à, vậy thì tôi cũng đi ăn cắp à?" - "[...] Lấy ai thì lấy chứ đừng lấy cái ngữ đàn bà ấy, y như rằng, vợ còn quá nợ".
ở "Phiên chợ Giát" đó là lời của lão Khúng: "Công trường với lại công triếc, toàn một lũ ăn cắp!"
Ngôn ngữ cảm quan hiện thực đời thường góp phần làm nên sức sống lâu bền của các sáng tác tự sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trong lòng bạn đọc.
2.1.3.3. Ngôn ngữ triết lí
Như đã khẳng định ở trên, sáng tác của Nguyễn Minh Châu bộc lộ một tư duy triết luận lôgic và sâu sắc, không chỉ được thể hiện ở phương diện cốt truyện mà còn thấm đẫm trong ngôn từ. Qua những tác phẩm tự sự sau 1975, không dừng lại ở việc phản ánh đời sống, cao hơn, tác giả đưa ra những chiêm nghiệm về lẽ sống, về quy luật của cuộc đời.
Tiếp cận "Sắm vai", ta bắt gặp những câu triết luận về cách sống mà T nói với tôi: "Sống làm sao để có thể làm việc được là cả một nghệ thuật. Nhất thiết phải biết giản ước những cái rườm rà phiền toái đi! [...]. Lúc đó sẽ hiện ra cái gì giản dị nhất, sáng rõ nhất, dễ hiểu nhất".
Tìm hiểu "Phiên chợ Giát", trước nỗi đau mất con của lão Khúng, tác giả đã khẳng định "nỗi đau của con người chỉ có nỗi đau khổ của kẻ khác là cởi giải được phần nào".
Có thể nói, ngôn ngữ triết lí bàng bạc khắp các trang truyện của Nguyễn Minh Châu, nhưng trong khuôn khổ của khoá luận này, chúng tôi chỉ khảo sát được những điển hình tiêu biểu.
2.1.3.4. Giọng điệu
Nếu đặc trưng chung của ngôn ngữ tự sự sau 1975 là đa giọng điệu thì đặc trưng này cũng được thể hiện sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Minh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 42 K31B - Ngữ Văn Châu. Những tác phẩm làm nên bản hợp âm của giọng trữ tình ngợi ca, giọng thâm trầm triết lí và sự đan xen của nhiều giọng điệu.
Giọng trữ tình ngợi ca
Giọng trữ tình ngợi ca là giọng chủ âm của văn học giai đoạn 1945 - 1975 nói chung và của sáng tác của Nguyễn Minh Châu nói riêng. Sau 1975, chất giọng ấy vẫn tiếp tục được vận dụng như là sở trường của tác giả và được phát huy ở hàng loạt các tác phẩm: "Miền cháy", "Những người đi từ trong rừng ra", "Cỏ lau"... Có điều đặc biệt, giọng trữ tình ngợi ca giờ đây có phần trầm lắng, đượm màu sắc trắc ẩn hơn.
"Những người đi từ trong rừng ra", giọng trữ tình ngợi ca thấm đậm tác phẩm. Tiểu thuyết ca ngợi sự nhanh nhạy bắt kịp với nhịp sống mới trong thời bình của những người lính dũng cảm nơi chiến trường năm xưa.
"Cỏ lau" lại là sự ngợi ca nét đẹp đời thường của người lính. Thái dộ lặng lẽ chấp nhận những thiệt thòi, mất mát, tâm trạng dằn vặt tự vấn mình về một lỗi lầm trong quá khứ, một tình yêu thuỷ chung mang theo suốt cuộc đời - đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, đời sống tinh thần của người chiến sĩ.
Giọng thâm trầm triết lí
Nếu trong dòng văn học phục vụ chính trị trước 1975, những suy tư, trăn trở của nhà văn từng được thể hiện bằng yếu tố chính luận thì nay, trong thời bình được bộc lộ qua những triết lí giản dị, sâu sắc. Đối mặt với hiện thực cuộc sống mới với bao vấn đề bất cập, là một nhà văn có tâm với đời, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu phản ánh thực tại ấy. Giọng thâm trầm triết lí trở thành giọng điệu chủ âm trong các sáng tác của nhà văn quân đội này. Đây cũng là yếu tố khiến giọng trữ tình ngợi ca thời kì này trầm lắng hơn.
Thâm trầm, triết lí là giọng điệu xuyên suốt "Bến quê". Tác phẩm là những chiêm nghiệm có tính chất tổng kết đời người. Bởi phải đến khi ốm liệt
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 43 K31B - Ngữ Văn giường vì một căn bệnh hiểm nghèo, Nhĩ mới nhận ra "con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi cái điều vòng vèo hoặc chùng chình".
"Chiếc thuyền ngoài xa" là những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống. Chính khát vọng muốn tìm đến cái đẹp, muốn hạnh phúc nhiều khi đã khiến người ta không nhận ra thực tế khắc nghiệt. Nói như Ăngghen, đó là một thứ chủ nghĩa lãng mạn, vì lí tưởng mà quên mất hiện thực...
"Văn là người". Giọng điệu thâm trầm triết lí cùng với ngôn ngữ triết lí, cốt truyện dựa trên những nguyên tắc luận đề đã góp phần bộc lộ nét đẹp trong phẩm chất và trí tuệ của Nguyễn Minh Châu - một con người điềm đạm, có khả năng bao quát và thẩm định nhiều giá trị đời sống.
Sự phức hợp nhiều giọng điệu
Bên cạnh những tác phẩm mang giọng trữ tình, ngợi ca hay giọng thâm trầm, triết lí là giọng điệu chủ đạo, ta bắt gặp không ít sáng tác là sự phức hợp của nhiều giọng điệu khiến mỗi tác phẩm như một bản nhạc đa âm lôi cuốn. Có thể kể đến "Bức tranh", "Phiên chợ Giát"...
Cuộc độc thoại của nhân vật tôi trong "Bức tranh" mang tính chất của một cuộc đối thoại với sự xen cài, luân phiên của nhiều giọng điệu: khi mỉa mai giễu cợt, khi tư biện. Nhưng bao trùm là giọng khắc khoải thâm trầm của một tâm hồn mang trong mình cảm giác tội lỗi, ân hận.
Trong "Phiên chợ Giát" là sự phức hợp của giọng xót xa khi viết về nỗi đau mất con của vợ chồng lão Khúng, khi buộc lòng phải bán con khoang... với giọng mỉa mai khi khắc hoạ nhân vật chủ tịch Bời... Sự đa giọng điệu ấy là một nét trong bút pháp tài hoa khiến "Phiên chợ Giát" là một thông điệp nghệ thuật đẹp đẽ.
Như vậy với số lượng tác phẩm phong phú cùng một tư duy nghệ thuật mới, Nguyễn Minh Châu đã có nhiều đóng góp cho sự vận động của đặc trưng tự sự sau 1975 trên cả ba phương diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Về
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 44 K31B - Ngữ Văn vấn đề này, tác giả Nguyễn Tri Nguyên ghi nhận: "Cùng với nhiều nhà văn
cùng thế hệ hoặc trẻ hơn, Nguyễn Minh Châu góp phần đổi mới nền văn học nước nhà sau năm 1975 từ nền văn học đơn thanh điệu trong thi pháp thể hiện sang một nền văn học đa thanh điệu, phức điệu trong thi pháp". Đó
chính là kết quả của sự nghiệp đổi mới của đất nước, của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền văn học đó ngày càng hiện thực hơn, nhân đạo hơn, dân chủ hơn và vì thế có sức thuyết phục độc giả mạnh mẽ hơn.
2.2. Giảng dạy tác phẩm tự sự sau 1975 nói chung và tác phẩm Nguyễn Minh Châu nói riêng trong nhà trường PTTH Nguyễn Minh Châu nói riêng trong nhà trường PTTH
Thông thường, quá trình giảng dạy một văn bản văn học ở trường PT trải qua các bước đọc, khai thác, cảm thụ, đánh giá các giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. Đọc là giai đoạn lĩnh hội chủ yếu bằng cảm tính, các giai đoạn sau được nâng lên mức lí tính. Trình tự này phản ánh quá trình chiếm lĩnh tác phẩm. Bước đầu tiên cần nắm được đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thông qua đọc - hiểu chung phần Chú thích (sách Ngữ văn THCS) hay phần Tiểu dẫn (sách Ngữ văn THPT). Tiếp đó tiến hành đọc - hiểu văn bản để khai thác các nội dung cơ bản của bài học. ở bước này, phương pháp phát vấn giữ vai trò chủ đạo để phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh. Sau nữa, ở một tầm cao mới, khái quát lại toàn bộ giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm bằng hoạt động tổng kết - ghi nhớ, từ đó phát huy tác dụng giáo dưỡng, giáo dục của tác phẩm.
Cũng như bất kì văn bản văn học nào, một văn bản tự sự cũng đòi hỏi phải được đọc - hiểu đúng hướng, cặn kẽ và toàn diện. Để đạt được điều đó, người giáo viên cần chú ý những yêu cầu cơ bản thuộc về đặc trưng của tự sự đảm bảo dạy học tác phẩm bám sát đặc trưng loại thể.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 45 K31B - Ngữ Văn Nếu tìm hiểu một bài thơ trữ tình, yêu cầu bắt buộc phải thấy được mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình; tìm hiểu một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả... thì với tác phẩm tự sự, nắm vững cốt truyện là yêu cầu đầu tiên. Bởi đó là điều kiện cần để hiểu toàn tác phẩm. Có rất nhiều trường hợp do không nắm được diễn biến của các biến cố, sự kiện, các tình tiết của tác phẩm nên học sinh không lĩnh hội được giá trị của tác phẩm đó. Cốt truyện trong các tác phẩm tự sự sau 1975 thường ít những biến cố, sự kiện lớn lao, chủ yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong tư tưởng, tâm lí nhân vật... nên để học sinh có thể nắm vững hình tượng nghệ thuật của tác phẩm thông qua cốt truyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
Đọc, lựa chọn và sắp xếp các biến cố, sự kiện theo lôgic nội tại của
tác phẩm:
Làm nên cốt truyện của tác phẩm tự sự sau 1975 thường là những biến cố của đời sống thường nhật và đặc biệt là biến cố trong tư tưởng, tình cảm con người. Vì vậy cốt truyện rất phức tạp với nhiều kiểu dạng khác nhau đòi hỏi sự tinh tế và nhạy bén nơi người đọc. Để có thể nắm được những cốt truyện phức tạp ấy, việc đầu tiên là phải đọc. Đọc chính là quá trình "giải mã
văn bản tác phẩm", biến những kí hiệu chết trên trang giấy thành thế giới hình
tượng phong phú trong sự liên tưởng và tưởng tượng của chúng ta. Tiếp theo phải lựa chọn các biến cố, sự kiện trong tác phẩm để sắp xếp chúng theo trật tự lôgic mà tác giả sắp xếp.
Bước đầu tiên khi giúp học sinh nắm cốt truyện trong tác phẩm tự sự Nguyễn Minh Châu trong nhà trường PT cũng vậy. Với "Bến quê" đó là hoàn cảnh thực tại của Nhĩ, là cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một sáng đầu thu, về quỹ thời gian của đời mình, về vợ, là niềm khao khát trong những ngày cuối đời và hành động "khoát tay" ở cuối truyện.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh
Nguyễn Thị Anh 46 K31B - Ngữ Văn Đến "Chiếc thuyền ngoài xa", cốt truyện được tạo dựng từ hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng cùng câu chuyện của người đàn bà vùng biển nơi toà án...
Xác định mối liên hệ giữa các biến cố, sự kiện:
Các biến cố, sự kiện trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng được xâu chuỗi bởi những mối dây liên hệ chứ không phải là sự đơn biệt, tách bạch. Chúng ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau.
Các biến cố, tình tiết trong "Bến quê" có quan hệ nhân - quả với nhau. Chính hoàn cảnh phải nằm trên giường bệnh trong những ngày cuối đời là điều kiện nảy sinh bao tâm trạng phức tạp của Nhĩ.
Trong "Chiếc thuyền ngoài xa", phát hiện về gia đình làng chài là sự bổ sung cho phát hiện về cảnh thuyền - biển sớm mai giúp ta nhận thức đầy đủ hơn - nghệ thuật không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài cũng như cuộc sống không chỉ có hạnh phúc yêu thương mà còn cả khổ đau, nước mắt.
Chiều hướng sắp xếp của các biến cố, sự kiện trong tác phẩm tự sự sau 1975 vô cùng đa dạng. Vì thế việc xác định mối liên hệ giữa các biến cố ấy là việc làm quan trọng.
2.2.2. Giúp học sinh nhận diện, cảm thụ, đánh giá nhân vật trong tác