Giáo án 2: Chiếc thuyền ngoài xa

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT (Trang 60 - 70)

6. Đóng góp của khoá luận

3.2.2. Giáo án 2: Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận về cuộc sống và con người.

- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc hoạ nhân vật sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn bản lĩnh và tài hoa.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng tiếp nhận một truyện ngắn.

- Cảm thụ, phân tích một truyện ngắn mang nhiều lớp nghĩa.

3. Về thái độ, tình cảm: Bồi dưỡng cho các em: - Lòng nhân ái, yêu thương con người.

- Thấy được trong cuộc sống nhiều lam lũ, nhọc nhằn vẫn có bao cái đẹp để ta khám phá, trân trọng.

B. Phương pháp, phương tiện:

1. Phương pháp:

- Phương pháp phát vấn.

- Phương pháp hoạt động theo nhóm. - Phương pháp thông báo - giải thích.

2. Phương tiện:

- SGK, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2 - NXB Giáo dục. - Tài liệu tham khảo về Nguyễn Minh Châu.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 61 K31B - Ngữ Văn

C. Tiến trình dạy học:

1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới.

 Lời vào bài: ở chương trình Ngữ văn 9 - tập 2, chúng ta đã được học

"Bến quê" của Nguyễn Minh Châu. Và bài học hôm nay chúng ta tiếp tục đến với một sáng tác khác cũng thuộc thể truyện ngắn của nhà văn này -

"Chiếc thuyền ngoài xa". Tác phẩm là một minh chứng khẳng định Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.

Hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

I. Tìm hiểu chung:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả.

- GV (?): Ngoài những tri thức đã được cung cấp ở THCS, hãy cho biết thêm về Nguyễn Minh Châu.

 DKTL: + Ông là nhà văn quân đội.

+ Hành trình sáng tác chia hai giai đoạn.

 Giai đoạn trước 1982: Các sáng tác tiêu biểu: Tiểu thuyết "Cửa sông"; tập truyện ngắn "Những vùng trời khác nhau" (1970); "Miền cháy" (1977);

"Những người đi từ trong rừng ra" (1982)...

 Giai đoạn sau 1982: "Bức tranh" (1982); "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983), "Bến quê" (1985)...

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm. 2. Tác phẩm:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 62 K31B - Ngữ Văn GV cung cấp: tác phẩm được viết vào tháng 3/1983, in lần đầu trong tập "Bến quê". Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho tư duy, quan niệm về con người của tác giả sau 1975.

b.Bố cục:

- GV (?): Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? Trước đó, hãy tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn?

 DKTL: + Học sinh tóm tắt ngắn gọn tác phẩm. + Truyện có thể chia 2 phần:

 Phần 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền lưới vó đã biến mất": hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.

 Phần 2: Còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài.

c. Nhan đề, chủ đề:

 Nhan đề:

- GV (?): Nhan đề tác phẩm gợi cho em liên tưởng gì?  DKTL: Gợi nhiều liên tưởng sâu xa:

+ Cảnh thơ mộng quen thuộc với thuyền và biển.

+ Hiện thực cuộc sống của gia đình dân chài kia chẳng chút gì thơ mộng. Nó cũng như "Chiếc thuyền ngoài xa" mà nghệ thuật rất khó nắm bắt.

+ ẩn chứa dự cảm về số phận mong manh, nhỏ bé của con người trước giông bão của biển cả bao la.

Nhan đề là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

 Chủ đề:

- GV (?): Chủ đề của truyện là gì?

 DKTL: + Truyện phê phán quan niệm nghệ thuật duy mĩ. Nghệ thuật phải là tiếng nói trung thực về số phận con người.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 63 K31B - Ngữ Văn + Nhận thức về cuộc sống con người.

Hoạt động hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản.

II. Đọc - hiểu văn bản:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống truyện. 1. Tình huống truyện:

- GV khẳng định: Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo dựng tình huống mang ý nghĩa khám phá phát hiện về đời sống. Tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người.

- GV (?): Hãy chỉ ra các tình huống ấy?

 DKTL: + Phát hiện vẻ đẹp của cảnh thuyền - biển - sương như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", Phùng rung động, say mê cho

rằng đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ và bản thân cái đẹp chính là đạo đức. + Nhưng từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ấy, anh đã chứng kiến bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man, vô lí. Tình huống đó được lặp lại lần hai, thấy được sự nhẫn nhục chịu đựng của người đàn bà, hành động của chị em thằng Phác, Phùng đã có cách nhìn đời khác hẳn.

Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, sự thật cuộc đời.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật. 2. Nhân vật:

- GV (?): Yêu cầu học sinh hệ thống các nhân vật trong tác phẩm và định hướng những nhân vật sẽ tập trung tìm hiểu, khai thác.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 64 K31B - Ngữ Văn

2.1.1. Nhân vật tôi - một người nghệ sĩ nhạy cảm, thiết tha với cái đẹp và tâm huyết với nghề.

- GV (?): Hãy tìm những chi tiết chứng minh cho luận điểm trên?

 DKTL: + Chính vì tâm huyết với nghề và thiết tha với cái đẹp khiến Phùng có mặt ở biển cách xa Hà Nội 600km (không chỉ hẳn do yêu cầu của trưởng phòng).

+ May mắn "chộp" được cảnh thật ưng ý của thuyền biển sớm mai, với Phùng đó là "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", anh xúc động, ngỡ ngàng, say mê, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi.

- GV nhận xét, khái quát lại.

2.1.2. Nhân vật tôi - một con người có trái tim yêu thương và giàu lòng trắc ẩn.

- GV dẫn dắt (về cảnh đau lòng Phùng được chứng kiến sau phát hiện về

"cảnh đẹp trời cho").

- GV (?): Thái độ của Phùng trước cảnh tượng ấy là gì? Qua đó bộc lộ nét đẹp gì ở Phùng?

 DKTL: + Phùng hết sức tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, anh "kinh ngạc", "há mồm ra mà nhìn", sau như một phản xạ tự nhiên, anh "vứt chiếc máy ảnh

xuống đất chạy nhào tới".

+ Đó là bản chất của người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác.

- GV (?): Vì xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động tội ác, Phùng đã bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. ở đây được

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 65 K31B - Ngữ Văn nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài, thái độ của anh thế nào? Từ đó em nhận xét gì về Phùng?

 DKTL: + Anh nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài với bao sự cảm thông, ngỡ ngàng, ngạc nhiên.

+ Qua đó khẳng định Phùng là người có trái tim yêu thươngvà giàu lòng trắc ẩn.

- GV nhận xét và khái quát lại.

2.2. Nhân vật người đàn bà vùng biển:

- GV: Yêu cầu học sinh trình bày cảm nhận chung về nhân vật người đàn bà khi đọc tác phẩm.

2.2.1. Ngoại hình:

- GV (?): Nhà văn đã miêu tả thế nào về ngoại hình người đàn bà vùng biển? Em có nhận xét gì về ngoại hình ấy?

 DKTL: + Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi".

+ Đó là một phụ nữ ít nhan sắc. Người đàn bà ấy gợi ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn lam lũ.

2.2.2. Phẩm chất:

- GV thuyết trình: Người đàn bà vùng biển có một số phận bất hạnh (cụ thể...). Nhưng ở người phụ nữ ấy vẫn ánh ngời những phẩm chất tốt đẹp.  Là người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục đồng thời biết vượt lên số phận:

- GV (?): Hãy tìm những chi tiết minh chứng cho luận điểm?

 DKTL: + Có những khi gia cảnh nghèo túng, để có thể sinh tồn, "cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối".

+ Chị thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn. Chị

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 66 K31B - Ngữ Văn coi đó là lẽ đương nhiên. Bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề.

Là người phụ nữ từng trải, sắc sảo, cứng cỏi:

- GV (?): Vì sao ta có thể khẳng định nét đẹp phẩm chất trên?

 DKTL: + Chị luôn hiểu trong cuộc mưu sinh, trên chiếc thuyền giữa biển khơi bất trắc cần một người đàn ông và các con chị cũng cần một người cha.

+ Chị hiểu được nguyên nhân biến chồng chị "một anh con

trai cục tính nhưng hiền lành lắm" thành người đánh đập chị dã man.

+ ở toà án, từ chỗ lúng túng, sợ sệt, nhưng khi biết thiện chí của Đẩu và Phùng, người đàn bà ấy đã đổi cách xưng hô từ "con - quý toà" chuyển sang "chị - các chú". Ngôn ngữ và giọng điệu có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với vai giao tiếp.

Là người phụ nữ hết lòng vì chồng, con:

- GV (?): Hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó?

 DKTL: + Dù bị chồng đánh "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một

trận nặng" nhưng có lẽ ở người đàn bà ấy vẫn dành cho chồng một tình yêu lạ

lùng vì "mụ không yêu đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra" từ cha nó.

+ Bị chồng đánh đập man rợ, nhưng khi Phác xông vào bảo vệ mẹ, đánh trả cha nó thì mụ "chắp tay vái lấy vái để". Trước đó, vì "sợ

thằng bé có thể làm điều gì dại dột với bố nó, mụ đã phải gửi nó lên rừng nhờ bố mình nuôi".

+ Thương con, lấy cái no của các con làm niềm vui, nguồn sống, chị chấp nhận là nơi trút uất ức của chồng bằng cách chịu bao trận đòn dã man.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 67 K31B - Ngữ Văn - GV gợi dẫn học sinh khái quát: Tác giả chỉ gọi "người đàn bà" một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà khác nhưng số phận của con người lại được tác giả tập trung thể hiện.

Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

2.3. Các nhân vật khác: (lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, Đẩu...) Học sinh tự tìm hiểu (đặt trong quan hệ với các nhân vật trên).

GV gợi dẫn học sinh khái quát: Qua trên ta thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật sắc nét, sinh động của nhà văn.

Hoạt động hướng dẫn học sinh củng cố

III. Tổng kết:

- GV (?): Hãy khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm?

 DKTL: Với nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, cách xây dựng cốt truyện độc đáo, ngôn ngữ linh hoạt, tác phẩm gợi ra nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

- GV (?): Yêu cầu học sinh đọc Ghi nhớ - SGK, tr. 78.  Học sinh đọc.

Hoạt động hướng dẫn học sinh luyện tập IV. Luyện tập.

- GV: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.  Học sinh đọc.

- GV: gợi ý để học sinh trình bày quan điểm của mình. (Những quan điểm ấy đều được chấp thuận nếu sự lí giải hợp lí).

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 68 K31B - Ngữ Văn

Kết luận

Tự sự Việt Nam đương đại đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trên cả ba phương diện đặc trưng: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Thành công của loại thể này đem đến cho văn học Việt Nam sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích tạo sức mạnh khám phá thực tại và tái hiện toàn diện đời sống. Đồng thời cũng góp phần đưa văn học dân tộc tiến xa hơn trên con đường hội nhập vào tiến trình văn học thế giới.

Trên văn đàn Việt Nam sau 1975, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là "một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất" (Tô Hoài). Sự tinh anh và tài năng trước hết thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật.

Trên cơ sở tìm hiểu đặc trưng tự sự nói chung và đặc trưng tự sự hiện đại sau 1975 nói riêng, tác giả khóa luận đã tập trung nghiên cứu vấn đề đặc trưng của tự sự hiện đại qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu nhằm chỉ ra những điểm đặc sắc trong tạo dựng cốt truyện, xây dựng hệ thống nhân vật và sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Có thể khẳng định, với nỗ lực tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi, các sáng tác tự sự của Nguyễn Minh Châu đã khẳng định một lối đi riêng trên con đường chiếm lĩnh hiện thực đời sống. Vì vậy, với các tác phẩm tự sự sau 1975 nói chung và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu nói riêng ở nhà trường PT, việc dạy học đòi hỏi sự tương thích về phương pháp./.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 69 K31B - Ngữ Văn

Tài liệu tham khảo

1. Arixtôt (1999), Nghệ thuật thi ca (tái bản), NXB Văn học.

2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 - 1995, những đổi mới

cơ bản, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo

dục.

5. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội.

6. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục.

7. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 12, NXB Giáo dục. 8. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2006), Phương pháp dạy học Ngữ văn (Tập

2), NXB Đại học Sư phạm.

9. Phương Lựu (Chủ biên) (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục. 10. Hoàng Phê (Chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 11. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2008), Ngữ văn 9, NXB Giáo dục.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2006), Từ

điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long (Đồng chủ biên) (2007), Lịch sử

văn học Việt Nam (Tập 3), NXB Đại học Sư phạm.

14. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt

Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Vũ Ngọc Doanh

Nguyễn Thị Anh 70 K31B - Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Đặc trưng của tự sự hiện đại sau 1975 qua các sáng tác của nguyễn minh châu với việc giảng dạy tác phẩm của nhà văn trong nhà trường THPT (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)