Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trò quan trong trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng cường xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào
tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa vào tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Chính vì vậy, mà chính phủ nên thực hiện một số biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may ở một số khía cạnh như là:
Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt, may…
Tăng cường tuyên truyền phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” để góp phần thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển.
Có chính sách bảo hộ các sản phẩm trong nước trước sự tấn công ồ ạt của các sản phẩm nhập khẩu nước ngoài.
Có biện pháp ngăn chặn và trừng trị nghiêm minh đối với những trường hợp làm hàng nhái, hàng giả nhằm giúp doanh nghiệp dệt may hạn chế được những tổn thất nặng nề về mặt vật chất cũng như danh tiếng bị lợi dụng.
KẾT LUẬN
Ngày nay, marketing sản phẩm đã nhường chổ cho marketing thương hiệu, chẳng những cho một thương hiệu con của doanh nghiệp mà còn cho thương hiệu công ty. Người ta cho rằng: bản chất, trọng tâm của toàn bộ hoạt động marketing là tập trung vào việc xây dựng thương hiệu. Do đó, sẽ bất cập nếu chỉ dừng lại ở góc độ định vị sản phẩm mà doanh nghiệp cần phải tiếp cận vấn đề ở góc độ định vị cho thương hiệu và phát triển thương hiệu nói chung.
Chính vì vậy, một sản phẩm chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp không hẵn có được sự quan tâm, ưu ái của khách hàng. Nó cần phải có thêm lửa từ doanh nghiệp tạo ra, bằng cách có những chính sách phát triển thương hiệu đúng đắn cho nó. Muốn làm được điều đó thì trong nội bộ công ty cần có sự sắp xếp hợp lý các nguồn lực, bộ phận chuyên trách có chuyên môn sâu đảm nhận.
Tổng công ty may Nhà Bè đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có được uy tín trong và ngoài nước. Đây là một điều đang khích lệ giúp Nhà Bè sản xuất và tiêu thụ được số lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng và phát triển thương hiệu chính là công cụ duy nhất và tốt nhất để giúp cho thương hiệu Novelty nói riêng và Tổng công ty may Nhà Bè nói chung ngày càng giữ được vị thế hơn trên thị trường trong nước và là điều kiện để thúc đẩy thương hiệu Novelty xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Để giữ vững được chổ đứng trên thị trường và tạo ưu thế cạnh tranh thì trong thời gian tới Novelty và Tổng công ty may Nhà Bè cần phải phát huy những thế mạnh, khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Từ đó Novelty mới giữ chân được người tiêu dùng và thu hút thêm nhiều khách hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh doanh.
Em hy vọng bài luận văn này sẽ đóng góp phần nào vào việc cải thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Novelty. Do hiểu biết về lý thuyết cũng như thực tế còn hạn chế, vì vậy bài luận văn của em chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô góp ý để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện bài luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và góp ý tận tình từ cô Diệp Thị Phương Thảo cũng như sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên tại phòng Trung tâm thời trang Novelty đã giúp đỡ em hoàn thiện bài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ths Quách Thị Bửu Châu, Ths. Đinh Tiến Minh (2009).Marketing căn bản. NXB Lao Động.
Ths. Nguyễn Mai Duy, Ths. Nguyễn Đại Lượng, Gv. Ngô Thị Thanh Huyền (2014). Quản trị thương hiệu. NXB Đại học Công Nghệ TP.HCM.
Ts. Phạm Thị Lan Hương, Ts. Lê Thị Minh Hằng (2014). Quản trị
thương hiệu. NXB Tài chính.
Lê Đằng Lăng (2014). Quản trị thương hiệu. NXB Đại học Quốc Gia TPHCM
Các bài báo cáo tổng hợp của Tổng công ty may Nhà Bè.
Các trang web tham khảo:
www.nhabe.com.vn