Chăm sóc cho ăn

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 32)

Cho ăn theo nhu cầu của tôm. Kích thước và lượng thức ăn được thay đổi theo khả năng bắt mồi cũng như sức ăn của tôm. Tần suất cho ăn 3 lần/ngày vào lúc 7 giờ, 14 giờ và 21 giờ.

Tinh dầu thiết yếu MO được trộn với một lượng dầu cá hồi nhất định, sau đó phun đều lên thức ăn theo từng nghiệm thức. Sau khi trộn 15 phút mới tiến hành cho tôm sử dụng. Thức ăn còn lại được trữ lạnh trong tủ mát ở nhiệt độ 4 oC để tôm sử dụng tiếp cho ngày hôm sau. Thức ăn được chuẩn bị 2 ngày/lần.

3.5. Theo dõi môi trƣờng nƣớc

Theo dõi hoạt động của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, đồng thời thường xuyên siphon đáy bể để loại bỏ lượng thức ăn thừa và chất thải của tôm nuôi. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước cũng như việc duy trì độ mặn ở mức 10‰.

Các yếu tố thủy lý như nhiệt độ, pH được đo bằng máy đo và ghi kết quả trực tiếp vào thời điểm cố định (7h30-16h) của các ngày thu mẫu. Các yếu tố thủy hóa như: DO, COD, TSS, độ cứng, độ kiềm, NO2-, PO43-, TAN được thu và phân tích tại phòng Phân tích chất lượng nước-Khoa Thủy sản-Trường ĐHCT. Các chỉ tiêu chất lượng nước được thu với chu kỳ 2 tuần/lần. Dụng cụ thu mẫu, cách bảo quản và phương pháp phân tích mẫu chất lượng nước được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc đƣợc đánh giá Chỉ tiêu

Dụng cụ bảo

quản Bảo quản Phƣơng pháp phân tích

DO (mg/L) Chai nút mày nâu 125mL

1 mL MnSO4,

1mL NaOH Phương pháp Winkler (APHA et al., 1995) COD (mg/L) Chai nút mày trắng 125 mL 2 mL H2SO4 4M Oxy hóa KMnO4 trong môi trường kiềm

(APHA et al., 1995) TSS (mg/L) Chai nhựa 1L Trữ lạnh 4 0

C Phân tích trọng lượng (APHA et al., 1995) Độ cứng

(mgCaCO3/L) Chai nhựa 1L Trữ lạnh 4 0

C Chuẩn độ Complexon (APHA et al., 1995) Độ kiềm

(mgCaCO3/L) Chai nhựa 1L Trữ lạh 4 0

C Chuẩn độ Acid (APHA et al., 1995) NO2

-

(mg/L) Chai nhựa 1L Trữ lạnh 4 0

C So màu Diazonium (APHA et al., 1995) PO3

3-

(mg/L) Chai nhựa 1L Trữ lạnh 4 0C Phương pháp SnCl2 (APHA et al., 1995) TAN (mg/L) Chai nhựa 1L Trữ lạnh 4 0

C So màu Indophenol blue (APHA et al., 1995)

3.6. Phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu tăng trƣởng và tỉ lệ sống

3.6.1. Tăng trưởng trọng lượng

- Tăng trưởng trọng lượng WG (Weight Gain)

WG (g) = WC – WĐ

- Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng DWG (Daily Weight Gain)

WC – WĐ

DWG (g/ngày) = --- T

- Tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng SGR (Specific Growth Rate)

LnWC – LnWĐ

SGR (%/ngày) = --- x 100 T

Trong đó:

WĐ: Trọng lượng tôm tại thời điểm bố trí (g)

WC: Trọng lượng tôm tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (g) T: Thời gian thí nghiệm (ngày)

3.6.2. Tăng trưởng chiều dài

- Tăng trưởng chiều dài LG (Lenght Gain)

LG (cm)= LC – LĐ

- Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài DLG (Daily Lenght Gain) LC – LĐ

DLG (cm/ngày) = --- T

- Tăng trưởng tương đối về chiều dài SGR (Specific Growth Rate) Ln LC – Ln LĐ

SGR (%/ngày)= --- x 100 T

Trong đó:

LC: Chiều dài tôm tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (cm) T: Thời gian thí nghiệm (ngày)

3.6.3. Tỷ lệ sống SR (Surviral Rate)

Nf

SR (%) = --- x 100 Ni

Trong đó:

Nf: Số tôm thu hoạch tại thời điểm kết thúc thí nghiệm Ni: Số tôm tại thời điểm bố trí thí nghiệm

3.7. Phƣơng pháp thu và phân tích thành phần hóa học của tôm

Mẫu tôm sau khi kết thúc thí nghiệm được chọn ngẫu nhiên 15 con cho từng bể riêng biệt sau đó xác định độ ẩm và hàm lượng protein của tôm. Độ ẩm và hàm lượng protein của tôm được phân tích theo phương pháp AOAC (2001).

3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thu thập trên từng bể riêng biệt và xử lý thống kê trên phần mềm Excel. Sau đó tính trung bình ± độ lệch chuẩn. Để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức sử dụng phần mềm Statistica 5.0 để xử lý ở mức ý nghĩa p=0,05.

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Chất lƣợng nƣớc trong hệ thống thí nghiệm

4.1.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p >0,05). Do được bố trí cùng điều kiện trong trại thực nghiệm nên nhiệt độ giữa các nghiệm thức chênh lệch không đáng kể và dao động trong khoảng từ 25,5-29,5 oC. Ở nghiệm thức 0%, nhiệt độ vào buổi sáng dao động từ 25,6-27,5 oC, trong khi đó vào buổi chiều nhiệt độ biến thiên từ 26,5- 29,2 oC. Ở các nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO nhiệt độ vào buổi sáng dao động từ 25,3-28,4 oC, nhiệt độ vào buổi chiều biến thiên từ 26,5-29,4 oC (Hình 5). Nhìn chung nhiệt độ rất ổn định và không có sự chênh lệch nhiều giữa các đợt thu mẫu. Bên cạnh đó biến động nhiệt độ giữa sáng và chiều không quá 2 oC. Theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp đối với sự phát triển của sinh vật trong khoảng từ 25-32 o

C, trung bình 27-28 oC. Theo Chanratchakool et al. (1995), khi nhiệt độ cao hơn 32-33 oC hay thấp hơn 25 oC thì khả năng bắt mồi của tôm sẽ giảm 30-50%. Như vậy, trong điều kiện thí nghiệm nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp và lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng.

23 24 25 26 27 28 29 30 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm N hi ệt đ ( 0 C) 0% Sáng 0,02% Sáng 0,04% Sáng 0,06% Sáng 0% Chiều 0,02% Chiều 0,04% Chiều 0,06% Chiều

Hình 5: Biến động về nhiệt độ ở các nghiệm thức

4.1.2. pH

Do bố trí cùng điều kiện trong trại thực nghiệm và nguồn nước thí nghiệm đã qua xử lý nên pH ở các bể nuôi không có sự thay đổi lớn giữa sáng và chiều. Vào buổi sáng, pH dao động từ 6,5-7,7 trong khi buổi chiều pH không cao chỉ dao động ở mức 6,7-7,9 (Hình 6). Ở nghiệm thức 0% pH dao

động trong khoảng từ 6,8-7,8, chênh lệch pH giữa sáng và chiều ở mức 1,0. Bên cạnh đó ở các nghiệm thức 0,02; 0,04 và 0,06% dao động từ 6,5-7,8 chênh lệch pH giữa sáng và chiều ở mức 1,2. Sự biến đổi pH của thí nghiệm liên quan nhiều đến sự biến động của thực vật trong môi trường nước và các hoạt động trao đổi khí của sinh vật. Đặc biệt là về cuối vụ, khi hàm lượng dinh dưỡng tích lũy cao tạo điều kiện cho tảo và vi sinh vật phát triển mạnh. Ngoài ra, thí nghiệm được bố trí với hệ thống thổi khí liên tục một phần CO2 ngoài không khí khuếch tán vào bể nên pH của thí nghiệm thay đổi không quá cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Theo Chanratchakool et al. (1995) cho rằng pH dao động trong khoảng 7,5-8,5 là thích hợp đối với tôm chân trắng. Như vậy, pH ở các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng.

5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm pH 0% Sáng 0,02% Sáng 0,04% Sáng 0,06% Sáng

0% Chiều 0,02% Chiều 0,04% Chiều 0,06% Chiều

Hình 6: Biến động về pH ở các nghiệm thức

4.1.3. Oxy hòa tan-DO

Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng DO giữa các nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO và đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Oxy hòa tan trong thí nghiệm chủ yếu phụ thuộc vào quá trình sục khí. Tuy nhiên, hàm lượng DO ở các bể thí nghiệm có khuynh hướng giảm dần vào cuối chu kỳ nuôi và dao động từ 4,5-8,3 mg/L. Cụ thể, nghiệm thức 0% hàm lượng DO dao động từ 5,2-8,3 mg/L trung bình ở mức 7,1±1,06 mg/L. Hàm lượng DO ở nghiệm thức 0,02; 0,04 và 0,06% đạt các giá trị trung bình tương ứng là 6,6±0,66; 6,9±1,1 và 7,2±0,9 mg/L (Hình 7). Do thí nghiệm bố trí cùng nguồn nước đã được xử lý và sục khí mạnh nên hàm lượng DO trong đợt thu mẫu đầu tiên ở tất cả các bể đều cao hơn 7 mg/L. Theo Whetstone et al. (2002) hàm lượng DO tốt nhất cho sự phát triển của tôm là

lớn hơn 5 mg/L và nhỏ hơn 15 mg/L. Lawrence và Seidman. (1985) chứng minh rằng có sự giảm hoạt động và lượng thức ăn được tiêu hóa thấp ở tôm sú và tôm chân trắng khi điều kiện oxy hòa tan thấp. Tăng trưởng của hai loài này giảm có ý nghĩa khi hàm lượng oxy hòa tan nhỏ hơn 2 mg/L. Tuy nhiên, các quá trình phân giải chất hữu cơ và hoạt động của sinh vật làm cho hàm lượng DO có khuynh hướng giảm về cuối thí nghiệm nhưng vẫn nằm trên mức thích hợp cho tôm. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm D O ( m g /L ) 0% 0,02% 0,04% 0,06% Hình 7: Biến động về hàm lƣợng DO ở các nghiệm thức

4.1.4. Nhu cầu Oxy hóa học-COD

Hàm lượng COD ở hệ thống thí nghiệm nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO tăng cao vào ngày thứ 14. Trung bình ở mức 5,18±0,23 mg/L sau đó có khuynh hướng giảm dần đến ngày thứ 42. Vào đợt thu mẫu cuối hàm lượng COD có gia tăng nhưng không cao. Cụ thể, ở nghiệm thức 0% COD dao động từ 2,13-5,17 mg/L, nghiệm thức 0,02% dao động từ 1,84-5,49 mg/L, nghiệm thức 0,04% dao động từ 2,48-5,12 mg/L và ở nghiệm thức 0,06% dao động từ 2,48-4,93 mg/L (Hình 8). Theo Boyd et al. (1998) trong ao nuôi tôm nên

khống chế hàm lượng COD ở mức dưới 20 mg/L. Do đó, vào đợt thu mẫu thứ hai hàm lượng COD tăng cao nhưng vẫn còn ở mức thấp (5,2±0,2 mg/L) và thích hợp đối với tôm. Nguyên nhân là do điều kiện nuôi thuận cho các hoạt động của tôm như tăng cường độ bắt mồi, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn nên hàm lượng COD ở các nghiệm thức ít có sự biến động. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy hàm lượng COD ở hệ thống thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa (p >0,05). Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng COD đối với tôm nuôi đạt ở mức nhỏ hơn 6 mg/L là thích hợp. Tuy nhiên, trong hệ thống

thí nghiệm này với quá trình thay nước định kỳ 2 tuần/lần và việc sử dụng thức ăn có kiểm soát nên góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nước. Hàm lượng COD trong các bể thí nghiệm chủ yếu bị chi phối bởi thức ăn tan rã và chất thải của tôm nuôi. Như vậy, hàm lượng COD ở hệ thống thí nghiệm hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng. 0 1 2 3 4 5 6 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm C O D ( m g /L ) 0% 0,02% 0,04% 0,06%

Hình 8: Biến động về COD ở các nghiệm thức

4.1.5. Độ cứng tổng cộng

Độ cứng tổng cộng ở hệ thống thí nghiệm có khuynh hướng tăng cao vào ngày thu mẫu thứ 28 nhưng sau đó giảm dần đến cuối chu kỳ nuôi (Hình 9). 1000 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700 1800 1900 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm Đ cứ ng ( m gC aC O 3 /L ) 0% 0,02% 0,04% 0,06% Hình 9: Biến động về độ cứng tổng cộng ở các nghiệm thức

Theo kết quả ghi nhận được thì độ cứng của nước ở các nghiệm thức dao động từ 1400-1775 mg/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Nghiệm thức 0% độ cứng biến thiên từ 1400-1708 mg/L, trung bình ở mức 1533±105 mg/L. Ở các nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO độ cứng dao động từ 1458-1775 mg/L và đạt giá trị trung bình 1608±23 mg/L (Hình 9). Nguyên nhân là do vào cuối chu kỳ nuôi tôm lột xác, nhu cầu về Ca2+; Mg2+ của tôm tăng cao làm cho độ cứng của nước giảm. Theo Vũ Thế Trụ (2003) và Trương Quốc Phú (2006) thì độ cứng ở hệ thống thí nghiệm hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng.

4.1.6. Độ kiềm tổng cộng

Độ kiềm ở hệ thống thí nghiệm có sự biến động tỉ lệ nghịch theo thời gian, dao động ở mức từ 109-171 mg/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở nghiệm thức 0% độ kiềm dao động từ 119-167 mg/L, trung bình ở mức 147±21 mg/L. Độ kiềm ở các nghiệm thức 0,02; 0,04 và 0,06% biến thiên từ 109-171 mg/L và đạt các giá trị trung bình lần lượt là 139,7±15,3; 146,9±20,3 và 132,2±20 mg/L (Hình 10). Độ kiềm trong ao nuôi tôm tăng cao là do mật độ tảo cùng với pH biến động mạnh (Trương Quốc Phú, 2006). Tuy nhiên, độ kiềm ở các bể có xu hướng giảm đến cuối chu kỳ nuôi. Nguyên nhân là do quá trình thay nước định kỳ cùng với việc siphon đáy bể, kiểm soát lượng thức ăn thừa làm nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển giảm, bên cạnh với sự biến động pH trong ngày không đáng kể làm cho độ kiềm của nước giảm đến cuối thí nghiệm. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) các loài tôm biển sống tốt trong môi trường có độ kiềm từ 80-140 mgCaCO3/L. Ong Mộc Quý và ctv (2010) cho rằng độ kiềm từ 40

mgCaCO3/L trở lên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng. Vì vậy, độ kiềm tổng cộng trong hệ thống thí nghiệm hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng.

80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm Độ kiềm (mgCaCO 3 /L) 0% 0,02% 0,04% 0,06%

Hình 10: Biến động về độ kiềm tổng cộng ở các nghiệm thức

4.1.7. Tổng chất rắn lơ lửng-TSS

Hàm lượng TSS ở các nghiệm thức có sự biến động tỉ lệ thuận theo thời gian. Tuy nhiên, sự gia tăng đó giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p >0,05) và được thể hiện qua Hình 11.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm T S S ( m g /L ) 0% 0,02% 0,04% 0,06% Hình 11: Biến động về hàm lƣợng TSS ở các nghiệm thức

Qua hình 11 cho thấy, hàm lượng TSS dao động từ 44,7-128 mg/L ở nghiệm thức 0%, các nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO hàm lượng TSS biến thiên từ 42,7-138 mg/L. Trung bình đạt các giá trị 82,4±19,3; 78,9±8,7; 78,9±8,3 và 73,6±15 tương ứng với các nghiệm thức 0; 0,02; 0,04 và 0,06%. Hàm lượng TSS ở các nghiệm thức tăng cao qua các đợt thu mẫu là do lượng thức ăn thừa, chất thải của tôm nuôi và mật độ tảo trong bể. Theo

Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng TSS thích hợp cho sinh vật từ 25-100 mg/L. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy hàm lượng TSS ở các nghiệm thức tương đối thấp hơn các nghiên cứu trước đây của Phan Thị Cẩm Tú (2012) và nghiên cứu của Burford et al. (2003) trên cùng đối tượng tôm chân trắng (L.

vanamei).

4.1.8. Tổng đạm Ammoni-TAN

Hàm lượng TAN ở các bể thí nghiệm có sự biến động qua các đợt thu mẫu nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Cụ thể, nghiệm thức 0% hàm lượng TAN thấp nhất và dao động từ 0,02-0,23 mg/L trung bình 0,125±0,04 mg/L. Trong khi đó, hàm lượng TAN ở các nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO dao động ở mức từ 0,02-0,3 mg/L và đạt giá trị trung bình 0,16±0,04; 0,16±0,06 và 0,15±0,04 mg/L tương ứng với các nghiệm thức 0,02; 0,04 và 0,06% (Hình 12). Hàm lượng TAN ở các nghiệm thức gia tăng qua các đợt thu mẫu nhưng nằm trong giới hạn cho phép và không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Theo

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)