Lân hòa tan-PO4 3

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 42)

Hàm lượng PO43- ở hệ thống thí nghiệm có sự biến động qua các đợt thu mẫu. Tuy nhiên, hàm lượng PO43- giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Ở nghiệm thức 0% hàm lượng PO43- dao động ở mức 1,2-3,3 mg/L trung bình đạt 2,16±0,69 mg/L. Nghiệm thức 0,02% dao động từ 1,9-3,2 mg/L và đạt giá trị trung bình 2,46±0,44 mg/L, nghiệm thức 0,04% dao động từ 1,3-3,4 mg/L trung bình 2,03±0,58 mg/L và nghiệm thức 0,06% dao động ở mức 1,5-3,6 mg/L trung bình đạt 2,46±0,53 mg/L (Hình

14). Do quá trình thay nước định kỳ, siphon đáy bể và kiểm soát lượng thức ăn nên hàm lượng lân hòa tan chỉ dao từ 1,2-3,6 mg/L và có khuynh hướng giảm vào cuối chu kỳ nuôi. Theo Trương Quốc Phú (2006) trong ao nuôi hàm lượng lân hòa tan không gây độc cho động vật thủy sản và thích hợp từ 1-3 mg/L. Boyd et al. (1998) cho rằng trong ao nuôi khi cho động vật thủy sản sử dụng thức ăn có chứa lân sẽ giúp tăng sức sản xuất của thực vật thủy sinh và hàm lượng PO43- trong ao nuôi thủy sản dao động từ 0,005-0,02 mg/L là thích hợp. Theo Nguyễn Đức Hội (2000) hàm lượng lân hòa tan thích hợp cho ao nuôi tôm từ 0,5 mg/L trở lên. Do đó, hàm lượng PO43- ở các nghiệm thức không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm PO 4 3- (m g /L ) 0% 0,02% 0,04% 0,06%

Hình 14: Biến động về hàm lƣợng PO43- ở các nghiệm thức

4.2. Ảnh hƣởng của tinh dầu thiết yếu MO lên sự tăng trƣởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (L. vanamei)

4.2.1. Tăng trưởng của tôm 4.2.1.1. Tăng trưởng về chiều dài 4.2.1.1. Tăng trưởng về chiều dài

Sau 60 ngày nuôi tăng trưởng của tôm về chiều dài (LG) ở hệ thống thí nghiệm nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO khá cao, dao động từ 5,83-6,15 cm/tôm. Cụ thể, nghiệm thức 0,04% và 0,06% tăng trưởng về chiều dài cao nhất, đạt giá trị trung bình tương ứng là 6,15±0,07 và 6,10±0,17 cm/tôm. Kế đến là nghiệm thức 0% đạt 5,99±0,07 cm/tôm và thấp nhất là nghiệm thức 0,02% đạt 5,83±0,09 cm/tôm (Bảng 3). Tuy nhiên, qua kết quả xử lý thống kê cho thấy nghiệm thức 0,04% và 0,06% khác biệt không có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0% (p >0,05) nhưng lại khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 0,02% (p <0,05). Ong Mộc Quý và ctv (2010) báo cáo rằng tăng trưởng về

chiều dài của tôm chân trắng cao nhất ở độ kiềm 60 mgCaCO3/L và đạt 9,13 cm/tôm. Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) cho rằng tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng về chiều dài cao nhất là 6,29±2,42 cm/tôm. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy tăng trưởng của tôm chân trắng về chiều dài thấp hơn các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Đối với tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (DLG) trung bình cao nhất ở nghiệm thức 0,04% và 0,06% với giá trị tương ứng là 0,103±0,001 và 0,102±0,003 cm/ngày, thấp nhất ở nghiệm thức 0,02% (0,097±0,002 cm/ngày) (Bảng 3). Kết quả sử lý thống kê cho thấy, nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở hàm lượng 0,04% và 0,06% khác biệt không có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0% (p >0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở hàm lượng 0,02% (p<0,05). Các nghiên cứu của Araneda và ctv (2008) cho rằng tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của tôm chân trắng từ 0,049-0,054 g/ngày khi nuôi ở độ mặn 0‰ với mật độ 90-180 con/m2. Ong Mộc Quý và ctv (2010) chỉ ra rằng tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài cao nhất ở độ kiềm 40 mgCaCO3/L và đạt giá trị 0,096 cm/ngày. Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy tăng trưởng hàng ngày của tôm nuôi về chiều dài đạt kết quả cao hơn các nghiên cứu trước đây và phù hợp cho giai đoạn hiện nay.

Tương tự, về tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (SGR) sau 60 ngày nuôi, nghiệm thức 0,04% và 0,06% đạt giá trị lần lượt là 3,02±0,016 và 3,01±0,038 %/ngày cao nhất ở tất cả các nghiệm thức. Kế đến là nghiệm thức 0% (2,98±0,017 %/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức 0,02% (2,95±0,022 %/ngày) (Bảng 3). So với kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) trên cùng đối tượng tôm chân trắng cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của tôm không có sự khác biệt nhiều ở hai thí nghiệm. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở hàm lượng 0,04% và 0,06% khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0,02% (p <0,05) nhưng khác biệt không có ý nghĩa đối với nghiệm thức không được bổ sung tinh dầu thiết yếu MO (p>0,05).

Như vậy, sau 60 ngày nuôi thí nghiệm tôm chân trắng (L. vanamei) sử dụng thức ăn có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở nồng độ 0,04-0,06% giúp tôm tăng trưởng tốt nhất về chiều dài.

Bảng 3: Tăng trƣởng của tôm về chiều dài sau 60 ngày thí nghiệm

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

0% 0,02% 0,04% 0,06%

Chiều dài tôm ban đầu (cm) 1,2a 1,2a 1,2a 1,2a Chiều dài tôm cuối thí nghiệm (cm) 7,19±0,073ab

7,03±0,094b 7,35±0,07a 7,30±0,165a Tăng trưởng (LG) (cm/tôm) 5,99±0,073ab 5,83±0,094b 6,15±0,07a 6,10±0,165a DLG (cm/ngày) 0,10±0,001ab 0,097±0,002b 0,103±0,001a 0,102±0,003a SGR (%/ngày) 2,98±0,017ab 2,95±0,022b 3,02±0,016a 3,01±0,038a

Số ngày thí nghiệm 60 60 60 60

Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

4.2.1.2. Tăng trưởng về trọng lượng

Về tăng trọng của tôm theo trọng lượng (WG) cao nhất ở nghiệm thức 0,04% và 0,06% trung bình đạt 2,83±0,16 và 2,84±0,16 g/tôm. Kế đến là nghiệm thức 0% đạt 2,65±0,12 g/tôm và thấp nhất là nghiệm thức 0,02% đạt 2,54±0,11 g/tôm (Bảng 4). Qua kết quả trên cho thấy, nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở nồng độ 0,04 và 0,06% giúp tôm tăng trưởng cao hơn 0,3 g/tôm so với nghiệm thức bổ sung tinh dầu MO ở nồng độ 0,02% và 0,19 g/tôm so với nghiệm thức 0%. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy nghiệm thức 0,04% và 0,06% khác biệt không có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0% (p >0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0,02% (p <0,05). Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) chứng minh rằng tôm chân trắng tăng trưởng về trọng lượng cao nhất ở nghiệm thức thổi khí siêu mịn và chỉ đạt 2,41±0,22 g/tôm. Từ kết quả trên cho thấy, tăng trưởng về trọng lượng ở hệ thống thí nghiệm nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO tương đối cao hơn nghiên cứu trước đây trên cùng đối tượng tôm chân trắng.

Sau 60 ngày nuôi thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng (DWG) của tôm chân trắng đạt giá trị trung bình cao nhất là 0,047±0,003 g/ngày ở nghiệm thức 0,04 và 0,06%. Thấp nhất là nghiệm thức 0,02% đạt 0,042±0,002 g/ngày (Bảng 4). Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy nghiệm thức 0,04 và 0,06% khác biệt không có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0% (p >0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0,02% (p <0,05). Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) chứng minh rằng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về trọng lượng của tôm chân trắng sau 60 ngày nuôi dao động từ 0,03±0,005-0,04±0,003 g/ngày. Qua đó cho thấy, kết quả nghiên cứu hiện

tại về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của tôm chân trắng tương đối cao hơn nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Mai Huyền.

Đối với tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng (SGR) ở hệ thống thí nghiệm khá cao, trung bình dao động từ 5,81-6,0 %/ngày. Cao nhất ở nghiệm thức 0,04 và 0,06% đạt giá trị trung bình tương ứng là 5,99±0,10 và 6,0±0,10 %/ngày. Kế đến là nghiệm thức 0% và 0,02% lần lượt là 5,88±0,07 và 5,81±0,07 %/ngày (Bảng 4). Theo Nguyễn Thị Mai Huyền (2012), tăng trưởng tương đối về trọng lượng của tôm chân trắng dao động từ 8,46±0,17- 8,91±0,03 %/ngày. Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối về trọng lượng ở hệ thống thí nghiệm nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO tương đối thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) trên cùng đối tượng tôm chân trắng (L. vanamei). Tuy nhiên, nghiệm thức 0,04 và 0,06% khác biệt có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0,02% (p <0,05) nhưng khác biệt không có ý nghĩa đối với nghiệm thức 0% (p >0,05).

Như vậy, sau 60 ngày thí nghiệm khi cho tôm chân trắng (L. vanamei) sử dụng thức ăn có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở nồng độ 0,04-0,06% có tác dụng tốt nhất đối với việc kích thích tăng trưởng theo trọng lượng.

Bảng 4: Tăng trƣởng của tôm về trọng lƣợng sau 60 ngày thí nghiệm

Chỉ tiêu

Nghiệm thức

0% 0,02% 0,04% 0,06%

Trọng lượng tôm ban đầu (g) 0,08a 0,08a 0,08a 0,08a Trọng lượng tôm cuối thí nghiệm (g) 2,73±0,12ab 2,62±0,11b 2,91±0,16a 2,92±0,16a Tăng trọng (WG) (g/tôm) 2,65±0,12ab 2,54±0,11b 2,83±0,16a 2,84±0,16a DWG (g/ngày) 0,044±0,002ab 0,042±0,002b 0,047±0,003a 0,047±0,003a SGR (%/ngày) 5,88±0,07ab 5,81±0,07b 5,99±0,09a 6,0±0,09a

Số ngày thí nghiệm 60 60 60 60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

4.2.2. Tỉ lệ sống

Sau 60 ngày nuôi thí nghiệm tỉ lệ sống ở các nghiệm thức tương đối cao, dao động từ 93,7-98,3%. Nghiệm thức 0% và 0,06% tỉ lệ sống đạt kết quả cao nhất trung bình 98,3%. Kế đến lần lượt là nghiệm thức 0,02 và 0,04% đạt giá trị trung bình tương ứng là 98±6 và 93,7%±1,5 (Hình 15). Tuy nhiên, qua kết quả xử lý thống kê cho thấy tỉ lệ sống ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p >0,05). Điều này có thể lý giải rằng khi tôm được bố trí trong cùng điều kiện trại thực nghiệm có sục khí liên tục và các yếu tố về chất lượng nước được duy trì cùng với việc cho ăn có kiểm soát thì vai trò của tinh dầu

thiết yếu MO ảnh hưởng lên đối tượng tôm chân trắng không rõ ràng. Vì vậy, cần nghiên cứu tiếp theo việc ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu này lên đối tượng tôm chân trắng ở các giai đoạn khác nhau, nuôi trong điều kiện khác nhau để thấy rõ vai trò của MO lên tỉ lệ sống của tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu trước đây của Ong Mộc Quý và ctv (2010) cho biết tỉ lệ sống của tôm

chân trắng cao nhất đạt 78%. Theo Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của hệ thống thổi khí siêu mịn lên đối tượng tôm chân trắng cho biết tỉ lệ sống cao nhất chỉ đạt 83%. Nghiên cứu việc ảnh hưởng của mật độ lên tỉ lệ sống của tôm chân trắng nuôi thương phẩm trong bể composite trong nhà cho kết quả cao nhất 80% ở mật độ 40 con/m2

(Nguyễn Phương Toàn và ctv., 2013). Như vậy, tỉ lệ sống của tôm chân trắng khi sử dụng ăn thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO cho kết quả cao hơn các nghiên cứu trước đây và hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

98.3 98.0 93.7 98.3 80 85 90 95 100 0% 0,02% 0,04% 0,06% T ỉ l số ng ( %) Nghiệm thức

Hình 15: Tỉ lệ sống của tôm chân trắng (L. vanamei) ở các nghiệm thức

4.3. Thành phần hóa học của tôm

Thành phần hóa học của tôm ở hệ thống thí nghiệm nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO được đánh giá thông qua ẩm độ và hàm lượng protein, kết quả đạt được như ở Bảng 5:

Bảng 5: Thành phần hóa học của tôm sau khi kết thúc thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức Ban đầu 0% 0,02% 0,04% 0,06% Ẩm độ (%) 77,5±3,5a 79,0±0,6a 75,7±4,4a 80,8±0,5a 80,0±0,3a Protein (%DW) 21,2±1,5a 24,3±1,9a 25,2±1,2a 24,2±2,9a 26,4±1,1a

Giá trị thể hiện là số trung bình ± sai số chuẩn. Các giá trị trên cùng một hàng có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05)

Từ Bảng 5 cho thấy ẩm độ của tôm nuôi không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức và mẫu tôm ban đầu. Ẩm độ ở các nghiệm thức dao động từ 75,7-80,8% và cao nhất ở nghiệm thức 0,04% (80,8%±0,5) kế đến là nghiệm thức 0,06% (80,0%±0,3) thấp nhất là nghiệm thức 0,02% (75,7%±4,4). Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và không có sự khác biệt lớn đồng thời sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p >0,05). Theo kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Mai Huyền (2012) cho biết ẩm độ của tôm chân trắng sau khi kết thúc thí nghiệm cao nhất chỉ đạt 77,13%±0,4. So với kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy ẩm độ của tôm chân trắng không có sự sai khác nhiều.

Đối với hàm lượng protein của tôm ở hệ thống thí nghiệm cho thấy không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Hàm lượng protein cao nhất ở nghiệm thức 0,06% đạt giá trị 26,4%±1,1; thấp nhất là nghiệm thức 0% và 0,04%, đạt giá trị lần lượt là 24,3%±1,9; 24,2%±2,9 và cao hơn mẫu protein ban đầu (21,2±1,5). Tuy nhiên, sự chênh lệch về hàm lượng protein giữa các nghiệm thức so với mẫu tôm ban đầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).Thông qua giá trị này cho thấy thành phần hóa học của tôm ít chịu ảnh hưởng bởi tinh dầu thiết yếu MO khi bổ sung vào thức ăn.

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận

- Chất lượng nước ở các nghiệm thức phù hợp với sự phát triển bình thường của tôm chân trắng (L. vanamei) trong hệ thống thí nghiệm.

- Tôm chân trắng (L. vanamei) được cho ăn thức ăn có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở hàm lượng 0,04-0,06% cải thiện tốt nhất về tăng trưởng. Tuy nhiên thể hiện giá trị khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng.

- Tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức bổ sung tinh dầu thiết yếu MO khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng.

- Thành phần hóa học của tôm ở hệ thống thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa. Ẩm độ của tôm dao động từ 75,7-80,8% cao nhất ở nghiệm thức 0,04%. Trong khi đó hàm lượng protein của tôm cao nhất ở nghiệm thức 0,06% (26,4%±1,1).

5.2. Đề xuất

- Cần nghiên cứu tiếp theo về vai trò của tinh dầu thiết yếu MO ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của các loài thủy sản có giá trị kinh tế hiện nay.

- Nên đánh việc ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu MO lên chất lượng nước và tôm chân trắng nuôi khi cho tôm sử dụng thức ăn có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO ở hàm lượng cao ơn (0,08-0,12).

- Cần nghiên cứu về hiệu quả của tinh dầu thiết yếu MO lên sinh lý của tôm chân trắng và các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ NN&PTNT, 2013. Tình hình nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vanamei) ở Việt Nam và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Bộ Thuỷ sản - Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2008. Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 103 trang

Boyd, C.E., 1998. Water quality for pond aquaculture. Deparment Of Fisheries And Allied Aquaculture Auburn University, Alabama 36849 USA. 37pp

Boyd, C.E., 2003. Bottom soil and water quality Management in shrimp ponds. Journal of applied Aquaculture; vol 13, no.1/2; pp.11-33, 2003 ISSN: 1045-4438.

Boyd, C.E., Hargreaves, J.A., Clay J.W., 2002. Codes of Practice and Conduct of Marine Shrimp Aquaculture. Report prepared under theWorld Bank, NACA,WWF and FAO Consortium Programme on shrimp farming and the environment. Published by the Consortium.World Bank, Washington, DC, USA, 31pp.

Brock, J.A., Main, K.L., 1994. A Guide To Common Problems And Diseases Of Cultured Penaeus vannamei. The World Aquaculture Siciety The Oceanic Institute. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chanratchakool, P.,Turnbull, J.F., Smith, S.F., Limsuwan, C., 1995. Health Manangement in shrimp ponds. Aquatic Animal Health Research institute deparment of Fishesies Kasetsart University Campus Bangkok. Diseases in Asian Aquaculture VI. P: 419-432 Chen, J.C and T.S Chin, 1998. Accute oxcity of nitrite to tiger prawn, penaeus monodon,

larvae. Aquaculture 69: 253-626 1998 ISN; 0044-8486.

Chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS về phát triển nuôi tôm chân trắng do Bộ Nông nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 42)