Kiềm tổng cộng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 39 - 40)

Độ kiềm ở hệ thống thí nghiệm có sự biến động tỉ lệ nghịch theo thời gian, dao động ở mức từ 109-171 mg/L và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở nghiệm thức 0% độ kiềm dao động từ 119-167 mg/L, trung bình ở mức 147±21 mg/L. Độ kiềm ở các nghiệm thức 0,02; 0,04 và 0,06% biến thiên từ 109-171 mg/L và đạt các giá trị trung bình lần lượt là 139,7±15,3; 146,9±20,3 và 132,2±20 mg/L (Hình 10). Độ kiềm trong ao nuôi tôm tăng cao là do mật độ tảo cùng với pH biến động mạnh (Trương Quốc Phú, 2006). Tuy nhiên, độ kiềm ở các bể có xu hướng giảm đến cuối chu kỳ nuôi. Nguyên nhân là do quá trình thay nước định kỳ cùng với việc siphon đáy bể, kiểm soát lượng thức ăn thừa làm nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển giảm, bên cạnh với sự biến động pH trong ngày không đáng kể làm cho độ kiềm của nước giảm đến cuối thí nghiệm. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) các loài tôm biển sống tốt trong môi trường có độ kiềm từ 80-140 mgCaCO3/L. Ong Mộc Quý và ctv (2010) cho rằng độ kiềm từ 40

mgCaCO3/L trở lên hoàn toàn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng. Vì vậy, độ kiềm tổng cộng trong hệ thống thí nghiệm hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng.

80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm Độ kiềm (mgCaCO 3 /L) 0% 0,02% 0,04% 0,06%

Hình 10: Biến động về độ kiềm tổng cộng ở các nghiệm thức

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 39 - 40)