Hàm lượng COD ở hệ thống thí nghiệm nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO tăng cao vào ngày thứ 14. Trung bình ở mức 5,18±0,23 mg/L sau đó có khuynh hướng giảm dần đến ngày thứ 42. Vào đợt thu mẫu cuối hàm lượng COD có gia tăng nhưng không cao. Cụ thể, ở nghiệm thức 0% COD dao động từ 2,13-5,17 mg/L, nghiệm thức 0,02% dao động từ 1,84-5,49 mg/L, nghiệm thức 0,04% dao động từ 2,48-5,12 mg/L và ở nghiệm thức 0,06% dao động từ 2,48-4,93 mg/L (Hình 8). Theo Boyd et al. (1998) trong ao nuôi tôm nên
khống chế hàm lượng COD ở mức dưới 20 mg/L. Do đó, vào đợt thu mẫu thứ hai hàm lượng COD tăng cao nhưng vẫn còn ở mức thấp (5,2±0,2 mg/L) và thích hợp đối với tôm. Nguyên nhân là do điều kiện nuôi thuận cho các hoạt động của tôm như tăng cường độ bắt mồi, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn nên hàm lượng COD ở các nghiệm thức ít có sự biến động. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy hàm lượng COD ở hệ thống thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa (p >0,05). Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng COD đối với tôm nuôi đạt ở mức nhỏ hơn 6 mg/L là thích hợp. Tuy nhiên, trong hệ thống
thí nghiệm này với quá trình thay nước định kỳ 2 tuần/lần và việc sử dụng thức ăn có kiểm soát nên góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nước. Hàm lượng COD trong các bể thí nghiệm chủ yếu bị chi phối bởi thức ăn tan rã và chất thải của tôm nuôi. Như vậy, hàm lượng COD ở hệ thống thí nghiệm hoàn toàn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của tôm chân trắng. 0 1 2 3 4 5 6 1 14 28 42 56 Ngày thí nghiệm C O D ( m g /L ) 0% 0,02% 0,04% 0,06%
Hình 8: Biến động về COD ở các nghiệm thức