Ứng dụng của tinh dầu thiết yếu vào nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 27 - 30)

Hiện nay, trên động vật thủy sản nói chung và nhiều loài tôm cá nói riêng đã xuất hiện nhiều bệnh lạ và không có khả năng điều trị. Do đó các loại kháng sinh được sử dụng một cách ồ ạt vào nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích hạn chế tác nhân gây bệnh nhưng thực tế đã làm gia tăng chủng kháng sinh. Vì vậy, một số tinh dầu thiết yếu được đưa vào nuôi trồng thủy sản để thay thế các loại kháng sinh. Theo báo cáo thường niên của CIRAD (2008), một nghiên cứu được thực hiện trên thành phần hóa học của tinh dầu được chiết xuất từ lá của Cinnamosma fragrans phân bố ở rừng Malagasy. Những

phát hiện này cho thấy hai thành phần hóa học riêng biệt, với một trong hai thành phần chính là linalool và 1,8-cineol. Các hoạt động kháng khuẩn của các loại dầu thiết yếu được phân tích trong ống nghiệm trên một số loài vi khuẩn bao gồm: V. harveyi, V. fisheri, V. penaeicida, V. algynolyticus, V. anguillarium, M. luteus, E. coli, S. typhimyrium, S. aureus và B. Subtili. Trong

đó, một số để ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Thử nghiệm đầu tiên được thực hiện tại một trang trại tôm sú (Penaeus monodon) ở Madagascar để kiểm tra sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Phân tích sự ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu này lên ấu trùng tôm sú và chủng vi khuẩn trong bể nuôi. Qua kết quả ban đầu cho thấy cả hai thành phần hóa học của tinh dầu thiết yếu này có thể bảo vệ sức khỏe ấu trùng tôm trong bể sản xuất giống. Cụ thể, tỉ lệ sống của tôm giống đạt đến 80%. Trong thí nghiệm đối chứng không có bất kỳ loại tinh dầu và điều trị kháng sinh, tỉ lệ ấu trùng sống sót ở cuối của chu kỳ tối đa chỉ đạt ở mức 10%.

Theo các nghiên cứu gần đây nhất của Jintasataporn và Bonaldo (2012), thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 phương pháp điều trị và mỗi phương pháp gồm 6 lần lặp lại. Trong mỗi lần sử dụng, tinh dầu ở dạng lỏng được áp dụng ở các nồng độ tương ứng là 0; 0,1; 0,2; 0,4 mL/Kg chế độ cho ăn. Đối tượng nghiên cứu là tôm chân trắng có trọng lượng trung bình là 4g được lấy từ trang trại nuôi tôm nơi nước ao có độ mặn trung bình là 12‰. Với diều kiện khí hậu thích hợp, tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (Charoen Pokphand, P9703) trong hai ngày. Tôm được thả với mật độ 25 con trong bể 240 L. Tôm được cho ăn 3 lần/ngày và kéo dài trong khoảng thời gian 35 ngày. Tôm được cho ăn theo phần trăm khối lượng thân và dao động từ 3-4% trọng lượng thân. Tinh dầu đã được thêm vào như top- dressing với lecithin và dầu cá hồi tỷ lệ 0,1:0,1 tại 20 mL/kg thức ăn. Thức ăn

tôm đã chịu sự kiểm tra gay gắt bằng cách giảm nhiệt độ đến 25 oC và cho ăn thức ăn có chứa một chất tiêm chủng vi khuẩn Vibrio harveyi ở tỉ lệ 1,9*109

CFU/kg thức ăn. Sau 1 tuần sử dụng thức ăn với tác nhân gây bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi, tình trạng miễn dịch của tôm đánh giá trên cở sở haemocyte tổng, oxydase phenol hoạt động và sốc nhiệt protein-70 (HSP-70)

bằng cách sử dụng kỹ thuật Elisa theo phương pháp sửa đổi từ Holliday (1985) và Cimino et al.(2002). Tỉ lệ sống được ghi nhận sau khi gây cảm nhiễm với các vi khuẩn Vibrio sp. Yếu tố về chất lượng nước như oxy hòa tan, nhiệt độ, pH, tổng đạm ammonia và nitrite được đo hàng tuần.

Các thí nghiệm đã chứng minh rằng khi trộn tinh dầu essential trong

khẩu phần ăn của các thí nghiệm làm tăng sản xuất sinh khối mỗi nghiệm thức lần lượt là 14%, 17% và 22% khi sản phẩm đã được thêm vào khẩu phần ăn tương ứng là 0,1; 0,2; 0,4%. Tỷ lệ sống của tôm nuôi với chế độ điều trị tương ứng là 7%; 11% và 14% cao hơn so với nhóm đối chứng sau một tuần thử thách với vi khuẩn Vibrio sp. Bên cạnh còn thể hiện tốc độ tăng trưởng và hệ số tiêu tốn thức ăn tốt hơn sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio sp. Điều này chứng tỏ essential oil có khả năng cải thiện việc sử dụng thức ăn, các thành

phần dinh dưỡng nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng. Hàm lượng amoniac trong các ao tôm với chế độ cho ăn có chứa tinh dầu ở nồng độ 0,04 mL/kg đã giảm xuống còn 19% so với nghiệm thức đối chứng. Xu hướng này cho thấy rằng essential oil có thể gây ra ở một tác động tích cực vào quá trình chuyển hóa protein, làm giảm khí nitơ trong môi trường nuôi. Các thông số miễn dịch cho thấy tinh dầu essential cải thiện tốt về sức khỏe của động vật

thủy sản trong tất cả các phương pháp điều trị.

Theo Lê Văn Lợi (2012) nghiên cứu về tinh dầu thiết yếu MO trên đối tượng cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai đoạn giống cho biết thí nghiệm được bố trí nhằm mục đích xác định sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá tra và hiệu quả sử dụng thức ăn khi bổ sung tinh dầu MO vào thức ăn đồng thời đánh giá chất lượng nước trong thí nghiệm đối với các chỉ tiêu như: nhiệt độ, pH, DO, COD, TSS, TAN, NO2-, PO43-. Thí nghiệm được bố trí với thời gian 60 ngày và bố trí với mật độ 50 con/ bể 500L. Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần cùng mật độ nuôi. Nghiệm thức 0% là nghiệm thức đối chứng không bổ sung MO, nghiệm thức 0,01%; 0,02% và 0,04% được bổ sung MO với hàm lượng tương ứng. Sau khi kết thúc thí nghiệm cá được cân đo và thu cho từng bể riêng biệt theo từng nghiệm thức để tính toán các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt cá.

Kết quả cho thấy rằng, cá tra khi được cho ăn thức ăn có bổ sung MO giúp cá tăng trọng cao hơn sau 60 ngày thí nghiệm và chất lượng nước được duy trì và nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra. Cá ở nghiệm thức 0,01% tăng trọng trung bình cao nhất (9,67±1,44 g/cá), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 0% (9,01±1,43 g/cá). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) cao nhất ở nghiệm thức 0,01% và 0,02% và đạt giá trị lần lượt 0,16±0,02; 0,16±0,01 g/ngày. Tốc độ tăng trưởng tương đối khá cao, trung bình dao động từ 3,28-3,33 %/ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ sống của cá tra trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), tỉ lệ sống dao động từ 92-93,3%. Về chất lượng thịt cá giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ở nghiệm thức đối chứng sau 60 ngày nuôi cá tra có độ ẩm trung bình 69,0±0,10% trong khi đó các nghiệm thức có bổ sung tinh dầu thiết yếu MO thì độ ẩm của cá cao hơn và dao động từ 70,3%±1,31- 71,5%±1,50. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng thức ăn ở nghiệm thức 0,01% là thấp nhất, trung bình 1,09±0,04, trong khi đó các nghiệm thức còn lại FCR biến thiên từ 1,24±0,09-1,32±0,10. Qua quá trình nghiên cứu Lê Văn Lợi (2012) đã đưa ra kết luận khi bổ sung MO ở hàm lượng 0,01~0,02% được xem là hiệu quả nhất đối với việc tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá tra, giúp cá tiêu hóa tốt, chỉ số FI dao động từ 177±28,6-192±8,0 mg/cá/ngày và FCR trung bình đạt được từ 1,09-1,24.

CHƢƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tinh dầu thiết yếu lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vannamei) trong điều kiện nuôi trong bể (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)