Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo mức độ đảm bảo

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 71)

Tùy theo đối tượng KH, mục đích sử dụng vốn vay và phương án sản xuất kinh doanh, NH sẽ quyết định cho KH vay bằng hình thức nào. Đối với hình thức cho vay có TSĐB, nhằm phòng ngừa trong trường hợp KH không có khả năng hoàn trả thì NH có quyền thu giữ và bán tài sản để thu hồi lại khoản tiền đã cho vay nhằm hạn chế rủi ro, tổn thất cho NH. Bên cạnh đó hình thức này sẽ tạo ra tâm lý cho KH cần phải làm việc tích cực hơn để thanh toán nợ của mình và tránh khả năng để mất những tài sản có giá trị. Đối với hình thức cho vay không bảo đảm thì KH không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH. Đối với những KH uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh và phương án kinh doanh hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân KH mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung là tài sản bảo đảm.

Riêng trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo điều 8 của Nghị định này quy định cơ chế đảm bảo tiền vay đối với các đối tượng KH là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản. Cụ thể với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp với nhu cầu xin vay từ 50 triệu đồng trở xuống sẽ được xem xét cho vay không cần tài sản đảm bảo. Đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn với nhu cầu vốn vay từ 200 triệu đồng trở xuống cũng sẽ được xem xét cho vay không cần tài sản đảm bảo. Đây cũng chính là những cơ sở trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH.

4.3.3.1 Doanh số cho vay

* Có TSĐB

Dựa trên Bảng 4.27, Đối với DSCV ngắn hạn phân theo mức độ có TSĐB trong giai đoạn này tăng trưởng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể năm 2011 tỷ trọng đối với các khoản vay có TSĐB so với tổng DSCV ngắn hạn chiếm 96,55%, sang năm 2013 tỷ trọng này tăng 1.02 điểm % và đạt mức 97,57%. Tiếp tục trong năm 2013 tăng thêm 0,14 điểm % và chiếm 97,71%. Nguyên nhân các khoản cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm là do đặc trưng kinh tế của Huyện là sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là vùng chuyên canh trồng các loại cây ăn trái có múi, bên cạnh đó các ngành TM-DV phục vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống cũng rất phát triển như kinh doanh vật tư nông nghiệp, phân, thuốc BVTV, điện gia dụng, vật liệu xây dựng, mua bán lúa gạo…đối với các ngành nghề này cần một lượng vốn ngắn hạn rất lớn và xoay vòng thường xuyên nên DSCV ngắn hạn đối với các đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao. Theo Nghị định 41/2010NĐ-CP như đề cập ở trên đối với HGĐ, cá nhân sản xuất ở lĩnh vực nông, lâm diêm nghiệp có nhu cầu xin vay từ 50 triệu đồng trở xuống và các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ nông nghiệp nông thôn với nhu cầu vốn vay từ 200 triệu đồng trở xuống sẽ được NH xem xét cho vay không cần TSĐB. Bên cạnh đó theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo và Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2006/NĐ- CP của Chính phủ cũng quy định TSĐB là những tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai từ vốn vay mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên tại NH hiện nay TSĐB được chấp nhận chỉ là những tài sản hiện có như QSDĐ, Sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 thể hiện trong Bảng 4.27, DSCV ngắn hạn đối với các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ 2013 cả về chiều ngang lẫn chiều rộng khi tỷ trọng ngành này so với tổng DSCV ngắn hạn trong kỳ chiếm đến 98,37%, tăng 0,04 điểm % so với cùng kỳ năm 2013. Kết quả tăng trưởng này là do KH vay vốn để mở rộng hoạt động SXKD. Bên cạnh đó NH cũng tăng cho vay thêm những đối tượng KH mới.

Bảng 4.27 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mức độ đảm bảo giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Có TSĐB 962.155 1.391.532 1.531.780 429.377 44,63 140.248 10,08 Không TSĐB 34.357 34.670 35.865 313 0,91 1.195 3,45

Tổng 996.512 1.426.202 1.567.645 429.690 43,12 141.443 9,92

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Bảng 4.28 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mức độ đảm bảo sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

Có TSĐB 953.452 1.058.412 104.960 11,01

Không TSĐB 16.274 17.574 1.300 7,99

Tổng 969.726 1.075.986 106.260 10,96

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

* Không TSĐB

Đối vối DSCV ngắn hạn đối với các khoản vay không có ĐBTS dựa trên Bảng 4.27 luôn tăng tưởng qua các năm. Trong đó các khoản vay này chủ yếu phục vụ đối tượng là hộ gia đình, cá nhân vay để sản xuất lúa, chăn nuôi heo, chăm sóc vườn cây ăn trái với nhu cầu vốn không lớn từ 50 triệu trở xuống và những hộ kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông nghiệp có nhu cầu vốn từ 200 triệu trở xuống theo Nghị định 41/2010 của Chính phủ sẽ được NH xem xét cho vay không cần TSĐB. Theo đó tùy từng món vay sẽ thời hạn cho vay sẽ là 6 tháng, 8 tháng hoặc tối đa là 12 tháng và thời hạn hoàn trả gốc thường là cuối kỳ. Nguyên nhân các khoản cho vay không cần TSĐB chiếm tỷ trọng nhỏ là do diện tích lúa ở Huyện không lớn và sản xuất nhỏ lẽ. Bên cạnh sản xuất lúa thì các hộ gia đình, cá nhân còn chăn nuôi thêm để tăng thu nhập. Chính vì vậy mà tỷ trọng DSCV ngắn hạn đối với các khoản vay không cần TSĐB chiếm tỷ trọng rất thấp và giảm qua các năm. Từ 3,45% năm 2011, giảm xuống còn 2,43% ở năm 2013 và tiếp tục giảm còn 2,29% ở năm 2013.

Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng DSCV tăng qua các năm điều này cho thấy NH cũng quan tâm cho vay các đối tượng này. Trong giai đoạn này NH cũng tăng cho vay đối với các hộ gia đình, cá nhân, CB-CNV phục vụ mục đích tiêu dùng như mua sắm máy giặt, tủ lạnh phục vụ nhu cầu đời sống cũng giúp tăng DSCV đối với các khỏan vay ngắn hạn không phải đảm bảo bằng tài sản.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, DSCV ngắn hạn đối với các khoản vay không đảm bảo bằng tài sản tăng so với cùng kỳ năm 2013. Điều này thể hiện vay trò quan trọng của NH đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân.

4.3.3.2 Doanh số thu nợ

* Có TSĐB

Từ Bảng 4.29, nhìn chung DSTN ngắn hạn đối với các khoản vay có TSĐB tăng trưởng qua các năm. Tỷ trọng các khoản thu nợ đối với các khoản cho vay này so với tổng DSTN ngắn hạn chiếm trên 96% và tăng qua năm. Nguyên nhân là do DSCV ngắn hạn đối với các khoản vay cho vay này tăng trưởng qua các năm nên doanh số thu nợ cũng tăng theo.

Bảng 4.29 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo giai đoạn 2011 – 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Có TSĐB 871.609 1.253.235 1.443.652 381.626 43,78 190.417 15,19 Không TSĐB 31.670 33.836 34.194 2.166 6,84 358 1,06

Tổng 903.279 1.287.071 1.477.846 383.792 42,49 190.775 14,82

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Bảng 4.30 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo trong sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

Có TSĐB 944.625 1.157.680 213.055 22,55

Không TSĐB 15.846 16.184 338 2,13

Tổng 960.471 1.173.864 213.393 22,22

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Đối với DSTN ngắn hạn cho các khoản vay có TSĐB trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013, được thể hiện trên Bảng 4.30. Có được kết quả này là do NH luôn chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay cũng được CBTD thực hiện định kỳ nên công tác thu nợ luôn tăng trưởng.

* Không TSĐB

Tương tự như DSTN ngắn hạn đối với các khoản vay có TSĐB, DSTN ngắn hạn các khoản vay không TSĐB cũng tăng trưởng qua các năm do DSCV ngắn hạn không TSĐB trong giai đoạn này tăng qua các năm, hoạt động SXKD ngày càng mở rộng, nhu cầu vốn vay tăng qua các năm nên thu nợ trong kỳ cũng tăng lên.

4.3.3.3 Dư n

* Có TSĐB

Dựa trên Bảng 4.31, dư nợ ngắn hạn đối với các khoản cho vay có TSĐB tăng trưởng qua các năm. Kết quả này thể hiện quy mô tín dụng ngắn hạn đối với các khoản vay này ngày càng mở rộng. Nguyên nhân là do nền kinh tế Huyện ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của KH diễn ra thuận lợi nên ngày càng mở rộng, nhu cầu về vốn ngày một gia tăng. Bên cạnh đó NH luôn chủ động nâng cao chất lượng phục vụ, tìm kiếm thêm những KH mới chính vì thế dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm.

Bảng 4.31 Dư nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Có TSĐB 426.836 565.133 653.261 138.297 32,40 88.128 15,59 Không TSĐB 34.862 35.696 37.367 834 2,39 1.671 4,68

Tổng 461.698 600.829 461.698 139.131 30,13 89.799 14,95

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Bảng 4.32 Dư nợ ngắn hạn theo mức độ đảm bảo trong sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

Có TSĐB 573.960 553.993 (19.967) (3,48)

Không TSĐB 36.124 38.757 2.633 7,29

Tổng 610.084 592.750 (17.334) (2,84)

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ ngắn hạn đối với các khoản cho vay này giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do trong kỳ DSCV ngắn hạn đối với các khoản vay này tăng nhưng chậm hơn so với DSTN ngắn hạn nên làm dư nợ giảm xuống.

* Không TSĐB

Do các khoản vay không có TSĐB có mức cho vay thấp nên tỷ trọng của các khoản vay này so với các khoản vay có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên dựa trên Bảng 4.31, dư nợ ngắn hạn đối với các khoản vay này cũng gia tăng qua các năm. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các khoản cho vay không TSĐB cũng thuận lợi nên KH có nhu cầu vay thêm để mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó trong giai đoạn này NH cũng chú ý mở rộng cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng giúp người dân cải thiện cuộc sống. Chính những nguyên nhân trên nên dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các khoản vay này tăng trưởng qua các năm và cả trong 6 tháng đầu năm 2014

4.3.3.4 Nợ xấu

* Có TSĐB

Từ Bảng 4.33, nhìn chung nợ xấu ngắn hạn đối với các khoản vay có TSĐB giảm qua các năm. Trong đó 100% nợ xấu có TSĐB là các khoản vay của HGĐ, cá nhân dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, thủy sản và TM- DV. Đặc biệt trong năm 2011 nợ xấu rất cao so với những năm sau là do trong năm hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp và thủy sản phát sinh dịch bệnh trên diện rộng dẫn đến mất khả năng trả nợ nên nợ xấu cao đột biến. Tuy nhiên do đã có những biện pháp xử lý kịp thời nên nợ xấu giảm dần và được kiểm soát trong những năm sau. Kết quả này cho thấy công tác quản lý nợ xấu của NH khá chặt chẽ và linh hoạt

Bảng 4.33 Nợ xấu ngắn hạn theo mức độ đảm bảo giai đoạn 2011 – 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Có TSĐB 2.803 935 175 (1.868) (66,64) (760) (81,28) Không TSĐB 797 265 50 (532) (66,75) (215) (81,13)

Tổng 3.600 1.200 225 (2.400) (66,67) (975) (81,25)

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Bảng 4.34 Nợ xấu ngắn hạn theo mức độ đảm bảo sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

Có TSĐB 238 480 (718) (81,28)

Không TSĐB 71 120 (191) (81,13)

Tổng 309 600 (909) (294,17)

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - TSĐB: Tài sản đảm bảo

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ngắn hạn đối với các khoản vay này tăng so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó 100% là các khoản nợ xấu của ngành nông nghiệp, do ngành này còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết,

sâu rầy. Dịch bệnh trên cây trồng còn diễn biến phức tạp và khó kiểm soát nên nợ xấu còn phát sinh.

* Không TSĐB

Đối với các khoản nợ xấu ngắn hạn không TSĐB dựa trên Bảng 4.33 thể hiện giảm qua các năm. Trong đó nợ xấu phát sinh đối với các khoản vay này là cho HGĐ, cá nhân đầu tư vào ngành nông nghiệp. Do cũng chịu ảnh hưởng bởi sâu rầy và dịch bệnh nên một số hộ gặp khó khăn để nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên các khoản nợ xấu này rất nhỏ nên hầu như không tác động đến hoạt động tín dụng của NH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)