Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 57 - 64)

4.3.2.1 Doanh số cho vay

Nhằm đa dạng hóa đối tượng KH vay vốn, phân tán rủi ro, đẩy mạnh kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT đã mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế, với nhiều đối tượng KH và những mục đích sử dụng vốn khác nhau. Đối với NHNo & PTNT Lai Vung do đặc thù nền kinh tế của Huyện là sản xuất nông nghiệp, sản xuất còn nhỏ lẻ với kinh tế hộ gia đình, cá nhân là chủ yếu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa kinh doanh một số mặt hàng như xăng dầu, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… nên nguồn vốn hoạt động chủ yếu là từ nguồn vốn ngắn hạn.

Bảng 4.19 Doanh số cho vay ngắn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

HGĐ, cá nhân 969.407 1.376.855 1.501.804 407.448 42,03 124.949 9,07 Doanh nghiệp 27.105 49.347 65.841 22.242 82,06 16.494 33,42

Tổng 996.512 1.426.202 1.567.645 429.690 43,12 141.443 9,92

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - HGĐ: Hộ gia đình

Bảng 4.20 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

HGĐ, cá nhân 929.967 1.031.333 101.366 10,90

Doanh nghiệp 39.759 44.653 4.894 12,31

Tổng 969.726 1.075.986 106.260 10,96

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - HGĐ: Hộ gia đình

* HGĐ, cá nhân

Dựa trên bảng 4.19, Trong ba năm qua doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân luôn tăng trưởng ổn định qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trên 95% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của NH. Trong đó đa phần là cho vay để người dân phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp như sản xuất lúa, chăn nuôi và đầu tư phát triển các loại cây ăn trái đặc sản của địa phương như quýt hồng, quýt đường, cam, nhãn… và các loại cây màu ngắn ngày khác. Kết quả sự tăng trưởng này là do nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi kịp thời đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đối với NH luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng vốn đến với từng hộ gia đình, cá nhân giúp họ nâng cao đời sống và tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 thông qua Bảng 4.20, DSCV ngắn hạn đối với thành phần kinh tế HGĐ, cá nhân tăng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do NH tiếp tục đầu tư, mở rộng đối với đối tượng KH là HGĐ, cá nhân

vì đây là đối tượng chủ yếu và là KH truyền thống, thân thiết của NH. Bên cạnh đó NH luôn chú trọng mở rộng và đa dạng các sản phẩm tín dụng đối với HGĐ, cá nhân nên DSCV ngắn hạn đối với KH này liên tục tăng.

* Doanh nghiệp

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp dựa trên Bảng 4.19 nhìn chung tăng trưởng qua các năm. Mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng DSCV ngắn hạn nhưng cơ cấu có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể tỷ trọng cho vay doanh nghiệp năm 2011 chiếm 2,71% so với tổng DSCV ngắn hạn, năm 2012 đã tăng lên 3,46% và năm 2013 con số này ở mức 4,20%. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp là do đa phần các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là các doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ như xay xát lúa gạo, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất...Tuy nhiên với quy mô nhỏ và gắn với nền sản xuất nông nghiệp của địa phương nên các doanh nghiệp dễ thích nghi với những biến động của nền kinh tế và hoạt động rất hiệu quả. Trong tương lai với sự quan tâm của Huyện trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, chắc chắn thành phần kinh tế doanh nghiệp sẽ phát triển hơn nữa. Đối với NH đây là đối tượng KH tiềm năng trong tương lai nên NH cũng luôn chú trọng phát triển. Điều này được thể hiện ở DSCV ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này luôn tăng trưởng qua các năm và trong 6 tháng đầu năm 2014 DSCV ngắn hạn đối với doanh nghiệp cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013 thể hiện trong Bảng 4.20

4.3.2.2 Doanh số thu nợ

Song song với sự tăng lên về phạm vi tín dụng của NH biểu hiện qua sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng liên tục qua các năm

Bảng 4.21 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

HGĐ, cá nhân 873.047 1.238.322 1.412.191 365.275 41,84 173.869 14,04 Doanh nghiệp 30.232 48.749 65.655 18.517 61,25 16.906 34,68

Tổng 903.279 1.287.071 1.477.846 383.792 42,49 190.775 14,82

Bảng 4.22 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế trong sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

HGĐ, cá nhân 919.753 1.128.207 208.454 22,66

Doanh nghiệp 40.718 45.657 4.939 12,13

Tổng 960.471 1.173.864 213.393 22,22

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - HGĐ: Hộ gia đình

* HGĐ, cá nhân

Doanh số thu nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng liên tục qua ba năm và trong 6 tháng đầu năm 2014. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng là do sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn của NH. Sự gia tăng này là do người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, chăn nuôi đã giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận nên đời sống ngày càng nâng cao mà từ đó trả nợ NH luôn đúng hạn. Bên cạnh đó công tác thẩm định và xét duyệt cho vay được xem xét rất kỹ càng ngay từ đầu, việc kiểm tra, giám sát sau cho vay cũng được CBTD thực hiện tốt. Mặc khác trong công tác thu nợ việc khuyến khích KH đăng ký dịch vụ nhắc nợ trước hạn (SMS Banking) cũng góp phần công tác thu nợ đạt kết quả cao.

* Doanh nghiệp

Dựa trên Bảng 4.21, DSTN ngắn hạn đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp tăng qua các năm và trong 6 tháng đầu năm 2014 cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân do công tác quản lý và thu hồi nợ của NH có hiệu quả. Các doanh nghiệp được NH cấp tín dụng luôn được xem xét thận trọng, đúng quy trình, là những doanh nghiệp uy tín, có dự án, phương án kinh doanh hiệu quả và gắn bó lâu dài với NH. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả do nền kinh tế địa phương đang phát triển, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ vốn kịp thời của NH nên hoạt động kinh doanh ngày càng ổn định chính vì vậy việc trả nợ cho NH luôn đúng hạn.

4.3.2.3 Dư nợ

Dư nợ cho vay phản ánh mức độ đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho NH. Dư nợ là kết quả từ doanh số cho vay và doanh

số thu nợ, thể hiện số vốn mà NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Lai Vung trong những năm qua luôn nỗ lực tìm kiếm những KH mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vốn vay cho hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp nên dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 4.23 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

HGĐ, cá nhân 455.320 593.853 683.466 138.533 30,43 89.613 15,09 Doanh nghiệp 6.378 6.976 7.162 598 9,38 186 2,67

Tổng 461.698 600.829 690.628 139.131 30,13 89.799 14,95

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - HGĐ: Hộ gia đình

Bảng 4.24 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

HGĐ, cá nhân 604.067 586.592 (17.475) (2,89)

Doanh nghiệp 6.017 6.158 141 2,34

Tổng 610.084 592.750 (17.334) (2,84)

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - HGĐ: Hộ gia đình

* HGĐ, cá nhân

Dựa trên Bảng 4.23, dư nợ ngắn hạn đối với HGĐ, cá nhân tăng qua các năm. Nguyên nhân DNCV luôn tăng trong những năm qua là do DSCV đối với ngành này luôn tăng nên dẫn đến DSTN cũng tăng lên, do nhu cầu vay vốn của người dân địa phương luôn cao đặc biệt là những hộ nuôi cá tra, chăn nuôi heo, chăm sóc vườn cây ăn trái như quýt, cam, nhãn... luôn cần vốn nhiều nên dư nợ của đối tượng này cao. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân diễn ra liên tục, sản xuất nhiều vụ trong năm. Hoạt động mua bán, kinh doanh của HGĐ, cá nhân cũng diễn ra liên tục nên nguồn vốn

doanh diễn ra tương đối thuận lợi nên dần mở rộng từ đó nhu cầu vốn cũng tăng qua các năm dẫn đến dư nợ của NH cũng tăng qua từng năm.

Đối với dư nợ ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 đối với hộ gia đình, cá nhân có sự sụt giảm. Nguyên nhân là do trong kỳ DSCV tăng chậm hơn so với DSTN. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2014 DSCV ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ tăng 101.366 triệu đồng nhưng DSTN ngắn hạn cùng đối tượng này trong kỳ lại tăng 208.454 triệu đồng. Do sự chênh lệch này dẫn đến dư nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân giảm trong 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cũng thể hiện công tác thu nợ của NH tốt.

* Doanh nghiệp

Đối với dư nợ ngắn hạn thành phần kinh tế doanh nghiệp dựa trên Bảng 4.23. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng thành phần này đang tăng trưởng qua các năm do trong giai đoạn này các doanh nghiệp kinh doanh có lãi, dần mở rộng kinh doanh nên tăng nhu cầu vay vốn, chính vì vậy dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì thành phần kinh tế này có tỷ trọng so với tổng dư nợ ngắn hạn lại giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngành này so tổng dư nợ ngắn hạn là 1,38%, sang năm 2012 con số này giảm 0,22 điểm % trương ứng còn 1,16 %, đến năm 2013 thì tiếp tục giảm 0,12 điểm % và nằm ở mức 1,04 %. Đây là điều không hợp lý mà NH cần quan tâm phát triển đối với thành phần kinh tế này nhiều hơn.

Từ Bảng 4.24, dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này trong 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm 2013 cả về chiều ngang lẫn chiều dọc. Cụ thể 6 tháng đầu năm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này so với cùng kỳ năm 2013 là 1,04% tương ứng tăng 0,05 điểm %. Đạt được kết quả như thế do NH đã chú ý phát triển thành phần kinh tế này nên dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này tăng.

4.3.2.4 Nợ xấu

* Hộ gia đình, cá nhân

Dựa trên Bảng 4.25, Nợ xấu ngắn hạn của thành phần kinh tế HGĐ, cá nhân chiếm hầu như 100% so với tổng dư nợ ngắn hạn. Tuy nhiên qua các năm nợ xấu ngắn hạn thành phần này có sự giảm mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2011 đối với những hộ nuôi cá tra gặp khó khăn do dịch bệnh và đầu ra của sản phẩm nên việc trả nợ cho NH chậm so với kế hoạch. Đối với vườn cây ăn trái, đặc biệt là cây quýt hồng, do chịu ảnh hưởng của bệnh vàng lá và khó khăn do giá sụt giảm khi đa phần thời gian thu hoạch quýt

hồng đều tập vào cuối năm. Trong những năm sau do người đã mạnh dạn chuyển đổi con cá da trơn truyền thống sang nuôi các loại cá khác đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, riêng đối với các hộ trồng quýt trong năm 2012 việc Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền quýt hồng Lai Vung đã tạo điều kiện thuận lợi khi người dân được hướng theo phương pháp canh tác mới như rải vụ trong năm, áp dụng mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ quýt hồng theo hướng VietGap đã giải quyết bài toán khó khăn cho hộ trồng quýt. Chính những nguyên nhân trên kết hợp với công tác thu nợ cả NH tốt nên nợ xấu trong những năm sau của NH giảm rất nhanh.

Bảng 4.25 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

HGĐ, cá nhân 3.600 1.200 225 (2.400) (66,67) (975) (81,25)

Doanh nghiệp 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 3.600 1.200 225 (2.400) (66,67) (975) (81,25)

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - HGĐ: Hộ gia đình

Bảng 4.26 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền %

HGĐ, cá nhân 309 600 291 94,17

Doanh nghiệp 0 0 0 0

Tổng 309 600 291 94,17

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: HGĐ: Hộ gia đình

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này có xu hướng tăng trở lại nguyên nhân là do hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn do dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp và khó trị nên ảnh hưởng đến năng xuất từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH làm phát sinh nợ xấu.

* Doanh nghiệp

Đối với thành phần kinh tế Doanh nghiệp. Do công tác thẩm định cho vay ban đầu khá chặt chẽ, công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay cũng được CBTD thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó đa phần là những doanh nghiệp uy tín, gắn bó thường xuyên với NH. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nên hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, chính vì thế luôn trả nợ đúng hạn. Điều này được thể hiện trong Bảng 4.25 về nợ xấu ngắn hạn giai đoạn (2011-2013) và Bảng 4.26 về nợ xấu ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014 đối với thành phần kinh tế này luôn bằng không.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 57 - 64)