Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 75)

Dựa vào Bảng 4.38, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NH trong thời gian qua có xu hướng tăng qua các năm. Với chính sách đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên DSCV trong thời gian qua tăng đáng kể góp phần làm tăng DSTN. Nhưng do tốc độ tăng của dư nợ bình quân chậm hơn tốc độ tăng của DSTN ngắn hạn nên làm cho số vòng quay tín dụng tăng dần qua từng năm. Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong thời gian qua được thuận lợi nên công tác thu nợ cũng đạt kết quả cao. Điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của NH nhanh và đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu vốn của KH.

Bảng 4.41 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014

DSTN ngắn hạn 903.279 1.287.071 1.477.846 960.471 1.173.864 DNBQ ngắn hạn Triệu đồng 415.082 531.264 645.729 605.457 641.689

Vòng quay vốn

TD ngắn hạn Vòng 2,18 2,42 2,29 1,59 1,83

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bảng trên Ghi chú: - DSTN: Doanh số thu nợ

- DNBQ: Dư nợ bình quân - TD:Tín dụng

vòng quay vốn nhanh, hệ số thu nợ cao, tự chủ trong việc sử dụng vốn. Song qua đây cũng cho thấy NH cần tăng cường hơn công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn khi nhu cầu về nguồn vốn này tăng qua các năm. nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các khoản vốn ngắn hạn của KH, giảm nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên giúp cho hoạt động kinh doanh của NH hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG 5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

- Trong giai đoạn vừa qua hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH ngày càng phát triển, quy mô ngày càng tăng, nợ xấu dần được kiểm soát. Tuy nhiên trong thời gian tới, để hoạt động tín dụng ngắn hạn được hiệu quả hơn bên cạnh việc phát triển, mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng. Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động ngắn hạn nhằm tiết giảm nguồn vốn điều chuyển và giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

- Qua phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn, đối với các khoản cho vay thành phần kinh tế Doanh nghiệp có hệ số thu nợ rất cao trên 98% và trong giai đoạn này không phát sinh nợ xấu. Điều này thể hiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn khá tốt. Chính vì vậy NH cần quan tâm hơn nữa đối với thành phần kinh tế này. Cần có những biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

- Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và về đầu ra. Chính vì vậy người dân địa phương có xu hướng linh hoạt trong việc kết hợp các loại hình sản xuất nông nghiệp nhằm tăng mức thu nhập và giảm thiểu rủi ro. Nếu như trước đây người dân chỉ thuần túy làm vườn, trồng lúa thì hiện nay nhiều hộ dân có diện tích lớn chuyển dần sang kết hợp vừa trồng lúa, vừa làm vườn, chăn nuôi, trồng các loại rau màu hoặc kết hợp kinh doanh mua bán nhỏ. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của trên địa bàn, đa phần đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với nhu cầu vốn ngắn hạn thường xuyên, chu kỳ sản xuất kinh doanh được rút ngắn, điều này được thể hiện ở vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NH trong giai đoạn này tương đối cao. Để thuận tiện, tiết kiệm chi phí, thời gian cho cả phía NH và KH. Ngân hàng đã áp dụng phương thức cho vay theo HMTD, cho vay lưu vụ nhưng chỉ giới hạn theo từng mục đích sử dụng vốn riêng lẽ và theo từng đối tượng đầu tư. Chính vì vậy việc linh hoạt lựa chọn phương thức cho vay, đổi mới cách tiếp cận cho vay là cần thiết nhằm theo kịp sự chuyển biến của thị trường và nhu cầu đa dạng của KH.

khi hiện nay NH chỉ chấp nhận tài sản đảm bảo là đất đai, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi, chứ NH chưa thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để xét duyệt cho KH vay thêm

- Hiện nay để giảm thiểu rủi ro, NH khuyến khích KH sử dụng dịch vụ bảo hiểm từ công ty bảo hiểm nông nghiệp (ABIC) để bảo hiểm tiền vay. Tuy nhiên sản phẩm bảo hiểm này chỉ mới bảo hiểm khi rủi ro xảy ra đối với người vay chứ chưa thể bảo hiểm tài sản hình thành từ vốn vay. Trong khi đó hoạt động sản xuất của KH đa phần chịu ảnh hưởng bởi rủi ro về sâu rầy và dịch bệnh.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân còn gặp rủi ro do còn thiếu thông tin về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phòng trị bệnh, về nền kinh tế thị trường nên sản xuất còn mang tính phong trào, tự phát, thiếu ổn định

- Trình độ dân trí còn hạn chế gây khó khăn trong quan hệ tín dụng, như việc lập dự án đầu tư, phương án SXKD nên CBTD phải dành nhiều thời gian để hướng dẫn làm chậm tiến độ giải quyết hồ sơ.

5.2 GIẢI PHÁP

- Đối với công tác huy động vốn NH cần bám sát địa bàn, tạo mối quan hệ gần gủi với KH, từ đó tạo sự tin tưởng và gắn bó với NH. Đặc biệt NH cần quan tâm đến những KH truyền thống vay vốn hoạt động hiệu quả, có nguồn vốn nhàn rỗi. Thông qua đây có thể vận động, khuyến khích họ gởi tiền vào NH để khi cần có thể rút ra hoặc vay thêm để mở rộng sản xuất kinh doanh được thuận tiện hơn. Bên cạnh đó NH cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng cáo, tiếp thị, thông tin, giới thiệu các sản phẩm, các hình thức huy động vốn, dịch vụ tiện ích bằng các hình thức như phát tờ rơi, treo áp phích ở các cơ quan, trường học và bằng phương tiện truyền thanh của xã, thị trấn.

- Tăng cường hỗ trợ vốn các Doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó cần tìm kiếm thêm KH mới. Thông qua việc rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn, chủ động tiếp cận KH để từ đó tháo gỡ những vướng mắt, khó khăn tạo điều kiện cho KH vay vốn được thuận tiện nhất.

- Đối với việc lựa chọn phương thức cho vay NH cần linh hoạt hơn khi áp dụng các phương thức cho vay. Bên cạnh hình thức cho vay lưu vụ những dự án đầu tư vào sản xuất lúa, hoa màu. Ngân hàng cần mở rộng lưu vụ đối với những dự án chăn nuôi thường xuyên, có chu kỳ sản xuất ngắn như chăn nuôi Heo để khách hàng được chủ động hơn. Đối với những HGĐ, cá nhân đầu tư đồng thời nhiều dự án đều cần nguồn vốn ngắn hạn NH có thể tiến hành

thu thập thông tin của nhiều đối tượng cần vay vốn của KH để cấp HMTD trọn gói trong năm.

- Đối với TSĐB Ngân hàng có thể nghiên cứu để KH có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho khoản vay của mình khi dự án đã cho nguồn thu nhập ổn định. Trước hết là áp dụng ở những ngành, cây trồng chủ lực của địa phương như cây quýt hồng

- Ngân hàng cần thành lập một bộ phận hướng dẫn hồ sơ thủ tục vay vốn cho những KH mới nhằm giảm tải công việc cho CBTD, từ đó giúp hồ sơ giải quyết được nhanh hơn. Bên cạnh đó bộ phận này có thể thực hiện thêm nhiệm vụ Marketing sản phẩm, dịch vụ của NH thông qua việc viết những bài phân tích kinh tế, mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả để phát trên đài truyền thanh ở mỗi xã, thị trấn nhằm định hướng cho KH trong việc sản xuất kinh doanh.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, NHNo & PTNT Lai Vung đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên với từng bước đi thận trọng đã đem lại những kết quả khả quan. Nguồn vốn huy động trong dân cư tăng qua các năm, quy mô tín dụng từng bước được mở rộng, lợi nhuận tăng qua các năm. Ngân hàng ngày càng khẳng định được vị thế, tạo dựng được niềm tin từ phía KH.

Trong kết quả được có sự đóng góp rất lớn từ hoạt động tín dụng và đặc biệt là tín dụng ngắn hạn đã không ngừng phát triển. Doanh số cho vay tăng qua các năm, khả năng thu hồi nợ đạt kết quả tốt, dư nợ tăng trưởng theo hướng tích cực, nợ xấu dần được kiểm soát. Cơ cấu các ngành nghề, lĩnh vực cho vay được đa dạng, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế địa phương. Trong đó tín dụng phát triển Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân luôn được chú trọng phát triển và được xem là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc kết hợp với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên trong NH. Bên cạnh đó, NH còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương trong công tác vận động người dân phát triển sản xuất. Sự triển khai và vận dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ Nông nghiệp, Nông thôn một cách linh hoạt và hiệu quả

Bên cạnh những kết quả đạt được, NH cũng gặp còn gặp nhiều khó khăn như nguồn vốn huy động tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của NH do nhiều nguyên nhân. Trong đó lãi suất giảm và sự cạnh tranh của các chi nhánh NH khác trên địa bàn cũng tác động đến nguồn vốn huy động của NH.

6.2 KIẾN NGHỊ

- Đối với NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp cần có những cơ chế cho các chi nhánh NH cấp Huyện linh động hơn trong việc chọn phương thức cho vay đối với từng đối tượng KH và mục đích sử dụng vốn vay cụ thể theo từng địa phương. Đối với những vùng chuyên canh những loại cây trồng đặc sản lâu năm, vùng nuôi cá hiệu quả. NH cần có cơ chế đảm bảo tiền vay bằng chính cây trồng đó nhằm tạo điều kiện cho người dân mở rộng sản xuất

- Đối với Công ty bảo hiểm ABIC cần nghiên cứu thêm các gói bảo hiểm đối với các loại cây trồng, vật nuôi và thủy sản nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH.

- Đối với chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về KH. Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn cần phải giải quyết nhanh gọn cho hồ sơ vay vốn nhằm giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó cần tổ chức những cuộc hội thảo, mời các chuyên gia trong ngành về tư vấn hướng dẫn cách phòng trách những dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Tư vấn những mô hình, kỹ thuật sản xuất chăn nuôi mới góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra.

Tài liệu tham khảo

Bùi Đức Thọ, 2013. Tổng quan phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn

2011 - 2013 [online] < http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/ Tong-quan-phat-trien-kinh-te-Viet-Nam-giai-doan-2011-2013/39451.tctc > [ Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2014 ]

Chính phủ, 2010. Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2010

Chính phủ, 2011. Nghị định 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối

thiểu chung. Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2011

Chính phủ, 2012 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung. Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2012

Chính phủ, 2013. Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở

đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hà Nội, ngày 27

tháng 06 năm 2013

Chính phủ, 2006. Nghị định 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm. Hà

Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2006

Chính phủ, 2012. Nghị định 11/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006

của Chính phủ về giao dịch bảo đảm . Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012

Dung Hạ, 2013. Những dấu ấn thay đổi lãi suất 2012 và hướng đi năm

2013 [online] < http://laisuat.vn/tin-tuc/Nhung-%E2%80%98dau-an%E2% 80%99-thay-doi-lai-suat-2012-va-%E2%80%98huong-di%E2%80%9D-nam- 2013-5684.aspx > [ Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014 ]

Huỳnh Phúc Hậu, 2013. Đồng Tháp: Nấm rơm được mùa, trúng giá

[online] < http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id =30701&cn_id=607621 > [ Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2014 ]

Mỹ Lý, 2014. Nông dân Huyện Lai Vung rủ nhau bỏ lúa, trồng quýt đường [online] < http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187029/ Nong_dan_huyen_Lai_Vung_ru_nhau_bo_lua_trong_quyt_duong.aspx > [ Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2014 ]

Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại

học Cần Thơ

Thủ tướng Chính phủ, 2013. Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách

tín dụng hỗ trợ tổn thất trong nông nghiệp. Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 75)