GIỚI THIỆU CHUNG VẾ NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 26)

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Lai Vung được thành lập vào tháng 10 năm 1975 với tên ban đầu là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Huyện Lấp Vò. Năm 1979 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Lấp Vò. Năm 1989 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Lai Vung. Đến ngày 23 tháng 5 năm 1990 pháp lệnh, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời, chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Lai Vung được xem là Ngân hàng thương mại quốc doanh và được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lai Vung.

NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Lai Vung nằm cạnh Tỉnh lộ 851 thuộc khóm 1, Thị Trấn Lai Vung, Huyện Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp, là địa điểm giao thông thuận lợi với nhiều xã khác trong Huyện cả đường bộ lẫn đường thủy. Huyện Lai Vung nằm cạnh Quốc lộ 80 và gần sông Hậu rất thuận lợi phát triển kinh tế trong khu vực, đặc biệt là nông nghiệp – thủy sản. NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Lai Vung chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo & PTNT Tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chịu sự lãnh đạo của UBND Huyện về mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế địa phương.

Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lai Vung là Ngân hàng thương mại hoạt động theo pháp luật với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng” đã bám sát địa bàn trong Huyện theo định hướng của ngành đã xác định “Nông thôn là thị trường chính; nông dân là khách hàng; nông nghiệp là đối tượng đầu tư” từ sự vận dụng và sáng tạo theo định hướng đó NHNo & PTNT Huyện Lai Vung đã tận dụng mọi khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn Huyện Lai Vung giờ đây đã trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp mà đặc biệt là

hộ sản xuất nông nghiệp trong địa bàn của Huyện. Đồng thời khẳng định được vị thế của mình trong quá trình đưa nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Huyện nói chung ngày càng phát triển.

3.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng

3.1.2.1 Hoạt độnghuy động vốn

- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ - Mở sổ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ - Huy động vốn thông qua phát hành thẻ ATM.

- Các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác.

3.1.2.2 Hoạt động tín dụng

- Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn bằng đồng Việt Nam, đối với các thành phần kinh tế như cho vay vốn sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa nhà, phục vụ đời sống,…

- Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu sổ tiết kiệm.

- Nhận cho vay uỷ thác theo uỷ nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nước.

- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.

3.1.2.3 Dịch vụ Ngân hàng

- Mở tài khoản cho các tổ chức và cá nhân, chuyển tiền điện tử.

- Chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union. - Dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng, các dịch vụ Ngân quỹ và các dịch vụ khác.

3.1.2.4 Hoạt động khác

- Mua bán ngoại tệ.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

NHNo&PTNT Huyện Lai Vung có tất cả 36 người trong đó có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và 33 nhân viên của các phòng ban.

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo & PTNT Huyện Lai Vung

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Huyện Lai Vung

3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Ban Giám đốc

- Điều hành hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các công văn, chỉ thị và phổ biến cho cán bộ nhân viên Ngân hàng thực hiện.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng do NHNo & PTNT Việt Nam ban hành.

- Hoạch định chiến lược kinh doanh, ký duyệt các hồ sơ vay vốn, lập hội đồng khen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương cho cán bộ công nhân viên và trình lên cho Ngân hàng cấp trên quyết định.

Phòng Kế hoạch kinh doanh

Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ nhà nước của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh của chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng và bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Tiếp nhận và hướng dẫn KH làm hồ sơ, thủ tục vay vốn khi KH có yêu cầu.

- Thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra, quản lý các khoản vay trước, trong và sau khi cho vay

- Lập báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh và đề xuất kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn kế tiếp theo phương hướng của NH.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng huy động vốn Phòng giao dịch

- Tổ chức khai thác, sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả đúng nguyên tắc, qui định của NHNN và của pháp luật

Phòng Huy động vốn

- Tư vấn và thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn cho các tổ chức và cá nhân.

- Báo cáo công tác huy động vốn và đề xuất kế hoạch giai đoạn kế tiếp. Phối hợp với các phòng ban khác nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của NH hoạt động hiệu quả và đúng quy định.

Phòng Kế toán Ngân quỹ

Bộ phận Kế toán

Tổ chức hạch toán, kế toán, thanh toán theo chế độ và quy định của pháp luật.

Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, chấp hành chế độ báo cáo theo quy định và bảo vệ kế hoạch quyết toán tài chính

Thực hiện công tác thu nợ, thu lãi và thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ theo yêu cầu của KH.

Bộ phận Ngân quỹ

Thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý tiền mặt tại quỹ và phối hợp với bộ phận kế toán giải ngân cho KH.

 Phòng Hành chính nhân sự

Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ khoán tài chính đến người lao động, quản lý quỹ tiền lương

Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc Chi nhánh và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định

 Phòng giao dịch

Agribank chi nhánh Lai Vung hiện có 1 phòng giao dịch cấp 1 đặt tại xã Tân Thành nhằm thuận tiện hơn cho KH ở xa trung tâm Huyện như xã Tân Thành, Vĩnh Thới, Phong Hòa, Tân Hòa và Định Hòa. Về chức năng nhiệm vụ, phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ và dịch vụ như tại chi nhánh

3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG GIAI ĐOẠN (2011 - 2013) VÀ 6 THÁNG PTNT HUYỆN LAI VUNG GIAI ĐOẠN (2011 - 2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Trong giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế trong nước có nhiều biến động về lãi suất, lạm phát và hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của tập thể CBNV, NHNo & PTNT Huyện Lai Vung đã khắc phục khó khăn, không ngừng mở rộng quy mô đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh và khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế địa phương.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính : Triệu đồng

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%)

THU NHẬP 87.858 106.157 101.897 18.299 20,83 (4.260) (4,01)

Thu từ lãi 84.942 102.735 99.031 17.793 20,95 (3.704) (3,61) Thu ngoài lãi 2.916 3.422 2.866 506 17,35 (556) (16,25)

CHI PHÍ 73.658 79.602 68.893 5.944 8,07 (10.709) (13,45)

Chi phí từ lãi 63.697 64.463 56.905 766 1,20 (7.558) (11,72) Chi phí ngoài lãi 9.961 15.139 11.988 5.178 51,98 (3.151) (20,81)

LỢI NHUẬN 14.200 26.555 33.004 12.355 87,01 6.449 24,29

Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013, 2014

Đơn vị tính : Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2013 2014 6T/2014 - 6T/2013 Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền (%)

THU NHẬP 60.119 58.178 9.211 15,3

Thu từ lãi 59.428 57.298 9.022 15,2

Thu ngoài lãi 691 880 190 27,4

CHI PHÍ 43.204 36.047 6.682 16,0

Chi phí từ lãi 34.574 27.637 5.345 15,5

Chi phí ngoài lãi 8.630 8.410 1.337 18,9

LỢI NHUẬN 16.915 22.131 2.530 13,7

Mục tiêu kinh doanh của các NH thương mại nói chung và Agribank Lai Vung nói riêng cuối cùng là phấn đấu để đạt được lợi nhuận tối ưu với 2 mục tiêu là tăng doanh thu cao nhất và hạn chế thấp nhất các khoản chi phí để có được lợi nhuận.

3.2.1 Thu nhập

Từ Bảng 3.1 thu nhập của NH giai đoạn (2011-2013) tăng trong năm 2011 đến năm 2012 và có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2013. Trong đó thu nhập từ lãi chiếm trên 96% trong tổng thu nhập của NH, chủ yếu từ lãi cho vay KH và lãi tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng. Cụ thể trong năm 2011 thu từ hoạt động cho vay KH là 84.077 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 101.568 triệu đồng, sang năm 2013 là 97.907 triệu đồng. Thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. Đối với hoạt động dịch vụ tăng qua các năm từ 1.154 triệu đồng năm 2011 lên 1.609 triệu đồng năm 2013. Riêng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối thu nhập tăng trong năm 2011 đến 2012 từ 92 triệu đồng lên 113 triệu đồng và giảm trong năm 2013 còn 77 triệu đồng, chính điều này đã tác động đến thu nhập ngoài lãi tăng trong năm 2012 nhưng giảm năm 2013. Nguyên nhân sự biến động về thu nhập của NH trong giai đoạn này là từ 2011-2012 NH tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP nhằm phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc hỗ trợ lãi suất, giảm bớt thủ tục cho vay, khoanh nợ không tính lãi đối với trường hợp thiên tai, dịch bệnh đã góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng nhất là hoạt động tín dụng ngắn hạn được mở rộng, doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước và dư nợ cũng tăng qua các năm dẫn đến thu nhập từ lãi cũng ngày một nâng cao. Cụ thề năm 2011 doanh số cho vay là 1.094.927 triệu đồng, năm 2012 tăng ở mức 1.497.236 triệu đồng, năm 2013 tăng ở mức 1.704.304 triệu đồng . Đối với dư nợ năm 2011 ở mức 552.322 triệu đồng nhưng sang năm 2012 tăng lên 685.207 triệu đồng và năm 2013 tăng ở mức 834.003 triệu đồng. Bên cạnh đó trong giai đoạn này nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, để ổn định kinh tế vĩ mô và kìm chế lạm phát Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách điều hành nền kinh tế với mục tiêu chấp nhận hy sinh tăng trưởng, duy trì ở mức tăng trưởng hợp lý để ổn định kinh tế và kiếm chế lạm phát. Lãi suất cho vay liên tục được điều chỉnh giảm từ 13% năm 2011 đến giữa 2012 và đầu 2013 lãi suất cho vay giảm còn 7% - 9%/ năm (Bùi Đức Thọ, 2013). Điều này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NH, góp phần tác động đến thu nhập của NH sụt giảm trong năm 2013 mặc dù doanh số cho vay và dư nợ đều tăng so với 2012. Riêng 6

cùng kỳ năm 2013. Thu từ lãi giảm nhưng thu ngoài lãi của NH lại gia tăng do thời gian này động dịch vụ của NH được đẩy mạnh.

Nhìn chung trong 3 năm qua Ngân hàng không ngừng nỗ lực nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình bằng cách duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập hàng năm. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tín dụng với KH truyền thống, Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm nguồn KH mới để mở rộng tăng trưởng tín dụng cùng với những biến động của mặt bằng lãi suất đã tác động rất lớn đến các khoản thu của Ngân hàng. Đồng thời, Ngân hàng luôn chú trọng đến chất lượng phục vụ và dịch vụ để thu hút lượng KH trong địa bàn cũng như KH vãng lai

3.2.2 Chi phí

Tương tự như thu nhập, chi phí của NH thông qua bảng 3.1 trong giai đoạn này cũng biến động tăng từ năm 2011 đến năm 2012 và giảm ở năm 2013. Trong đó chi phí trả lãi chiếm từ 80%-87% so với tổng chi phí và có xu hướng tăng nhẹ từ 2011 đến 2012, giảm ở năm 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Điển hình là sự ảnh hưởng của lạm phát, sự biến động lãi suất tiền gửi, nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh… đã làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng không ngừng biến động qua các năm. Nếu hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu tạo ra thu nhập cho NH thì hoạt động huy động vốn là hoạt động làm phát sinh chi phí lớn nhất cho NH. Chính vì vậy chi phí trả lãi tiền gởi của KH luôn chiếm tỷ trọng cao từ 70% đến 85%. Cụ thể năm 2011 chi phí trả lãi tiền gởi của KH là 52.448 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 55.400 triệu đồng và năm 2013 giảm xuống ở mức 44.582 triệu đồng. Lãi suất được điều chỉnh giảm tác động đến nguồn vốn huy động của NH giảm từ 690.226 triệu đồng năm 2012 xuống mức 670.144 triệu đồng năm 2013 đã dẫn đến chi phí trã lãi tiền gởi và kéo theo chi phí trả lãi của NH giảm trong năm 2013. Phần còn lại trong chi phí trả lãi là trả lãi tiền vay và trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Đối với chi phí trả lãi tiền vay chủ yếu là lãi từ nguồn vốn điều chuyển về, phần chi phí này giảm ở năm 2012 do lượng vốn huy động tại địa phương tăng nên nhu cầu điều chuyển vốn về giảm dẫn đến chi phí lãi giảm, riêng năm 2013 do ảnh hưởng của lãi suất nên hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu vay vốn tăng nên nhu cầu vốn điều chuyển tăng dẩn đến chi phí trả lãi cho hoạt động này cũng tăng theo.

Đối với chi phí ngoài lãi là các khoản chi về hoạt động dịch vụ, chi thuế, phí, lệ phí, kinh doanh ngoại hối, tiền lương, các khoản dự phòng và các khoản chi khác. Trong đó trên 70% là các khoản chi về tiền lương và các

khoản dự phòng phải thu khó đòi. Theo đó các khoản chi tiền lương luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng qua các năm. Năm 2011 chi phí tiền lương 7.456 triệu đồng chiếm 74,85% trong tổng chi phí ngoài lãi, năm 2012 chi phí tiềng lương tăng ở mức 8.877 triệu đồng chiếm 58,64% và năm 2013 tiếp tục tăng ở mức 9.253 triệu đồng chiếm 77,19% trong tổng chi phí ngoài lãi. Chi phí tiền lương tăng qua các năm nguyên nhân trong giai đoạn này lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng qua các năm. Theo Nghị định 22/2011/NĐ- CP quy định về mức lương tối thiểu chung áp dụng từ tháng 5.2011 là 830.000 đ/tháng, sang năm 2012 Chính phủ ban hành Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung áp dụng từ tháng 5.2012 là 1.050.000 đ/tháng,

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại agribank chi nhánh huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 26)