Doanh số cho vay nhìn chung liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012 tốc độ tăng rất nhanh, nguyên nhân do năm 2012 lãi suất huy động được điều chỉnh giảm liên tục từ 14% năm 2011 đến tháng 3/2012 lãi suất huy động giảm còn 13% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp đến tháng 4/2012 lãi suất giảm thêm 1 điểm % còn 12%, đến tháng 5/2012 NHNN quyết định đưa trần lãi suất huy động xuống 11%, trong tháng 6 trần lãi suất huy động được điều chỉnh còn 9% và theo thông tư 19/2012/TT-NHNN ban hành 8/6/2012 NHNN cho phép các NH tự quyết định lãi suất huy động. Đến tháng 12/2012 trần lãi suất huy động tiếp tục giảm còn 8% (Dung Hạ, 2013). Việc lãi suất huy động giảm liên tục dẫn đến lãi suất cho vay cũng giảm theo đã tác động tới doanh số cho vay của NH tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng đáng kể trên là do nền kinh tế địa phương đang trong giai đoạn phát triển, người dân làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc kinh doanh, NH luôn hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay. Bên cạnh đó, theo chủ trương của Tỉnh khuyến khích người trong độ tuổi lao động đi xuất khẩu lao động nên DSCV các đối tượng này cũng tăng đáng kể.
Bảng 4.3 Doanh số cho vay của Ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 996.512 1.426.202 1.567.645 429.690 43,12 141.443 9,92 Trung-dài hạn 98.415 71.034 136.659 (27.381) (27,82) 65.625 92,39
Tổng DSCV 1.094.927 1.497.236 1.704.304 402.309 36,74 207.068 13,83
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: - DSCV: Doanh số cho vay
Bảng 4.4 Doanh số cho vay của Ngân hàng sáu tháng đầu năm 2013, 2014
Đơn vị tính : Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền %
Ngắn hạn 969.726 1.075.986 106.260 10,96
Trung-dài hạn 69.899 105.097 35.198 50,36
Tổng DSCV 1.039.625 1.181.083 141.458 13,61
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: - DSCV: Doanh số cho vay
Trong cơ cấu nguồn vốn cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung – dài hạn. Qua số liệu bảng 4.3 thể hiện, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% tổng doanh số cho vay và tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân là do sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ cũng như NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp như ban hành các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2011 – 2013 sự biến động nhiều về lãi suất huy động, lãi suất cho vay cũng ảnh hưởng đến doanh số cho vay qua các năm cũng biến đổi tương ứng theo chiều hướng tăng dần.
Ngoài ra trong năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ – CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo tiền đề cho cơ chế mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn với thời hạn và lãi suất hợp lý. Theo đó nhiều thủ tục cho vay được đơn giản, khuyến khích mở rộng mạng lưới để tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng. NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn khoảng 1% – 2%/năm so với mặt bằng lãi suất chung, tạo điều kiện cho người nông dân giảm chi phí vay vốn Ngân hàng. Bên cạnh đó do nguồn vốn để cho vay chủ yếu từ huy động ngắn hạn, nền kinh tế địa phương phần lớn là nông nghiệp có chu kỳ vốn ngắn nên việc tăng cường cho vay ngắn hạn không chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH mà còn để đảm bảo tính thanh khoản cho NH. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho DSCV ngắn hạn tăng qua 3 năm.
Đối với DSCV trung – dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu DSCV và biến động theo hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 so với DSCV tỷ trọng DSCV trung – dài hạn chiếm 8,99%, năm 2012 giảm xuống còn 4,47%,
trong năm 2013 thì tỷ trọng cho vay trung – dài hạn tăng ở mức 8,02%. Nguyên nhân là do trong thời gian này hoạt động cho vay trung – dài hạn chịu tác động của nhiều yếu tố như dịch bệnh, lãi suất luôn biến động nên NH cũng thận trọng hơn khi xét duyệt cho vay đã làm cho DSCV trung – dài hạn biến động. Như trong năm 2011 những hộ nuôi cá tra chịu tổn thất nặng nề khi dịch bệnh bất ngờ xảy ra trên diện rộng, nên trong năm 2012 NH thận trọng hơn khi xét cho vay mới đối tượng này làm DSCV trung – dài hạn biến động giảm trong năm 2012. Năm 2013 với sự vận dụng linh hoạt Nghị định 41 của Chính phủ trong việc xem xét cơ cấu lại nợ cho những hộ bị dịch bệnh có những phương án khả thi đã phát huy kết quả nên DSCV đã tăng trở lại.
Qua Bảng 4.4 DSCV sáu tháng đầu năm 2014 cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó DSCV ngắn hạn chiếm trên 91% trong tổng DSCV và cũng tăng so với 2013. Nguyên nhân NH tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nông dân và cư dân sống ở nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã làm tăng DSCV của NH. Bên cạnh sự quan tâm duy trì những KH truyền thống NH còn mở rộng thêm những KH mới. Điểm chú ý là đối với cho vay trung – dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2014 tốc độ tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do nhiều nhà vườn cần vốn để cải tạo vườn Quýt hồng, trong đó có việc phát triển diện tích quýt đường một cách ồ ạt. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Lai Vung nhiều nông dân trong Huyện đang chuyển dần đất trồng lúa sang trồng quýt đường và nhiều nhà vườn trong Huyện cũng chọn trồng cây quýt đường để chuyển dịch kinh tế. Diện tích quýt đường trên địa bàn Huyện ở thời điểm hiện tại đã tăng lên khoảng 1.200 ha, trong khi cuối năm 2012 diện tích chưa tới 300 ha và chưa có dấu hiệu dừng lại. Bên cạnh đó người dân còn vay vốn để phát chăn nuôi như Heo, Dê nhằm tích lũy và tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. Không những thế việc đẩy mạnh cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP như cho vay tiêu dùng, xây dựng nhà ở cũng làm cho doanh số cho vay tăng trong thời gian này.