4.3.1.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế nhìn chung ở tất cả các ngành trong giai đoạn này đều tăng. Trong đó, cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là ngành thương mại-dịch vụ (TM-DV), kế đến là ngành thủy sản và cuối cùng là các ngành khác. Sự tăng trưởng này là
do NH đẩy mạnh việc cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân ở nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Bảng 4.11 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 -2013 của Ngân hàng
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 590.567 740.450 762.434 149.883 25,38 21.984 2,97 Thủy sản 122.683 165.202 202.279 42.519 34,66 37.077 22,44 TM - DV 258.835 420.878 509.574 162.043 62,60 88.696 21,07 Ngành khác 24.427 99.672 93.358 75.245 308,04 (6.314) (6,33)
Tổng DSCV 996.512 1.426.202 1.567.645 429.690 43,12 141.443 9,92
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: TM - DV: Thương mại – dịch vụ
DSCV: Doanh số cho vay
Bảng 4.12 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng
Đơn vị tính : Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền %
Nông nghiệp 489.312 542.043 52.731 10,78
Thủy sản 119.196 127.838 8.642 7,25
TM - DV 298.241 332.012 33.771 11,32
Ngành khác 62.977 74.093 11.116 17,65
Tổng DSCV 969.726 1.075.986 106.260 10,96
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: TM - DV: Thương mại – dịch vụ
DSCV: Doanh số cho vay
* Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của Huyện chính vì vậy luôn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành trên 50% so với tổng DSCV ngắn hạn. Bên cạnh cây lúa, thế mạnh của Huyện còn là vùng chuyên canh trồng cây ăn trái, đặc biệt là cây có múi như quýt Hồng, quýt đường, cam xoàn được trồng
nhiều ở các xã như Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành và Vĩnh Thới. Tiếp đến, trồng nấm Rơm cũng là một thế mạnh của Huyện, theo Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung, năm 2013, diện tích trồng nấm của huyện ước đạt hơn 400 ha (3 vụ nấm/năm), cung cấp cho thị trường gần 10.000 tấn nấm đứng đầu Tỉnh, tập trung ở các xã như Định Hòa, Phong Hòa (Huỳnh Phúc Hậu, 2013). Gần đây người dân cũng mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại hoa màu như hoa huệ, dưa leo, ớt, hành lá…mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Không những phát triển trồng trọt, chăn nuôi cũng được địa phương khuyến khích phát triển như nuôi Heo, Dê để tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp và nguồn cỏ tự nhiên dồi dào ở địa phương. Chính vì vậy trong những năm qua nhu cầu về vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn là rất lớn và ngày càng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, NH đã có những bước tiến trong việc cải cách thủ tục vay vốn, sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công tác tạo thuận lợi cho KH đến vay vốn. Song song đó với những chính sách ưu đãi theo Nghị định 41 của Chính phủ đã thu hút KH đến vay vốn dẫn đến DSCV ngắn hạn của NH tăng trưởng qua các năm.
Sáu tháng đầu năm 2014 DSCV ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2013 đạt trên 83 % so với kế hoạch năm 2014 do nhu cầu mở rộng sản xuất, chi phí đầu vào tăng. Bên cạnh đó Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Theo đó nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất cho vay thương mại, trong đó có các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy móc, thiết bị phục vụ trong nông nghiệp cho các đối tượng là tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Từ đó đã thu hút KH đến vay vốn đã giúp DSCV ngắn hạn ngành này tăng trong 6 tháng đầu năm 2014.
* Thủy sản
Đối với ngành thủy sản theo Bảng 4.11 nhìn chung DSCV ngắn hạn ngành này cũng tăng qua các năm và chiếm từ 10%-13% trong tổng DSCV ngắn hạn. Mặc dù trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh, chi phí thức ăn ngày càng tăng và đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh đặc biệt là đối với con cá Tra. Tuy nhiên nhiều hộ nuôi cá Tra đã mạnh dạn chuyển từ nuôi cá Tra sang nuôi các loại cá khác như cá Lóc, cá Rô để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước đem lại hiệu quả và lợi nhuận ổn định cho người nuôi cá. Bên cạnh đó trong thời gian này người dân còn đầu tư vào các mô hình mới như nuôi Lươn, Ba Ba, Ếch...đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính những nguyên nhân này đã giúp diện tích nuôi thủy sản tăng trưởng ổn định qua các năm, kéo theo nhu cầu về vốn cũng tăng qua các năm nên hoạt động cho vay
của NH đối với ngành thủy sản cũng tăng theo. Trong đó chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn như chi phí mua thức ăn thủy sản, thuốc phòng trị bệnh.
Trong sáu tháng đầu năm 2014 đối với ngành này dựa trên Bảng 4.12 DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhưng có phần chậm lại. Nguyên nhân là do việc chuyển đổi đem lại hiệu quả nên các hộ khác khác cũng học hỏi làm theo. Tuy nhiên việc chuyển đổi này có thể dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu trong tương lai nếu không có sự phát triển hợp lý.
* TM-DV
Cùng với sự phát triển của các ngành khác, ngành thương mại-dịch vụ cũng ngày phát triển để đáp ứng nhu cầu mua bán, tiêu dùng và sản xuất của người dân ngày càng tăng. Đây cũng là ngành Huyện định hướng phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy giữa các ngành cùng phát triển đáp ứng yêu cầu và xu thế chung của nền kinh tế.
Nhìn chung DSCV ngắn hạn dựa trên Bảng 4.11 tăng trưởng ổn định qua các năm và chiếm từ 25%-32% trong tổng DSCV ngắn hạn. Sự tăng trưởng này là do kinh tế ngày càng phát triển, các khu đô thị, chợ được phát triển ngày càng nhiều, hoạt động sản xuất mở rộng nên thúc đẩy ngành này phát triển, bên cạnh đó ngành này thu nhập ổn định, ít rủi ro nên thu hút nhiều nhiều thành phần kinh tế tham gia vào ngành này. Trong đó các ngành nghề kinh doanh, chủ yếu là phục vụ hoạt động sản xuất của người dân như mua bán lúa gạo, kinh doanh thức ăn thủy sản, kinh doanh các mặt hàng giống cây trồng, phân thuốc BVTV…Bên cạnh đó còn có các hình thức kinh doanh ,mua bán phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng như kinh doanh các mặt hàng xăng dầu, tiệm tạp hóa, điện gia dụng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… nên nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn rất lớn. Chính điều này đã tác động đến DSCV ngắn hạn đối với ngành này tăng trưởng qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ 2013 ngành này có xu hướng tăng do hoạt động kinh doanh được thuận lợi, nên KH vay thêm để mở rộng hoạt động kinh doanh.
* Ngành khác
Dựa trên Bảng 4.11, nhìn chung DSCV ngắn hạn ngành này tăng liên tục qua 3 năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với các ngành nông nghiệp, thủy sản, TM - DV. Sự tăng trưởng của ngành này là do trong giai đoạn này NH tập trung cho vay nhu cầu phục vụ đời sống cho các hộ gia đình và CBNV như cho vay sửa chữa nhà ở, mua sắm các thiết bị sử dụng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, xe máy…Chính vì thế đã giúp doanh số cho vay của ngành này tăng qua các năm và tiếp tục tăng ở 6 tháng 2014 so với cùng kỳ năm 2013.
4.3.1.2 Doanh số thu nợ
Nhìn chung DSTN ngắn hạn của tất cả các ngành đều có xu hướng tăng qua các năm. Sự tăng trưởng này trước hết là do công tác thẩm định cho vay, kiểm tra, giám sát sau cho vay được thực hiện tốt. Bên cạnh đó nền kinh tế của Huyện đang trên đà phát triển nên hoạt động sản xuất, kinh doanh được thuận lợi và có lãi nên trả nợ NH đúng hạn
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 548.725 705.641 704.217 156.916 28,60 (1.424) (0,20) Thủy sản 108.669 151.071 200.285 42.402 39,02 49.214 32,58 TM - DV 226.018 359.456 490.246 133.438 59,04 130.790 36,39 Ngành khác 19.867 70.903 83.098 51.036 256,89 12.195 17,20
Tổng DSTN 903.279 1.287.071 1.477.846 383.792 42,49 190.775 14,82
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013
Ghi chú: TM - DV: Thương mại – dịch vụ
DSTN: Doanh số thu nợ
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng
Đơn vị tính : Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013
Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền %
Nông nghiệp 479.177 586.539 107.362 22,41
Thủy sản 122.059 146.659 24.600 20,15
TM - DV 298.862 359.741 60.879 20,37
Ngành khác 60.373 80.925 20.552 34,04
Tổng DSTN 960.471 1.173.864 213.393 22,22
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung sáu tháng đầu năm 2013, 2014 Ghi chú: TM - DV: Thương mại – dịch vụ
* Nông nghiệp
Doanh số thu nợ ngắn hạn dựa vào Bảng 4.13, luôn chiếm tỷ trọng cao trong các ngành và tăng trong năm 2012 nhưng giảm nhẹ ở năm 2013. Năm 2012 nguyên nhân DSTN ngắn hạn tăng do DSCV ngành này tăng nên DSTN tăng lên. Bên cạnh đó, nền kinh tế nông nghiệp của Huyện đang trên đà phát triển, trồng trọt và chăn nuôi đều thu được lợi nhuận cao, nhiều hộ dân trong Huyện với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nông, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, các kỹ thuật nuôi trồng được phổ biến rộng rãi cho người dân nắm bắt và áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp cho người dân trả nợ đúng hạn. Về phía NH thì đã tích cực tăng cường công tác thu hồi nợ, CBTD xuống từng xã, từng ấp, từng hộ gia đình, để phát giấy báo lãi cũng như việc thu hồi nợ tồn đọng nên làm cho DSTN ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng. Năm 2013 DSTN ngắn hạn ngành này có chút sụt giảm là do trong năm 2012 NH tăng cho vay các món vay chăm sóc vườn cây ăn trái sau thu hoạch phần lớn có thời hạn 12 tháng nên kéo dài thời hạn trả nợ sang năm sau dẫn đến doanh số thu nợ trong năm giảm.
Đối với doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2014 dựa trên bảng 4.14 tăng so với cùng kỳ năm 2013. Sự tăng trưởng này bên cạnh công tác thu nợ của NH tốt còn do những món vay chăm sóc vườn cây ăn trái trong 6 tháng đầu năm 2013 đến nay đã đáo hạn nên doanh số thu nợ trong kỳ tăng. Bên cạnh đó đối với những hộ vay sản xuất lúa và nuôi Heo trong đầu năm cũng tập trung trả để tiếp tục vay đầu tư chi phí cho vụ tiếp theo.
* Thủy sản
Doanh số thu nợ ngắn hạn ngành thủy sản dựa trên Bảng 4.13 nhìn chung tăng trưởng ổn định qua các năm. Sự tăng trưởng này là do người dân đã mạnh dạng chuyển từ nuôi cá da trơn truyền thống sang nuôi các loại cá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước đem lại hiệu quả cao nên hoạt động sản xuất ngày một mở rộng. Từ đó DSCV ngành này cũng ngày một tăng qua các năm cho nên doanh số thu nợ tăng qua các năm là một điều tất yếu. Tuy nhiên việc xem xét cấp mới hoặc mở rộng thêm cho ngành này cần được xem xét, thẩm định chặt chẽ tránh tình trạng cung vượt quá cầu vì ngoài Lai Vung ở các địa phương và các Tỉnh khác ngành thủy sản cũng dần chuyển sang nuôi các loại cá tiêu thụ nội địa như cá Rô, cá Lóc cũng đang phát triển.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 ngành này cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên bên cạnh công tác thu nợ đạt kết quả tốt, DSTN tăng còn
vốn nên tạm thời trả bớt nợ cho NH để tiết giảm chi phí, khi nào có nhu cầu hay mở rộng sản xuất sẽ xin vay trở lại.
* TM - DV
Với sự tăng trưởng của các ngành khác, ngành TM-DV cũng ngày càng phát triển và mở rộng. Việc kinh doanh hiệu quả nên DSCV ngành này tăng qua các năm. Điều này được thể hiện ở doanh số thu nợ ngắn hạn ngành TM- DV trong Bảng 4.13 luôn tăng trưởng ổn định qua các năm và tỷ trọng ngành này trong tổng DSTN ngắn hạn cũng tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2011 ngành này chiếm 25,02% so với tổng DSTN ngắn hạn, năm 2012 chiếm 27,93% tương ứng tăng 2,91 điểm % so với năm 2011, sang năm 2013 con số này ở mức 33,17% tương ứng tăng 5,24 điểm % so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 DSTN ngành này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 30,65% so với tổng DSTN 6 tháng đầu năm 2014. Sự tăng trưởng này là do nền kinh tế Huyện đang trong giai đoạn tăng trưởng nên hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và có lợi nhuận. Bên cạnh đó công tác thẩm định, kiểm tra và quản lý các khoản cho vay khá chặt chẽ nên DSTN ngắn hạn của ngành này tăng trưởng ổn định qua các năm.
* Ngành khác
Đối với các ngành khác, mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng cơ cấu thu nợ ngắn hạn nhưng nhìn chung DSTN ngắn hạn cũng tăng liên tục qua 3 năm và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là công tác thẩm định cho vay của NH đối với đối tượng này khá chặt chẽ, bên cạnh đó đa phần những KH này đều có uy tín với NH, có nguồn thu nhập ổn định nên công tác thu nợ được thuận tiện. Chính vì vậy DSCV ngắn hạn đối với các đối tượng này tăng qua các năm nên DSTN cũng tăng theo. Điều này cho thấy đây là những đối tượng cho vay rất tiềm năng. Cụ thể được thể hiện trong Bảng 4.13 và Bảng 4.14
4.3.1.3 Dư nợ
Nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển, cơ cấu các ngành kinh tế dần được chuyển dịch từ ngành nông nghiệp truyền thống sang các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu này mang tính tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành trên cơ sở ngành nông nghiệp là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế của Huyện. Điều này cũng thể hiện ở DSCV và DSTN giữa các ngành của NH luôn tăng trưởng ổn định qua các năm. Chính vì vậy DN ngắn hạn trong giai đoạn này cũng tăng trưởng ổn định qua các năm.
Bảng 4.15 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 của Ngân hàng Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Khoản mục
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 273.007 307.816 366.033 34.809 12,75 58.217 18,91 Thủy sản 59.844 73.975 75.969 14.131 23,61 1.994 2,70 TM - DV 119.532 180.954 200.282 61.422 51,39 19.328 10,68 Ngành khác 9.315 38.084 48.344 28.769 308,85 10.260 26,94
Tổng 461.698 600.829 690.628 139.131 30,13 89.799 14,95
Nguồn: Phòng KHKD NHNo&PTNT Huyện Lai Vung giai đoạn 2011 - 2013 Ghi chú: TM - DV: Thương mại – dịch vụ
Bảng 4.16 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế sáu tháng đầu năm 2013, 2014 của Ngân hàng
Đơn vị tính : Triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2013 2014 6T/2014 - 6T/2013