Kết quả nghiên cứu thành phần vi sinh vật có mặt trong không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình và đánh giá sự có mặt của nấm mốc và vi khuẩn hiếu khí trong không khí môi trường lao động (Trang 63 - 68)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.1. Kết quả nghiên cứu thành phần vi sinh vật có mặt trong không khí

Tổng vi khuẩn hiếu khí được phát hiện trong môi trường không khí với mật độ không lớn so với tổng nấm đang có mặt trong không khí (Ký hiệu vị trí thu mẫu như sau: K1-Phòng Bảo trì; K2-Phòng Quản lý chất lượng; K3-Khu vực nghiền ngô; K4-Kho nguyên liệu; K5-Khu vực xuất hàng; K6-Phòng Kinh tế thương mại; K7-Khu nạp liệu; K8-Khu sơ chế ngô; K9-Khu vực phối trộn sơ chế). Kết quả phân lập, định dạng vi sinh vật trong môi trường không khí tại cơ sởđược thể hiện ở hình 3.25 và 3.26.

K16 64Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

a/ b/

Hình 3.25. Thu mẫu tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

a/ Kho nguyên liệu; b/ Khu vực nghiền ngô

a/ b/ c/ d/

Hình 3.26. Hình thái khuẩn lạc và tế bào 2 nhóm vi khuẩn và nấm mốc đại diện

a; b: Chủng Bacillussp.HN16; c, d: Chủng Aspergillussp.HN18

Kết quả quan trắc vi sinh vật tại cơ sở sản xuất thức ăn ở Hà Nội được thể hiện tại bảng 3.26. Kết quả thể hiện là kết quả trung bình của 3 lần lấy mẫu lặp lại tại mỗi vị trí.

Bảng 3.26. Số lượng vi sinh vật thu trong môi trường không khí tại cơ sở Proconco Hà Nội

Vị trí thu mẫu

Số lượng vi sinh vật (CFU/m3) thu được

A. flavus flavus A. niger A. parasiticus Aspergillus sp. Penicillium sp. B. subtilis Staphylococcus sp. K1 9,2.101 1,6.102 6,5.101 9,0.101 6,3.101 7,5.101 1,3.101 K2 9,5.101 1,4.102 8,5.101 6,0.101 6,7.101 7,2.101 1,7.101 K3 3,3.102 3,4.102 1,9.102 2,0.102 1,5.102 1,8.102 2,0.101 K4 3,2.102 3,7.102 1,8.102 2,2.102 1,3.102 1,8.102 3,2.101 K5 3,2.102 3,5.102 1,8.102 2,1.102 1,4.102 1,8.102 3,0.101 K6 1,5.102 1,3.102 9,0.101 1,0.102 6,2.101 7,7.101 2,3.101 K7 3,2.102 4,7.102 2,1.102 2,0.102 1,7.102 1,8.102 3,3.101 K8 3,3.102 4,8.102 1,9.102 2,4.102 1,7.102 1,7.102 4,0.101 K9 3,3.102 4,6.102 2,0.102 2,5.102 1,7.102 1,8.102 3,5.101

K16 65Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Kết quả nghiên cứuđã thực hiện việc phân lập riêng rẽcác chi khác nhau như tổng nấm cóAspergillus, Penicilliumvà tổng vi khuẩn có trong môi trường không khí của Công ty Proconco Hà Nội, trong môi trường lao động tại Công ty này đã tìm thấy nhiều chi nấm Aspergillus sp., Penicillium sp. và vi khuẩn thuộc các chi

Bacillus sp., có xuất hiện một số vi khuẩn khác tạm thời định danh là thuộc loại

Staphylococcus sp. (bảng 3.26).

Bảng 3.27. Số lượng vi sinh vật thu được trong môi trường không khí tại cơ sở Proconco Hưng Yên

Vị trí thu mẫu

Số lượng vi sinh vật (CFU/m3) thu được

A. flavus flavus A. niger A. parasiticus Aspergillus sp. Penicillium sp. B. subtilis Staphylococcus sp. K1 8,7.101 1,1.102 8,0.101 8,7.101 5,8.101 8,5.101 1,7.101 K2 8,3.101 1,0.102 8,0.101 8,8.101 7,3.101 1,0.102 3,0.101 K3 3,3.102 3,6.102 2,0.102 2,1.102 1,5.102 1,7.102 2,3.101 K4 1,7.102 3,3.102 1,8.102 2,0.102 1,6.102 1,8.102 2,3.101 K5 1,4.102 4,0.102 1,9.102 2,3.102 1,6.102 1,7.102 3,3.101 K6 9,7.102 1,7.102 9,3.101 1,3.102 9,0.101 8,3.101 4,5.101 K7 2,7.102 4,7.102 2,0.102 2,1.102 1,7.102 1,9.102 6,5.101 K8 3,2.102 4,4.102 2,0.102 2,4.102 1,7.102 1,9.102 7,2.101 K9 3,2.102 4,6.102 2,1.102 2,5.102 1,7.102 1,8.102 5,8.101

Tương tự như vậy tại Công ty Proconco Hưng Yên cũng được thực hiện các vị trí giống nhaukết quả được thể hiện tại bảng 3.27. Kết quả phân loại cụ thể từng loài nấm mốc và tổng vi khuẩn hiếu khí trong môi trường không khí có nhiều loài nấm mốc có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm như A. niger, A. flavus, A. parasiticus, Penicillium sp.. Vi khuẩn hiếu khí cũng xuất hiện những loài như B. subtilis

Staphylococcus sp. như vậy cho thấy sự đa dạng vi sinh vật trong không khí môi trương lao động, có nguy co gây hại đến người lao động là rất lớn.

Tương tự như hai Công ty trên, Công ty Proconco tại Hải Phòng cũng được thực hiện ngay ngày thứ ba, trong khoảng thời gian này điều kiện thời tiết tại các khu vực này đều gần như nhau đó là nóng và độ ẩm dao động ở mức cao trên 80% đây là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Kết quả quan trắc môi trường không khí và định danh một số khuẩn lạc đặc trưng được thể hiện cụ thể bảng 3.28.

K16 66Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Bảng 3.28. Số lượng vi sinh vật thu được trong môi trường không khí tại cơ sở Proconco Hải Phòng

Vị trí thu mẫu

Số lượng vi sinh vật (CFU/m3) thu được

A. flavus flavus A. niger A. parasiticus Aspergillus sp. Penicillium sp. B. subtilis Staphylococcus sp. K1 1,0.102 1,2.102 5,3.101 9,2.101 7,5.101 8,5.101 2,0.101 K2 9,7.101 1,0.102 7,5.101 9,5.101 6,8.101 1,0.102 1,7.101 K3 3,2.102 3,5.102 2,0.102 2,1.102 1,6.102 1,8.102 2,3.101 K4 2,2.102 4,5.102 1,8.102 2,3.102 1,6.102 1,8.102 2,2.101 K5 3,0.102 4,4.102 1,9.102 2,4.102 1,7.102 1,7.102 3,3.101 K6 1,2.102 1,6.102 9,7.101 1,3.102 8,3.101 1,0.102 3,5.101 K7 3,1.102 4,7.102 2,0.102 2,4.102 1,7.102 1,9.102 4,7.101 K8 3,0.102 4,8.102 2,0.102 2,5.102 1,5.102 1,8.102 6,2.101 K9 3,0.102 4,7.102 2,0.102 2,5.102 1,7.102 1,8.102 5,7.101

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã quan trắc được mật độ vi sinh vật có trong môi trường không khí rất cao, cụ thể tổng số nấm dao động từ 5,0.102

÷ 2,1.103 CFU/m3 không khí và tổng vi khuẩn hiếu khí dao động từ 1,2.102 ÷ 1,0.103CFU/m3, khiso sánh tiêu chuẩn OSHA thì tất cả các vị trí sản xuất đều vượt tiêu chuẩn khoảng 2,1 lần, quan trắc các vị trí trong phòng ban quản lý vẫn có mật độ tổng vi sinh vật trong không khí cao và không đạt tiêu chuẩn cho phép.Dựa vào các quy định giới hạn cho phép như bảng 3.28so sánh thì gần như 9/9 vị trí quan trắc đều có số lượng vi sinh vật cao hơn giới hạn cho phép. Môi trường không khí tại các khu vực sản xuất như sơ chế, nghiền ngô, khu vực nạp liệu có mật độ vi sinh vật rất lớn, còn các vị trí phòng ban quản lý có lượng vi sinh vật thấp hơn.Với đặc thù của công ty sản xuất thức ăn gia súc, nguyên liệu chính hầu hết là ngô, sắn, lạc, đậu tương, đây chính là nguồn cư trú rất nhiều các loài nấmkhác nhau.Khi định danh đã xác định được các chi nấmAspergillussp., Penicilliumsp. … và xác định được các chi vi khuẩn Bacillus sp., Staphylococcus sp.có trong môi trường không khí. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định dạng các loại vi sinh vật có trong môi trường không khí,cụ thể với chi Aspergillus đã xác định được 3 nhóm loài như A. flavus, A. niger, A. paraciticus, trong đóA. niger có tỷ lệ cao nhất. Các vị trí nghiền ngôcó mật độ chi Aspergillus rất cao, như tại cơ sở Hà Nội lần lượt A.flavus 3,3.102 CFU/m3,

A.niger 3,4.102 CFU/m3, A. paraciticus1,9.102CFU/m3 tại cơ sở Hưng Yên là

A.flavus 3,2.102 CFU/m3, A.niger 3,6.102 CFU/m3, A. paraciticus 2,0.102CFU/m3 còn ở cơ sở Hải Phòng:A. flavus 3,2.102CFU/m3, A.niger 3,5.102CFU/m3, A.

K16 67Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

paraciticus 2,0.102CFU/m3. Đây là ba nhóm loài có tỷ lệ sinh độc tố aflatoxin nhiều, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất cao. Trong không khí khi bị hít phải, tiếp xúc thường xuyên có nguy cơ bị bệnh nấm aspergillosis (gây ra trên da, mắt, tai, họng và phổi)[10], [36].Với kết quả quan trắc nấm trong không khí như vậy khi so sánh giới hạn cảnh báo của WHO, Robertson (Mỹ); (Canada 1993)[36]. Cho thấy từng nhóm loài một tại mỗi vị trí này mật độcác loàinấm Aspergillus cao hơn tiêu chuẩn cho phép là từ 3,9 ÷ 7,3 lần. Tương tự như vậy các vị trí khác như sơ chế ngô, nạp liệu và phối trộn đều xác định được mật độ nấm và vi khuẩn đều ở mức cao. Cao nhất vẫn là nhóm loài A. niger, cụ thể ở cơ sở tạiHà Nộivị trí sơ chế ngô là: 4,8.102 CFU/m3, nạp liệu là 4,7.102 CFU/m3, khu vực phối trộn 4,6.102 CFU/m3, tương tự cùng vị trí này mật độ loài nấm A. flavus cũng khá cao như khu vực sơ chế ngô là 3,3.102 CFU/m3, phối trộn 3,3.102 CFU/m3, nạp liệu 3,2.102 CFU/m3 đây là loài nấm có khả năng sinh độc tố aflatoxin lớn. Tương tự như cơ sở Hà Nội tại Hưng Yên và Hải Phòng ở các vị trí này đều rất cao như: cơ sở Hưng Yên vị trí sơ chế ngô A.niger 4,4.102 CFU/m3, A. flavus 3,2.102 CFU/m3 A. parasiticus 2,1.102 CFU/m3, nạp liệu: A.niger 4,7.102 CFU/m3, A. flavus 3,0.102 CFU/m3, A. parasiticus 2,0.102 CFU/m3. Hai vị trí này người lao động tiếp xúc rất nhiều, nguyên liệu ngô được sơ chế ở đây nồng độ bụi, trong đó bụi sinh học rất cao, theo số liệu khám sức khỏe hàng năm của công ty công nhân tại khu vực này tỷ lệ bị viêm họng và bị ho là nhiều nhất, kết quả quan trắc vi sinh vật tại những vị trí này mật độ cao hơn so với các khu vực khác trong công ty, mật độ này cao hơn giới hạn cho phép của WHO nhiều lần, lớn nhất trong số này là mật độ nấm mốc A. niger

cao hơn 9,6 lần so với giới hạn cho phép [10], [36], cảnh báo người lao động làm việc khu vực này cần có các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, đảm bảo vệ sinh môi trường giảm thiểu phát sinh bụi, bụi sinh học, giảm thiểu các yếu tố có nguy cơ gây hại cho người lao động. Ngoài ra còn có các loại nấm khác như

Penicilliumsp.và các loài khác của Aspergillussp., tuy nhiên mật độ không cao bằng những nhóm loài trên. Với mật độ nấm Penicillium sp. dao động từ 5,8.101 ÷ 1,7.102CFU/m3không khí như vậy cũng là rất cao, nhiều loài nấm Penicillium sp. có lợi cho môi trường những cũng không ít loài có hại. Tham khảo từ quy định hướng dẫn của OSHA 3304-04N, 2006 (Occupationl Safety and Health Administration) và hướng dẫn WHO (Dampnees and mold indoor air quality)[36] về chất lượng không khí trong nhà về sự ẩm ướt và nấm mốc, khi người lao động tiếp xúc sớm với nhiều loài nấm, vi khuẩn hiếu khí có trong không khí có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn và phổi.

K16 68Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình và đánh giá sự có mặt của nấm mốc và vi khuẩn hiếu khí trong không khí môi trường lao động (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)