CHƢƠNG II VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.2.3.2. Phương pháp húttrực tiếp
Nguyên lý của phương pháp dùng lực hút chân không để hút không khí, Qua rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã công bố, trong thí nghiệm lấy mẫu vi sinh không khí để nghiên cứu ảnh hưởng hay đánh giá chất lượng của một khu vực hay vị trí nào đó, trong phương pháp của họ có sử dụng thiết bị lấy mẫu là các máy hút chân không, trước nhưng năm 2000 nhiều người đã dùng thiết bị phân tầng của Anderson để lấy mẫu, hiện nay thường sử dụng máy của các hãng chuyên sản xuất
K16 27Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật VT01 VT02 VT03 VT02 VT03 VT01 VT04 VT05
các thiết bị dành cho quan trắc môi trường như: Merck, Spin Air, SAS, SKC. Trong nghiên cứu này sử dụng thiết bị lấy mẫu Spin Air lấy mẫu vi sinh không khí[6]; [10]; [21]; [21].
Thiết kế thí nghiệm để xác định độ lặp lại và độ tái lặp của phương pháp dùng thiết bị lấy mẫu được lập trong một phòng làm việc khoảng 15 ÷ 20 m2 được thiết lập chia đều, chọn 3 vị trí trên mặt phẳng của phòng làm việc, để thực hiện đặt máy lấy mẫu. Thí nghiệm được thực hiện với độ lặp lại của từng vị trí là 5 lần lặp lại và khảo sát lượng mẫu lấy từ 50, 100, 150 và 200 lít không khí.
Độ tái lặp được thực hiện trong thời gian khác tuy nhiên vẫn sử dụng phòng làm việc này để thực hiện thí nghiệm thêm một lượt nữa để xác định độ tái lặp, quy trình thí nghiệm được lặp lại tương tự như thí nghiệm đối với độ lặp lại, chỉ khác nhau về thời gian lấy mẫu[8]; [16]; [28].
Hình 2.2. Sơ đồ lấy mẫu không khí ba vị trí trong phòng