CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN 1 Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 94 - 97)

- Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN 1 Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư:

1. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư:

1.1 Vốn:

Vốn được coi là một nhu cầu lớn và khó giải quyết đối với việc đầu tư, phát triển chính vì vậy, giải pháp chung là huy động mọi nguồn vốn đầu tư để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dược: khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành, theo khả năng có thể, kể cả đầu tư nước ngoài.

Việc thu hút vốn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài, cần có các ưu đãi cụ thể và ổn định, nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Cần chú ý là, đối với các nhà đầu tư, ngoài mục tiêu lợi nhuận tìm kiếm được từ các dự án đầu tư, thì các yếu tố khác như dễ dàng gia nhập hoặc rút khỏi thị trường, kể cả việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, là những yếu tố quan trọng, thúc đẩy họ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hoá dược. Chính vì vậy, giải pháp chung là khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển chú trọng kể cả đầu tư nước ngoài. Cụ thể là:

 Nhà nước có cơ chế cho vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất các dạng thuốc có hoạt chất hoặc dây chuyền sản xuất các dạng bào chế đặc biệt theo quy hoạch này. Danh mục và thứ tự ưu tiên được thể hiện trong Phụ lục II thuộc quy hoạch này

 Đối với việc thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, cần có các ưu đãi cụ thể và ổn định, nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

 Đối với một số dây chuyền hoặc hoạt chất có nhu cầu không cao, vốn đầu tư cho phát triển các sản phẩm này thường thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư không cao, vì vậy, Nhà nước cần xây dựng cơ chế ưu đãi đặc biệt về vốn để các doanh nghiệp thực hiện. Nhà nước cần trực tiếp đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bằng cách cấp tín dụng ưu đãi hoặc bảo lãnh vay vốn nước ngoài..

Trong đó:

- Vốn nhà nước: Tổng vốn đầu tư của các dự án chính của công nghiệp dược giai đoạn từ nay đến 2020 tập trung vào việc xây dựng các trung tâm, nâng cấp các Viện, trường để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp dược (danh mục các dự án theo Phụ lục I)

- Vốn huy động từ doanh nghiệp: Vốn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bào chế thuốc do doanh nghiệp chịu trách nhiệm đầu tư. Vốn huy động từ liên doanh liên kết nước ngoài, nguồn tiền nhàn rỗi của người lao động trong doanh nghiệp cũng là một khoản không nhỏ, có tác dụng bù đắp cho đầu tư phát triển sản xuất ở các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

1.2 Thuế:

Thuế là công cụ quan trọng để điều tiết sản xuất, thúc đẩy đầu tư. Thuế bao gồm: Thuế quan (thuế xuất, nhập khẩu), và thuế đối với sản xuất trong nước. Chính vì vậy, Nhà nước cần quy định bổ sung thêm các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thuế, đất đai, tiền thuê mặt đất, mặt nước đối với các dự án trong lĩnh vực mà Quy hoạch đang khuyến khích đầu tư

- Về thuế quan

Thuế quan (thuế xuất, nhập khẩu) nằm trong khuôn khổ các chính sách thương mại. Chính sách thương mại, thông qua thuế quan, hạn ngạch có thể tác

động tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm của ngành hoặc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ.

Hiện nay, hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp dược, đều rất cần nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, kể cả các loại nguyên, vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được, để duy trì và đẩy mạnh sản xuất. Chính vì vậy, cần giảm hoặc thậm chí miễn thuế đối với những loại nguyên liệu hóa dược cần nhập khẩu để sản xuất các thuốc thiết yếu trong nước chưa sản xuất được phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về thuốc và sản xuất hàng xuất khẩu.

Ở một khía cạnh khác, lại cần hạn chế việc nhập khẩu các loại thành phẩm và sản phẩm mà trong nước đã sản xuất được, để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ của mình trên cơ sở các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

- Về thuế đối với sản xuất trong nước

Thuốc là mặt hàng đặc biệt không chỉ phục vụ cho nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn giữ vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia (trong các tình huống thiên tai, thảm họa…. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thuế ưu đãi đối với sản xuất thuốc thuộc nhóm dược lý đặc biệt, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc biệt dược, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin sinh phẩm hay các loại bao bì cần cho công nghiệp dược. Cụ thể:

 Giảm thuế đối với các loại nguyên liệu sản xuất các dạng bào chế hoặc các thuốc thuộc danh mục trên. (Phục lục II)

 Có dự án giảm thuế lợi tức đối với một số dự án thuộc quy hoạch. Tùy theo việc xem xét tình hình thực tế

 Để khuyến khích xuất khẩu, cho phép các dự án có mục tiêu xuất khẩu được hưởng các ưu đãi vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

 Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế với các doanh nghiệp sản xuất bao bì dược, trang thiết bị dược… Việc này sẽ thu hút và thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên giảm chi phí cho sản xuất bào chế dược.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 94 - 97)