Về cơ chế, chính sách chủ yếu

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 110 - 112)

- Về các vấn đề liên ngành và liên kết doanh nghiệp

3. Về cơ chế, chính sách chủ yếu

Đưa các sản phẩm thuộc nhóm sản xuất thuốc cần đầu tư (kêu gọi đầu tư nước ngoài: Chuyển giao công nghệ, sản xuất nhượng quyền thuốc biệt dược, thuốc có dạng bào chế đặc biệt…) vào danh mục ưu đãi đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước để được hưởng các ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, được giảm giá thuê đất…

Đối với các dự án thuộc nhóm phát triển vùng sản xuất nguyên liệu và sản xuất thuốc thiết yếu từ nguồn nguyên liệu tự nhiên trong nước, cho phép được hưởng một phần mức tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp trong thời hạn dài, đồng thời cho phép khấu hao nhanh để tái đầu tư.

Đối với các dự án thuộc nhóm sản xuất bao bì dược (bao bì cấp 1, Thiết bị sản xuất trong ngành dược có hàm lượng công nghệ cao, để thay thế nhập ngoại) ngoài phần được phép hưởng mức tín dụng ưu đãi, cho phép các dự án phát hành trái phiếu công trình để thu hút đầu tư.

Miễn, giảm thuế lợi tức đối với các dự án sản xuất nhóm thuốc thiết yếu liên quan đến an ninh thuốc.

Cho phép các dự án có mục tiêu xuất khẩu tối thiểu 50% sản lương được hưởng các ưu đãi vay vốn với lãi suất thấp.

Miễn thuế nhập khẩu một số thiết bị máy móc (trong nước chưa sản xuất được) phục vụ sản xuất thuốc công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ gen, vắc xin…).

Lồng ghép các dự án triển khai trên cùng một địa bàn với việc đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở để tăng tính hiệu quả của các dự án, tạo tiền đề cho phát triển các công trình công nghiệp tập trung.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w