Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 70 - 72)

lãnh thổ

Hiện nay, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc không đều trên toàn bộ các khu vực, một số khu vực miền núi, tây nguyên không có các nhà máy sản xuất thuốc tân dược và có số ít các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Dựa vào lợi thế của từng khu vực về tiềm năng nguyên liệu, nhân lực, môi trường, cùng với quy hoạch phát triển hóa dược, cần xây dựng cụ thể là:

+ Đối với các vùng chưa có nhà máy sản xuất thuốc tân dược như vùng miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên tạo cơ chế để khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất tại các vùng này trước mắt với các dạng bào chế đơn giản như viên, cốm, bột không chứa kháng sinh nhóm betalactam, ưu tiên sản xuất các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đối với những vùng nguyên liệu sẵn có.

+ Các vùng, tỉnh tập trung nhiều nhà máy sản xuất dược như: Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh,…định hướng sản xuất các dạng thuốc biệt dược, thuốc chuyên khoa trên các dây chuyền công nghệ đang sản xuất nhưng chưa sử dụng hết công suất.

+ Khuyến khích và kêu gọi đầu tư (trong nước và nước ngoài) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các dạng bào chế với công nghệ cao ở bất kỳ vùng, tỉnh nào thuận lợi cho nhà đầu tư

Bảng 20

Danh mục các vùng, tỉnh ưu tiên khuyến khích xây dựng nhà máy:

STT Vùng Tỉnh

1 Vùng Đông Bắc Thái Nguyên,

Bắc Cạn; Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái 2 Vùng Tây Bắc Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

3 Vùng Tây nguyên Gia Lai,

Kom Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 70 - 72)