Đánh giá về thực trạng công nghiệp bào chế:

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 51 - 52)

13 Dược phẩm 3/2 206 1.88 Vidipha 82 1

2.1.2 Đánh giá về thực trạng công nghiệp bào chế:

A. Thuận lợi:

Trong giai đoạn 2001-2010, công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã liên tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất thuốc trong nước khá cao, trị giá thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ, cho dù gần 90% nguyên liệu hoá-dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay, cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc bao gồm cả thuốc hóa dược và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, trong đó 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược và 80 doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc từ dược liệu ngoài ra còn khoảng 300 cơ sở và hộ cá thể sản xuất thuốc từ dược liệu. Đến nay, sản xuất trong nước đã đáp ứng gần 50% nhu cầu thuốc sử dụng.

Với trên 300 đơn vị tham gia sản xuất thuốc trong nước, đây là lực lượng đủ lớn để tham gia vào sự phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập và một trong những ưu thế của công nghiệp dược Việt Nam.

B. Khó khăn:

Tuy nhiên, chưa có sự đồng đều trong phát triển giữa các doanh nghiệp. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu, phát triển (R&D). Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chủ yếu tập trung ở các vùng đồng bằng, vùng kinh tế lớn, một số tỉnh vùng sâu vùng xa chưa có nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn.

Ngoài sự bất cập trong phân bố địa lý, sản xuất trong nước còn có sự bất cập trong cơ cấu thuốc:

Các doanh nghiệp đầu tư các dây chuyền còn trùng lắp, các công nghệ bào chế hiện đại như: thuốc phòng thích hoạt chất có kiểm soát, thuốc ngấm qua da,... vẫn chưa có doanh nghiệp đầu tư.

Thị trường dược phẩm đối với các doanh nghiệp trong nước còn thu hẹp với số lượng hạn chế các hoạt chất. Các hoạt chất có nhiều SĐK nhất chủ yếu tập trung vào nhóm thuốc kháng sinh, thuốc hạ nhiệt giải đau phi Steroid, vitamin-thuốc bổ. Các hoạt chất thuộc nhóm thuốc chuyên khoa còn ít SĐK như thuốc ung thư, chống động kinh… . SĐK phân bố ở các nhóm dược lý không đều. Có nhóm thuốc được đăng ký rất nhiều như chống nhiễm khuẩn-KST, chống viêm giảm đau phi Steroid, vitamin-thuốc bổ; các nhóm thuốc chuyên khoa có ít SĐK. Tuy không thiếu thuốc trong điều trị nhưng làm hạn chế sự lựa chọn của bác sĩ .

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w