KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 88 - 90)

II Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,85 0,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Huyện Duy Tiên nằm trong vành đai của vùng đô thị Hà Nam, có diện tích tự nhiên là 12.100,35 ha với 127.853 nhân khẩu.Trong giai đoạn 2005 - 2014, nền kinh tế của huyện giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 9,2%; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,37% và bình quân năm 2014 là 13,15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng dần tỷ

trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tương đối ngành nông nghiệp.

2. Sau khi thực hiện qua trình dồn điền đổi thửa (gồm 5 bước) thì công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Duy Tiên có hiệu quả hơn, thể hiện như sau:

- Diện tích đất nông nghiệp sau chuyển đổi năm 2014 giảm 148,37 ha (xã Yên Nam giảm 111,16 ha, xã Trác Văn giảm 6,33 ha).

- Bình quân số thửa đất sản xuất nông nghiệp/hộ giảm từ 3,43 thửa xuống còn 1,85 thửa (xã Yên Nam giảm 1,49 thửa/ hộ; xã Trác Văn giảm 1,43 hộ/ thửa).

3. Ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn điền đổi thửa ở huyện Duy Tiên như sau:

- Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa cho thấy năng suất một số cây trồng chính đều tăng. Việc lựa chọn giống mới, đầu tư thâm canh, cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp cho năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt, cụ thể Trác Văn, năng suất lúa mùa năm 2012 đạt 63,2 tạ/ha, đến năm 2014 đạt 66 tạ/ha. Các cây trồng vụđông được trồng phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn: năm 2012, xã Châu Giang trồng khoai tây đạt năng suất 134 tạ/ha tăng lên 140 tạ/ha vào năm 2014. Bên cạnh đó, do các yếu tố như bố trí thời vụ, chủ động được tưới tiêu, khả

năng kiểm soát dịch hại, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, áp dụng khoa học kỹ thuật… cũng làm cho năng suất cây trồng tăng lên.

- Hiệu quả kinh tế sử dụng đất tăng thêm từ 15-30%. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,9 lên 2,3 lần. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha gieo trồng của các cây trồng chính tăng 28-35% so với trước dồn điền đổi thửa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 - Hiệu quả xã hội: do tăng vụđã tăng hiệu suất sử dụng lao động. Mặt khác do áp dụng cơ giới hóa đã giải phóng lao động để phát triển các ngành nghề thủ

công như mộc dân dụng, thêu ren... tăng thêm thu nhập.

- Hiệu quả môi trường: do thay đổi kiểu sử dụng đất, kết hợp luân canh giữa cây trồng cạn và cây lúa đã bảo vệđộ phì cho đất; nâng cao diện tích che phủ; giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân vô cơ trên 1 ha gieo trồng.

- Hệ thống giao thông nội đồng được nâng cấp, diện tích thửa đất lớn tạo

điều kiện cơ giới hóa sản xuất trồng trọt.

4. Để khuyến khích dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Giải pháp về chính sách; Giải pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu sản xuất; Giải pháp tuyên truyền.

2. Kiến nghị

1. Trong quá trình triển khai dồn điền đổi thửa cần có chính sách hỗ trợ trong việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng để khuyến khích thực hiện việc dồn điền đổi thửa.

2. Tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ vốn vay với lãi xuất ưu đãi, giúp các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Định hướng cho các nông hộ phát triển sản xuất theo quy hoạch, có hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh sản xuất tự phát.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)