II Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 0,85 0,
4. LUT chuyên rau
3.3.4. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến các vấn đề khác
3.3.4.1. Dồn điền đổi thửa giúp quy hoạch lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội
đồng, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đa dạng hóa nông nghiệp
Cùng với công tác dồn điền đổi thửa là việc quy hoạch hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch lại thuận tiện cho sản xuất. Giao thông nội đồng được quy hoạch mở rộng các phương tiện vận chuyển, sản xuất có thểđi đến tận thửa.
Hệ thống thuỷ lợi nội đồng cũng được quy hoạch cơ bản đáp ứng nhu cầu chủ động tưới tiêu của nông dân. Hệ thống thuỷ lợi được hoàn thiện hơn, hạn chế được tình trạng lãng phí nước, hệ thống kênh mương chính đã được kiên cố bê tông hoá đưa tỷ lệ tưới tiêu lên đến trên 90%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Bảng 3.15. Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi trước và sau dồn điền
ĐVT: ha Số TT Xã Trước dồn điền đổi thửa dồQuy hon điền ạđổch sau i thửa Biến động Giao
thông Thuỷ lợi thông Giao Thuỷ lợi thông Giao Thulợi ỷ 1 Yên Nam 64,26 42,84 70,69 38,56 6,43 -4,28 2 Châu Giang 32,51 21,67 35,76 19,5 3,25 -2,17 3 Duy Hải 37,15 24,76 40,86 22,29 3,71 -2,48 4 Tiên Nội 19,88 13,25 21,86 11,93 1,99 -1,33 5 Trác Văn 71,73 47,82 78,9 43,04 7,17 -4,78 6 Tiên Ngoại 63,87 42,58 70,26 38,32 6,39 -4,26 7 Yên Bắc 53,59 16,08 61,63 15,27 8,04 -0,80 8 Mộc Bắc 30,51 9,15 35,09 8,70 4,58 -0,46 9 Duy Hải 25,86 7,76 29,74 7,37 3,88 -0,39 10 Chuyên Ngoại 32,23 9,67 37,06 9,18 4,83 -0,48 11 Châu Sơn 19,34 5,80 22,24 5,51 2,90 -0,29 12 Tiên Phong 5,77 1,73 6,63 1,64 0,87 -0,09 13 Đọi Sơn 24,70 7,41 28,41 7,04 3,71 -0,37
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường
Kết quảở Bảng 3.15 cho thấy:
- Hầu hết các xã diện tích đất giao thông đều có sự thay đổi và đều tăng so với trước dồn điền đổi thửa từ 6,43 ha ở xã Yên Nam đến 7,17 ở xã Trác Văn. Tuy nhiên diện tích đất thuỷ lợi lại giảm mạnh ơ Yên Nam giảm 4,28 ha do thực hiện quy hoạch lại hệ thống kênh mương nội đồng và việc bê tông hóa hệ thống mương nội đồng nhanh sau dồn điền đổi thửa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 Mức tăng của diện tích đất giao thông thuỷ lợi biến động khác nhau từ tuỳ
thuộc vào tình trạng hiện nay của hệ thống giao thông thuỷ lợi và nhu cầu quy hoạch trong tương lai. Các xã quy hoạch và chuyển đổi đất sang một số hoạt động chuyên môn hoá như nuôi trồng thuỷ sản, mô hình trang trại kết hợp chăn nuôi thì diện tích
đất giao thông, thuỷ lợi tăng lên cao hơn nhiều so với các xã khác.
Việc quy hoạch mở rộng diện tích đất giao thông thuỷ lợi đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế/ đơn vị diện tích của các nông hộ. Với việc tu bổ, mở rộng, kiên cố hóa các tuyến kênh tưới, tiêu làm giảm tỷ lệ thất thoát nước, góp phần chủ động tưới trong mùa khô hạn, tiêu trong mùa mưa bão. Nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy 1 vụ nay nhờ có hệ thống tưới tiêu tương đối hoàn thiện đã được cải tạo tăng vụ. Đối với việc mở rộng đất giao thông nội đồng góp phần giảm nhẹ công thu hoạch cũng như chăm sóc của các nông hộ, phần lớn ô thửa đều giáp với những bờ vùng, bờ thửa lớn phương tiện cơ giới có thể tiếp cận.
3.3.4.2. Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác QLNN vềđất đai
Công tác DĐĐT còn góp phần cho cơ quan quản lý nhà nước vềđất đai các cấp thực hiện nghiêm túc, đảm bảo cũng như quản lý chặt chẽ các nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê kiểm kê, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,… Quá trình thực hiện các nội dung trên sau DĐĐT được thực hiện đồng bộ, đảm bảo cho các cơ quan Nhà nước thuận lợi trong quản lý, đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất, sựổn định trong quá trình sử dụng đất, yên tâm đầu tư vào sản xuất của người sử dụng đất có liên hệ chặt chẽ với quá trình quản lý Nhà nước về đất đai. Trong giai đoạn hiện nay, tuy công tác quản lý đất đai ngày càng được đảm bảo, chặt chẽ và nâng cao hiệu quả nhưng do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn tới việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ thì việc DĐĐT lại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo diện tích đất lúa và an ninh lương thực góp phần quan trọng cho quá trình quản lý Nhà nước vềđất đai của cả cơ quan quản lý và người sử dụng đất được thuận lợi, ổn định, phù hợp với mục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 tiêu chung. Ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến công tác QLNN về đất đai xuất được thể hiện ở Bảng 3.16 Bảng 3.16 Ảnh hưởng của DĐĐT đến công tác QLNN vềđất đai TT Chỉ tiêu Trướđiềc dn ồn đổi thửa Sau dồn điền đổi thửa 1 Số tờ BĐĐC 390 390 2 Số sổ mục kê 39 26 3 Số sổĐC 13 13 4 Số sổ cấp GCNQSD đất 13 13 5 Số vụ KNTC liên quan đến đất NN 12 7 6 Squan ố vụđế lấn n, chiđất NN ếm, tranh chấp liên 4 2
3.3.4.3. Trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quá trình DĐĐT góp phần khá quan trọng trong công tác lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và sử dụng đất nói chung của các xã cũng như cả huyện Duy Tiên. Qua quá trình này việc xây dựng các khu vực chuyên canh, thâm canh theo định hướng sử dụng đất được thực hiện triệt để, đúng và phù hợp với định hướng sử dụng đất. Đồng thời với quá trình DĐĐT của huyện Duy Tiên luôn gắn với việc quy hoạch lại đồng ruộng và một số mục đích đất chuyên dùng khác góp phần đưa công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu chung; các loại đất chính phát huy tác dụng trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau DĐĐT là đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng và quỹ đất công ích của UBND cấp xã, loại đất công ích này được quy hoạch lại ổn định, gom thành các khu vực thuận tiện cho việc chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch (gần các trục đường giao thông, gần các điểm dân cư nông thôn, chợ đầu mối,…) hoặc các khu vực có điều kiện để phát triển mô hình kinh tế trang trại kết hợp, thâm canh cây màu, rau màu,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
3.3.4.4. Dồn điền đổi thửa tác động đến gia tăng máy móc và cơ giới hoá
Việc tiến hành dồn điền đổi thửa sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động. Việc áp dụng cơ giới hoá vào trong sản xuất nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với quá trình dồn điền đổi thửa cũng như xu thế CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Trước đây, do ruộng đất còn manh mún, phân tán nên đã gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất, sau dồn điền đổi thửa diện tích các thửa tăng lên, tập trung hơn nên việc áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất có rất nhiều thuận lợi, mọi việc cấy, gặt đều tập trung ở một chỗ, giảm hẳn các khoản chi phí, nhân công, hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp
Hình 3.6. Đưa cơ giới vào sản xuất ở xã Yên Nam