Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 38 - 41)

+ Kỹ thuật về giống cây trồng:

Đây là vấn đề luôn được quan tâm của mọi nền sản xuất nông nghiệp là làm sao để tạo ra được giống cây trồng mới có sản lượng, chất lượng cao, thích hợp ở

nhiều điều kiện về đất đai khí hậu khác nhau. Giống cây trồng tác động trực tiếp

đến hiệu quả sử dụng đất, giống tốt và thích hợp thì mới cho năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, giá bán cao, tăng thu nhập của người sản xuất, làm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Trình độ của người lao động:

Người lao động có trình độ, tiếp thu tốt những kỹ thuật canh tác, tìm ra thị

trường tiềm năng cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng dễ dàng áp dụng được những loại máy móc sử dụng trong trồng trọt: máy cày, máy tuốt lúa.

+ Trình độ kỹ thuật được áp dụng trong canh tác:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 theo đó cũng tăng lên, chất lượng nông sản tăng. Mặt khác, kết hợp trồng cây xen vụ tăng vụ cũng làm tăng sản lượng thu hoạc được trên đất sử dụng cũng là yếu tố

tác động đến hiệu quả sử dụng đất.

1.5. Tình hình dồn điền đổi thửa tại tỉnh Hà Nam

Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình bằng vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế

hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ nông dân được công nhận như là một đơn vị kinh tế

tự chủ, tự do hóa thị trường cũng như các tư liệu sản xuất, được giao đất sử dụng ổn

định, lâu dài.. Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nông nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định.

Tại tỉnh Hà Nam, đất trồng cây hàng năm được chia thành 6 hạng. Đất đai

được chia bình quân theo bình quân theo nhân khẩu. Những tiêu chuẩn khác cũng

được xem xét khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ

lợi, khoảng cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai.

Theo báo cáo của các huyện, thành phố kết quả thực hiện công tác dồn đổi ruộng đất, kinh phí được hỗ trợđầu tư phục vụ công tác dồn đổi ruộng đất. Tính đến ngày 12 tháng 12 năm 2014 kết quảđạt được như sau:

Trên địa bàn toàn tỉnh có 88 xã, thị trấn thực hiện công tác DĐRĐ theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

- Số xã hoàn thành xong dồn đổi ruộng đất: 65/88 xã (Duy Tiên: 12/13 xã, Thanh Liêm: 14/17 xã, Phủ Lý: 01/3 xã, Bình Lục: 17 xã/18 xã, Lý Nhân: 8/22 xã Kim Bảng: 13/15 xã).

- Số xã đang thực hiện DĐRĐ chưa xong: 23 xã (Duy Tiên: 01 xã, Thanh Liêm: 03 xã, Phủ Lý: 02 xã, Bình Lục: 01 xã, Lý Nhân: 14 xã, Kim Bảng: 02 xã).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 - Số thôn xóm đang giao, chia ruộng tại thực địa: 119 thôn (xóm).

- Số hộ tham gia dồn đổi: 164.700 hộ/ 175.430 hộ. - Số hộđã dồn đổi xong: 143.231 hộ.

- Tổng diện tích đất nông nghiệp tham gia dồn đổi: 36.381,05 ha/88 xã. - Tổng diện tích đất nông nghiệp đã thực hiện dồn đổi xong: 30.709,78 ha/36.381,05 ha tham gia dồn đổi. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp giao ổn định cho hộ dân đã dồn đổi xong: 28.045,37 ha (gồm đất ngoài đồng: 25.069,11 ha, đất trong khu đa canh: 1.021,04 ha, đất trong khu dân cư: 1.955,21 ha)

+ Đất công ích UBND xã quản lý: 2.664,41 ha (gồm đất ngoài đồng: 1876,39 ha, đất trong khu đa canh: 432,08 ha, đất trong khu dân cư: 355,94 ha)

- Tổng số thửa đất nông nghiệp sau dồn đổi: 238.671 thửa/ 630.402 thửa đất tham gia dồn đổi ruộng đất.

- Tổng diện tích đất bán vị trí nhận đất nông nghiệp: 168,72 ha.

- Bình quân số thửa/ hộ sau dồn đổi: 1,67 thửa/hộ (không tính đất mạ, đất màu). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng kinh phí đề nghị tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/ha: 36.381,05 triệu đồng - Kinh phí đã được tỉnh hỗ trợ: 27.740,17 triệu đồng.

- Kinh phí đề nghị tỉnh hỗ trợ tiếp: 8.640,88 triệu đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của công tác dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 38 - 41)